https://kevesko.vn/20230420/trua-nay-viet-nam-xuat-hien-hien-tuong-thien-van-sieu-hiem-22533138.html
Trưa nay, Việt Nam xuất hiện hiện tượng thiên văn siêu hiếm
Trưa nay, Việt Nam xuất hiện hiện tượng thiên văn siêu hiếm
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Trưa nay, những người yêu thiên văn tại Việt Nam có thể quan sát hiện tượng nhật thực “lai” vào lúc 11h20. 20.04.2023, Sputnik Việt Nam
2023-04-20T12:08+0700
2023-04-20T12:08+0700
2023-04-20T12:08+0700
việt nam
thông tin
thiên văn
mặt trời
hệ mặt trời
vũ trụ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/03/70/037019_0:93:1788:1099_1920x0_80_0_0_21687748af5e4b20e6aab5ed78e334a0.jpg
Nhật thực lai (hybrid solar eclipse) gồm nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Khi nhật thực lai xảy ra, một số vùng trên Trái Đất sẽ quan sát được pha toàn phần, một số vùng khác sẽ quan sát được pha hình khuyên, một số nơi khác nữa chỉ thấy được pha một phần).Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), người yêu thiên văn Việt Nam có thể quan sát được pha một phần.Khu vực các tỉnh miền Bắc và miền Trung của nước ta sẽ không nằm trong vùng xem được hiện tượng này. Người dân các tỉnh phía Nam, từ Quảng Trị trở vào Nam có thể quan sát. Thuận lợi nhất là các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.Nhưng ngay cả khi chúng ta quan sát từ các khu vực tỉnh thành này thì độ che khuất cũng chỉ là 8% (tức Mặt Trời chỉ bị che mất 8%), con số này ở TP.HCM là 5%.Tại TP.HCM, nhật thực bán phần bắt đầu vào lúc 10h36’ ngày 20/4, đạt cực đại với độ che phủ 5,38% vào lúc 11h20’ và kết thúc vào lúc 12h6’.Trong khi đó, ở quần đảo Trường Sa, người dân có thể quan sát nhật thực với độ che phủ lên tới khoảng 20%. Đây là xu hướng chung của nhật thực lai lần này, khi vùng nhìn thấy được pha nhật thực hình khuyên và toàn phần rất hẹp, đa phần trên biển.Chuyên gia khuyến cáo người dân khi xem nhật thực “lai” không được nhìn thẳng mặt trời bằng mắt thường, mà phải sử dụng các loại thiết bị bảo vệ mắt giúp tránh những ảnh hưởng do bức xạ có hại từ Mặt trời.
https://kevesko.vn/20230103/viet-nam-don-nam-moi-voi-mua-sao-bang-quadrantids-20408787.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/03/70/037019_100:0:1689:1192_1920x0_80_0_0_25fefc3f6a0fcd2557cba27e45ef2501.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, thiên văn, mặt trời, hệ mặt trời, vũ trụ
việt nam, thông tin, thiên văn, mặt trời, hệ mặt trời, vũ trụ
Trưa nay, Việt Nam xuất hiện hiện tượng thiên văn siêu hiếm
HÀ NỘI (Sputnik) - Trưa nay, những người yêu thiên văn tại Việt Nam có thể quan sát hiện tượng nhật thực “lai” vào lúc 11h20.
Nhật thực lai (hybrid solar eclipse) gồm nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Khi nhật thực lai xảy ra, một số vùng trên Trái Đất sẽ quan sát được pha toàn phần, một số vùng khác sẽ quan sát được pha hình khuyên, một số nơi khác nữa chỉ thấy được pha một phần).
Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), người yêu
thiên văn Việt Nam có thể quan sát được pha một phần.
Khu vực các tỉnh miền Bắc và miền Trung của nước ta sẽ không nằm trong vùng xem được hiện tượng này. Người dân các tỉnh phía Nam, từ Quảng Trị trở vào Nam có thể quan sát. Thuận lợi nhất là các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.
Nhưng ngay cả khi chúng ta quan sát từ các khu vực tỉnh thành này thì độ che khuất cũng chỉ là 8% (tức
Mặt Trời chỉ bị che mất 8%), con số này ở TP.HCM là 5%.
Tại TP.HCM, nhật thực bán phần bắt đầu vào lúc 10h36’ ngày 20/4, đạt cực đại với độ che phủ 5,38% vào lúc 11h20’ và kết thúc vào lúc 12h6’.
Trong khi đó, ở quần đảo
Trường Sa, người dân có thể quan sát nhật thực với độ che phủ lên tới khoảng 20%. Đây là xu hướng chung của nhật thực lai lần này, khi vùng nhìn thấy được pha nhật thực hình khuyên và toàn phần rất hẹp, đa phần trên biển.
Chuyên gia khuyến cáo người dân khi xem nhật thực “lai” không được nhìn thẳng mặt trời bằng mắt thường, mà phải sử dụng các loại thiết bị bảo vệ mắt giúp tránh những ảnh hưởng do bức xạ có hại từ Mặt trời.