Biến động kiều hối: Việt Nam – xứng đáng với vị thế “con hổ mới châu Á”

© Fotolia / ChachaniṭĐồng Việt Nam
̣Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2023
Đăng ký
Việt Nam, đất nước được đánh giá xứng đáng vươn tới vị thế “con hổ mới châu Á”, tiếp tục là một trong 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới.
Kết thúc quý I/2023, lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 2,119 tỷ USD, tăng 19,41% so với quý I/2022.

Kiều hối đổ về TP.HCM tăng mạnh

Ngày 21/4, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, trong quý 1-2023, lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 2,119 tỷ USD, tăng 19,41% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo lãnh đạo NHNN chi nhánh TP.HCM, lượng kiều hối chuyển về TP.HCM trong 3 tháng đầu năm có mức tăng trưởng cao, bằng khoảng 32% tổng lượng kiều hối chuyển về địa bàn trong năm 2022.
Nguồn kiều hối chủ yếu được chuyển về từ khu vực châu Á do khu vực này ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Đặc biệt, đây cũng là khu vực có lượng kiều hối chuyển về TP.HCM tăng mạnh trong quý 1-2023, tăng đến 84% so với cùng kỳ, trong khi các khu vực khác như châu Mỹ, châu Phi, châu Đại dương kiều hối chuyển về giảm do điều kiện kinh tế khó khăn và lạm phát tăng.
Cũng cần lưu ý rằng, việc kiều hối gửi về TP. Hồ Chí Minh trong quý vừa qua tăng trưởng 19,41% là kết quả tích cực trong bối cảnh hiện nay.
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.10.2022
“Con hổ châu Á mới”. Điều gì làm nên sức mạnh của Việt Nam?
Nguồn lực này sẽ cùng với các nguồn vốn khác từ nền kinh tế, góp phần vào phát triển sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ cũng như tham gia vào các thị trường, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Đồng thời, đây cũng là điểm sáng phản ánh môi trường đầu tư đất nước ngày càng thuận lợi, cho thấy sự quan tâm và lòng yêu nước của kiều bào, sự chịu khó và tích lũy của người lao động Việt Nam tại nước ngoài.

Biến động nguồn kiều hối

Kiều hối là sự dịch chuyển của dòng tiền từ kiều bào hoặc từ người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài gửi về cho người thân, gia đình.
Các loại tài sản được xem là kiều hối gồm: tiền hoặc các loại giấy tờ có giá, có đơn vị ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế.
Đối với các nước, đặc biệt là quốc gia đang phát triển, kiều hối mang lại những lợi ích tích cực và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.
Trong hai năm gần đây, những khó khăn do đại dịch, do khủng hoảng kinh tế, do xung đột địa chính, do lạm phát… trên thế giới được phản ánh rất rõ qua sự biến động của nguồn kiều hối chuyển về qua từng năm.
Như Sputnik đã thông tin, số liệu được NHNN chi nhánh TP.HCM công bố chính thức cho thấy, lượng kiều hối gửi về TP. HCM năm 2022 đạt 6,603 tỷ USD.
Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga D. Chernyshenko thăm Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2023
Việt Nam chọn con đường riêng của mình
Trước đó, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) TP.HCM cũng xác nhận, năm 2022, lượng kiều hối chuyển về chỉ tính riêng trên địa bàn TP. HCM đạt 6,603 tỷ USD (số liệu chính thức), giảm 6,67% so với năm 2021.
Nguyên nhân chính chủ yếu là do khó khăn kinh tế của một số quốc gia và khu vực kinh tế, xuất phát từ xung đột địa chính trị, giá dầu mỏ tăng cao, lạm phát và suy giảm kinh tế…
“Tất cả các yếu tố này tác động trực tiếp đến thu nhập, đến tích lũy và tiết kiệm của kiều bào, của người lao động, làm giảm lượng kiều hối chuyển về trong năm”, theo đại diện NHNN chi nhánh TP.HCM.
Trong khi đó, thống kê cho thấy, tổng lượng kiều hối về Việt Nam năm 2022 tăng trưởng gần 5% so với năm 2021 và đạt gần 19 tỷ USD.
Cụ thể, theo báo cáo về Di trú và Phát triển do Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư (KNOMAD) thực hiện, Việt Nam - đất nước được đánh giá xứng đáng vươn tới vị thế “con hổ mới châu Á” - tiếp tục là một trong 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới.

