https://kevesko.vn/20230121/con-ho-viet-nam-lot-top-10-the-gioi-ve-kieu-hoi-20729505.html
"Con hổ Việt Nam" lọt top 10 thế giới về kiều hối
"Con hổ Việt Nam" lọt top 10 thế giới về kiều hối
Sputnik Việt Nam
Việt Nam, đất nước được đánh giá xứng đáng vươn tới vị thế "con hổ mới châu Á", tiếp tục là một trong 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới, theo... 21.01.2023, Sputnik Việt Nam
2023-01-21T23:11+0700
2023-01-21T23:11+0700
2023-01-21T23:11+0700
tổng kết 2023 và dự báo 2024
việt nam
kinh tế
chiến lược phát triển kinh tế
chính sách
tiền tệ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0a/0e/9592847_0:161:3071:1888_1920x0_80_0_0_8fa8706f234f358b57b53e6fae2fa9a1.jpg
Tổng lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2022 tăng trưởng 4,4% so với năm 2021 và từ 3,6 - 4,5% trong năm 2023. Đây là nguồn thu ngoại tệ quan trọng đảm bảo cung cầu ngoại tệ, điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá và lãi suất của đất nước.Việt Nam là một trong 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất trên thế giớiKiều hối là sự dịch chuyển của dòng tiền từ kiều bào hoặc từ người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài gửi về cho người thân, gia đình.Các loại tài sản được xem là kiều hối gồm: tiền hoặc các loại giấy tờ có giá, có đơn vị ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế. Đối với các nước, nhất là quốc gia đang phát triển, kiều hối mang lại những lợi ích tích cực và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.Báo cáo về Di trú và Phát triển do World Bank và KNOMAD thực hiện nhận định trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu trong 2 năm vừa qua, đi kèm với lạm phát leo thang tại nhiều quốc gia, dòng kiều hối về Việt Nam vẫn khá ổn định so với các năm trước.Cụ thể, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới và KNOMAD, tổng lượng kiều hối về Việt Nam tăng trưởng gần 5% trong năm 2022 và từ 3,6%-4,5% trong năm tiếp theo, sau khi ghi nhận mức tăng 5% trong năm 2021.Mức tăng này tương đương khoảng 1 tỷ USD và đạt gần 19 tỷ USD. Như vậy, với con số ấn tượng này, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia nhận tiền kiều hối nhiều nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thuộc top 10 quốc gia trên thế giới về nhận kiều hối.Trong số 63 tỉnh/thành phố, thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu về lượng kiều hối của cả nước.Như Sputnik đã từng thông tin, đánh giá về lượng kiều hối năm 2022 đổ về TP.HCM, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, lượng kiều hối đổ về thành phố năm nay dự báo đạt khoảng 6,8 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng của kiều hối về Thành phố Hồ Chí Minh năm nay tuy thấp hơn năm ngoái, nhưng vẫn là mức tốt. Đây là một nguồn thu ngoại tệ vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo cân đối cung-cầu ngoại tệ, góp phần quan trọng trong việc phát huy chính sách tiền tệ, tỷ giá và lãi suất trong bối cảnh áp lực tăng tỷ giá.Bên cạnh đó, theo đại diện nhà điều hành, dòng kiều hối đổi về lớn là một tín hiệu tích cực về nguồn lực tài chính giúp Việt Nam có thể bù đắp, giảm thiểu sự ảnh hưởng của của suy thoái kinh tế đất nước.Thời gian qua, lãnh đạo các ngân hàng, công ty chứng khoán, định chế tài chính nhận định, lượng kiều hối về Việt Nam đã tăng mạnh trong những tháng cuối năm do yếu tố mùa vụ bởi cuối năm là thời điểm người Việt lao động ở nước ngoài, kiều bào gửi tiền về Việt Nam hỗ trợ người thân hoặc đầu tư, sản xuất kinh doanh.Ghi nhận trong những năm gần đây, lượng kiều hối chuyển về vào dịp Tết thường tăng khoảng 20%-25% so với các tháng trong năm. Theo số liệu từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải (MSB) cho hay, lượng kiều hối cuối năm tăng khoảng 30% so với các quý khác trong năm và ngân hàng luôn có các chương trình khuysn mãi hấp dẫn để thu hút lượng tiền này.Cụ thể, TTXVN dẫn lời bà Nguyễn Hải Vân - Giám đốc Giải pháp phi tín dụng MSB, cho biết khi khách hàng nhận tiền kiều hối và thực hiện gửi tiết kiệm tại quầy sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi cao hơn so với khách hàng thông thường lên đến 0,5%.Về phía một số công ty hoạt động trong lĩnh vực kiều hối cho rằng số lượng kiều hối tăng lên những tháng cuối năm một phần đến từ sự phát triển các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, cùng với đó là chi phí chuyển tiền cũng ở mức hợp lý hơn so với trước đây.Kiều hối như một động lực thúc đẩy phát triển kinh tếNhư đã đề cập, đối với Việt Nam, kiều hối được xác định là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội.Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, nguồn kiều hối đạt mức kỷ lục trong năm 2022 có tác động rất tích cực đối với sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội.Trước hết, theo ông Ánh, kiều hối giúp Việt Nam ổn định và cân đối cán cân tài khoản vãng lai. Ngoài ra, thông qua cân đối cán cân tài khoản vãng lai, cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam cũng ở trạng thái tích cực nhờ nguồn kiều hối này.Thực tế, theo các chuyên gia, tại Việt Nam, nếu so với nguồn thu từ xuất khẩu thì kiều hối là khá nhỏ, tuy nhiên nếu so với xuất khẩu ròng thì nguồn thu kiều hối lại lớn hơn rất nhiều lần, thậm chí nguồn thu kiều hối hiện đã tương đương và gần đây cao hơn so với nguồn vốn giải ngân FDI.Cụ thể, tổng kiều hối từ năm 1993 (năm đầu tiên Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài) đến nay đạt hơn 200 tỷ USD so với khoảng 190 tỷ USD FDI được giải ngân từ năm 1986 đến nay. Trong giai đoạn hơn 10 năm (2011-2022), lượng kiều hối chuyển về Việt Nam có tỷ lệ tăng trung bình khoảng 7%/năm. Những kết quả đóng góp vào nền kinh tế những năm qua phản ánh vai trò rất quan trọng của kiều hối cho nền kinh tế Việt Nam.Kiều hối chuyển về Việt Nam ngày càng nhiềuHiện nay, kiều hối chuyển về Việt Nam qua hai kênh chủ yếu là ngân hàng thương mại và các công ty kiều hối. Đặc biệt, thời gian gần đây, việc mở rộng dịch vụ chuyển tiền 24/7 tại một số quốc gia cũng góp phần vào tăng trưởng kiều hối chi trả qua hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, chi phí cao hơn so với các dịch vụ chuyển tiền khác cũng tạo rào cản để dòng kiều hối về nước kém minh bạch và đầy đủ hơn.Phía các nhà băng cùng chung nhận định, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều không chỉ giúp cho các ngân hàng gia tăng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ, mà còn phục vụ chính sách thu hút nguồn ngoại tệ cho Việt Nam, giúp ngành ngân hàng tăng dự trữ ngoại hối.Trong tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam hàng năm, Mỹ là quốc gia có số lượng người Việt Nam nhập cư và sinh sống nhiều nhất, tiếp đó là Anh, Úc, Canada. Còn về xuất khẩu lao động, lượng kiều hối chủ yếu đến từ các thị trường xuất khẩu lao động chính như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.Năm 2021, bất chấp đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng lượng kiều hối về Việt Nam vẫn đạt khoảng 12,5 tỷ USD, đứng thứ 8 thế giới và đứng thứ 3 khu vực châu Á - Thái Bình Dương (theo thống kê của WB và KNOMAD).
https://kevesko.vn/20230101/nam-2022-kinh-te-viet-nam-tang-truong-top-dau-the-gioi-20389844.html
https://kevesko.vn/20230119/dua-theo-ho-chau-a-bai-hoc-dai-loan-de-phat-trien-kinh-te-viet-nam-20686130.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0a/0e/9592847_171:0:2900:2047_1920x0_80_0_0_737f5402ea6344cf7a22e08fb63c8f4f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế, chính sách, tiền tệ
việt nam, kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế, chính sách, tiền tệ
Tổng lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2022 tăng trưởng 4,4% so với năm 2021 và từ 3,6 - 4,5% trong năm 2023. Đây là nguồn thu ngoại tệ quan trọng đảm bảo cung cầu ngoại tệ, điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá và lãi suất của đất nước.
Việt Nam là một trong 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới
Kiều hối là sự dịch chuyển của dòng tiền từ kiều bào hoặc từ người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài gửi về cho người thân, gia đình.
Các loại tài sản được xem là kiều hối gồm: tiền hoặc các loại giấy tờ có giá, có đơn vị ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế. Đối với các nước, nhất là quốc gia đang phát triển, kiều hối mang lại những lợi ích tích cực và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.
Báo cáo về Di trú và Phát triển do World Bank và KNOMAD thực hiện nhận định trong bối cảnh
đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu trong 2 năm vừa qua, đi kèm với lạm phát leo thang tại nhiều quốc gia, dòng kiều hối về Việt Nam vẫn khá ổn định so với các năm trước.
Cụ thể, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới và KNOMAD, tổng lượng kiều hối về Việt Nam tăng trưởng gần 5% trong năm 2022 và từ 3,6%-4,5% trong năm tiếp theo, sau khi ghi nhận mức tăng 5% trong năm 2021.
Mức tăng này tương đương khoảng 1 tỷ USD và đạt gần 19 tỷ USD. Như vậy, với con số ấn tượng này, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia nhận tiền kiều hối nhiều nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thuộc top 10 quốc gia trên thế giới về nhận kiều hối.
Trong số 63 tỉnh/thành phố, thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu về lượng kiều hối của cả nước.
Như Sputnik đã từng thông tin, đánh giá về lượng kiều hối năm 2022 đổ về TP.HCM, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, lượng kiều hối đổ về thành phố năm nay dự báo đạt khoảng 6,8 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng của kiều hối về Thành phố Hồ Chí Minh năm nay tuy thấp hơn năm ngoái, nhưng vẫn là mức tốt. Đây là một nguồn thu ngoại tệ vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo cân đối cung-cầu ngoại tệ, góp phần quan trọng trong việc phát huy chính sách tiền tệ, tỷ giá và lãi suất trong bối cảnh áp lực tăng tỷ giá.
Bên cạnh đó, theo đại diện nhà điều hành, dòng kiều hối đổi về lớn là một tín hiệu tích cực về nguồn lực tài chính giúp Việt Nam có thể bù đắp, giảm thiểu sự ảnh hưởng của của suy thoái kinh tế đất nước.
Thời gian qua, lãnh đạo các ngân hàng, công ty chứng khoán, định chế tài chính nhận định, lượng kiều hối về Việt Nam đã tăng mạnh trong những tháng cuối năm do yếu tố mùa vụ bởi cuối năm là thời điểm người Việt lao động ở nước ngoài, kiều bào gửi tiền về Việt Nam hỗ trợ người thân hoặc đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Ghi nhận trong những năm gần đây, lượng kiều hối chuyển về vào dịp Tết thường tăng khoảng 20%-25% so với các tháng trong năm. Theo số liệu từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải (MSB) cho hay, lượng kiều hối cuối năm tăng khoảng 30% so với các quý khác trong năm và ngân hàng luôn có các chương trình khuysn mãi hấp dẫn để thu hút lượng tiền này.
Cụ thể, TTXVN dẫn lời bà Nguyễn Hải Vân - Giám đốc Giải pháp phi tín dụng MSB, cho biết khi khách hàng nhận tiền kiều hối và thực hiện gửi tiết kiệm tại quầy sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi cao hơn so với khách hàng thông thường lên đến 0,5%.
"Nếu như khách hàng nhận tiền qua kênh truyền thống là Swift sẽ được miễn phí ghi có đồng thời khách hàng cũng sẽ được ưu đãi tỷ giá hơn so với khách hàng giao dịch bình thường nếu như khách hàng có nhu cầu bán lại ngoại tệ…", - đại diện MSB bày tỏ.
Về phía một số công ty hoạt động trong lĩnh vực kiều hối cho rằng số lượng kiều hối tăng lên những tháng cuối năm một phần đến từ sự phát triển các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, cùng với đó là chi phí chuyển tiền cũng ở mức hợp lý hơn so với trước đây.
Kiều hối như một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế
Như đã đề cập, đối với Việt Nam, kiều hối được xác định là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, nguồn kiều hối đạt mức kỷ lục trong năm 2022 có tác động rất tích cực đối với sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội.
Trước hết, theo ông Ánh, kiều hối giúp
Việt Nam ổn định và cân đối cán cân tài khoản vãng lai. Ngoài ra, thông qua cân đối cán cân tài khoản vãng lai, cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam cũng ở trạng thái tích cực nhờ nguồn kiều hối này.
"Chính vì vậy, chúng ta có điều kiện để thực hiện các chính sách về ngoại hối, tỷ giá hối đoái và nhất là tăng dự trữ ngoại hối sẽ góp phần củng cố tiềm lực tài chính nói chung và tiềm lực tài chính đối ngoại nói riêng của Việt Nam trong năm 2022, làm cơ sở hoạch định chính sách ngoại hối cho các năm tiếp theo", - TS. Vũ Đình Ánh nhận định.
Thực tế, theo các chuyên gia, tại Việt Nam, nếu so với nguồn thu từ xuất khẩu thì kiều hối là khá nhỏ, tuy nhiên nếu so với xuất khẩu ròng thì nguồn thu kiều hối lại lớn hơn rất nhiều lần, thậm chí nguồn thu kiều hối hiện đã tương đương và gần đây cao hơn so với nguồn vốn giải ngân FDI.
Cụ thể, tổng kiều hối từ năm 1993 (năm đầu tiên Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài) đến nay đạt hơn 200 tỷ USD so với khoảng 190 tỷ USD FDI được giải ngân từ năm 1986 đến nay. Trong giai đoạn hơn 10 năm (2011-2022), lượng kiều hối chuyển về Việt Nam có tỷ lệ tăng trung bình khoảng 7%/năm. Những kết quả đóng góp vào nền kinh tế những năm qua phản ánh vai trò rất quan trọng của kiều hối cho nền kinh tế Việt Nam.
Kiều hối chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều
Hiện nay, kiều hối chuyển về Việt Nam qua hai kênh chủ yếu là ngân hàng thương mại và các công ty kiều hối. Đặc biệt, thời gian gần đây, việc mở rộng dịch vụ chuyển tiền 24/7 tại một số quốc gia cũng góp phần vào tăng trưởng kiều hối chi trả qua hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, chi phí cao hơn so với các dịch vụ chuyển tiền khác cũng tạo rào cản để dòng kiều hối về nước kém minh bạch và đầy đủ hơn.
Phía các nhà băng cùng chung nhận định, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều không chỉ giúp cho các ngân hàng gia tăng lợi nhuận từ
hoạt động dịch vụ, mà còn phục vụ chính sách thu hút nguồn ngoại tệ cho Việt Nam, giúp ngành ngân hàng tăng dự trữ ngoại hối.
Trong tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam hàng năm, Mỹ là quốc gia có số lượng người Việt Nam nhập cư và sinh sống nhiều nhất, tiếp đó là Anh, Úc, Canada. Còn về xuất khẩu lao động, lượng kiều hối chủ yếu đến từ các thị trường xuất khẩu lao động chính như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Năm 2021, bất chấp đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng lượng kiều hối về Việt Nam vẫn đạt khoảng 12,5 tỷ USD, đứng thứ 8 thế giới và đứng thứ 3 khu vực châu Á - Thái Bình Dương (theo thống kê của WB và KNOMAD).