Báo cáo nêu rõ: “Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu trong 2 năm qua, đi kèm với lạm phát leo thang tại nhiều quốc gia, dòng kiều hối về Việt Nam vẫn khá ổn định so với các năm trước”.

Theo số liệu của WB và KNOMAD, tổng lượng kiều hối về Việt Nam tăng trưởng gần 5% trong năm 2022 và từ 3,6 - 4,5% trong năm tiếp theo, sau khi ghi nhận mức tăng 5% trong năm 2021.
Mức tăng này tương đương khoảng 1 tỷ USD và đạt gần 19 tỷ USD, nằm trong top 3 quốc gia nhận tiền kiều hối nhiều nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thuộc top 10 quốc gia trên thế giới về nhận kiều hối.
 Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.01.2023
Tổng kết 2024 và Dự báo 2025
"Con hổ Việt Nam" lọt top 10 thế giới về kiều hối
Đặc biệt, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều không chỉ giúp cho các ngân hàng gia tăng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ, mà còn phục vụ chính sách thu hút nguồn ngoại tệ cho Việt Nam, giúp ngành ngân hàng tăng dự trữ ngoại hối.
Trong tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam hàng năm, Mỹ là quốc gia có số lượng người Việt Nam nhập cư và sinh sống nhiều nhất, tiếp đó là Anh, Australia, Canada.
Còn về xuất khẩu lao động, lượng kiều hối chủ yếu đến từ các thị trường xuất khẩu lao động chính như Nhật Bản, Hàn Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).

Thu hút kiều hối đổ về

Bên cạnh dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), kiều hối là nguồn lực vàng đối với phát triển kinh tế xã hội đất nước cũng như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đồng thời hỗ trợ và phát huy hiệu quả chính sách tiền tệ của NHNN, nhất là tăng dự trữ nguồn ngoại tệ.
Tuy nhiên, đây là nguồn lực từ tích lũy, từ tiết kiệm và thu nhập của kiều bào, của người lao động nước ngoài gửi về. Do đó, ngoài yếu tố cơ chế chính sách về ngoại hối; về lao động nước ngoài; về môi trường cũng như mạng lưới và dịch vụ chi trả, thì kiều hối còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và khu vực trên thế giới nơi kiều bào sinh sống, người lao động làm việc.
Việt Nam đã có nhiều chính sách phù hợp hơn đối với kiều bào và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để khơi dòng kiều hối.
Tham vọng lợi nhuận vạn tỷ, VPBank lên kế hoạch tăng vốn khủng - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2023
4 ngân hàng yếu kém bị chuyển giao bắt buộc, Vietcombank, VPBank, MSB sẽ có biến động?
Nhiều ngân hàng cũng như công ty kiều hối không ngừng đa dạng hóa các kênh chi trả, nhằm tạo thuận lợi cho bên nhận và gửi tiền. Bên cạnh các hình thức nhận kiều hối truyền thống như nhận tại nhà, tại quầy, nhận qua tài khoản, gần đây đã xuất hiện hình thức nhận qua ví điện tử.
Chẳng hạn, Công ty Kiều hối Đông Á vừa triển khai việc chi trả kiều hối qua ví điện tử MoMo. Người gửi tiền có thể chọn hình thức chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản MoMo của người thân tại Việt Nam. Sau đó người nhận có thể rút tiền về tài khoản ngân hàng đang liên kết với tài khoản MoMo ngay khi nhận được tiền.
Hôm 20/3, Western Union và ví MoMo cũng đã công bố hợp tác, theo đó tại Việt Nam có thể nhận các giao dịch chuyển quốc tế Western Union từ nước ngoài với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ qua dịch vụ của MoMo.
Thông qua “cái bắt tay” của MoMo với Western Union, hàng chục triệu người dùng MoMo ở Việt Nam sẽ chỉ mất khoảng 1 phút để nhận tiền quốc tế từ nước ngoài gửi về. Dịch vụ này thậm chí còn hỗ trợ cho cả những giao dịch chuyển tiền nhỏ, từ 10 USD, 20 USD.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала