Vingroup, Viettel và FPT cùng ‘cắm cờ’ Việt Nam ở nước ngoài: Tầm nhìn khác biệt

© Ảnh : Steve Smith - VinFastVinFast tại CES 2022
VinFast tại CES 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2023
Đăng ký
Trước khi đưa VinFast sang Mỹ, nhà sáng lập Vingroup Phạm Nhật Vượng từng khẳng định, đã ‘cắm cờ’ ở nước ngoài thì phải “cắm hẳn vào chỗ nào oai nhất mà vẫn kinh doanh được cho nó kinh”.
Trong khi đó, Viettel chọn các thị trường có nền kinh tế chậm phát triển, bình quân thu nhập thấp, thường gặp thiên tai, bất ổn chính trị để hoạt động vì “đơn giản là những nơi dễ đi thì đã không còn nữa”.
FPT thì đơn giản hơn, khi mở rộng chi nhánh ở Trung Quốc, tập đoàn này chọn Nam Ninh bởi “Nam Ninh là thành phố gần Hà Nội nhất”, chỉ cách Hà Nội hơn 5h đi đường bộ cao tốc.
VinFast VF8  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2023
1.800 xe VinFast VF8 xuất khẩu sang Mỹ và Canada có gì đặc biệt?

FPT: Chọn Nam Ninh ‘cho gần’

Mới đây, FPT đã thông báo về việc mở Trung tâm chiến lược phần mềm tại Lương Khánh, thành phố Nam Ninh nhằm thúc đẩy phát triển và cung cấp các giải pháp công nghệ đẳng cấp tại Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực công nghệ ô tô hiện đại.
Trên trang cá nhân, ông Đỗ Cao Bảo, thành viên Hội đồng quản trị FPT đã có bài viết giải thích lý do FPT chọn Nam Ninh là địa điểm thứ 2 tại Trung Quốc để mở rộng chi nhánh.
“Tại sao lại là Nam Ninh, tại sao lại chọn một thành phố ở khu vực kinh tế kém phát triển nhất Trung Quốc? Câu trả lời rất đơn giản: Nam Ninh là thành phố gần Hà Nội nhất, đi đường bộ cao tốc từ Hà Nội đến Nam Ninh (qua Lạng Sơn) chỉ hết có 5h30 phút (cho quãng đường 380 km), trong khi đó đi đường hàng không phải transit qua Quảng Châu với tổng thời gian lên đến 8h00”, Nhịp sống thị trường dẫn lời ông Bảo viết.
Ngoài ra, cũng theo ông Bảo, Quảng Tây là một trong 3 tỉnh có GDP đầu người thấp nhất Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc “chi phí cho một kỹ sư phần mềm biết tiếng Trung ở Nam Ninh là thấp nhất thế giới”.

Chiến lược trái ngược giữa Vingroup và Viettel

Tại buổi nói chuyện giữa Chủ tịch Vingroup và cán bộ quản lý của Viettel vào năm 2016, ông Phạm Nhật Vượng đã chia sẻ về cách tập đoàn này định hướng đầu tư ở nước ngoài.
Khi được hỏi liệu Vingroup có kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống khách sạn Vinpearl ra nước ngoài hay không, ông Vượng cho biết, Vingroup cũng 'thắt lưng buộc bụng', 'bỏ ống' mỗi nơi một cái vài trăm triệu USD để có thể xây dựng được hệ thống khách sạn với thương hiệu đẳng cấp quốc tế.
Ông Vượng nhấn mạnh, các thị trường như Mỹ, Úc, Canada, Singapore, các nước châu Âu là những nơi mà Vingroup luôn nỗ lực tìm kiếm cơ hội. Khi đó, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel ngày đó là ông Lê Đăng Dũng đã “góp ý” với ông Vượng.
"Nếu anh có chiến lược đi đầu tư nước ngoài, tôi khuyên anh đừng làm ở Mỹ, châu Âu vội", ông Dũng nói và cho rằng, Vingroup nên đầu tư vào các nước đang phát triển trước.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2023
Vingroup và ‘cuộc chơi toàn cầu’ với VinFast
"Tôi nghĩ những nước như thế hiện nay đang rất cần dịch vụ, rất cần khách sạn, hơn là Mỹ. Anh bây giờ sang đánh nhau với công ty Mỹ luôn thì không ăn thua nhưng chắc chắn làm ở Myanmar, Lào, Campuchia hay Nepal thì thành công trước, rồi sau đó hãy tấn công sang Mỹ”, lãnh đạo Viettel chia sẻ.
Đáp lại lời khuyên từ ông Dũng, Chủ tịch HĐQT Vingroup Phạm Nhật Vượng đã thẳng thắn nói về định hướng tầm nhìn của mình:
"Vấn đề đi ra nước ngoài của Vingroup không định hướng là lợi nhuận, mà định hướng là cắm cờ. Nếu cắm vào Myanmar, Campuchia và Lào thì không 'oai' lắm. Đã thế cắm hẳn vào chỗ nào oai nhất mà vẫn kinh doanh được cho nó kinh".
Và quả thật, chỉ 5 năm sau buổi nói chuyện đó, ông Phạm Nhật Vượng đã hiện thực hoá ước mơ "cắm cờ" trên đất Mỹ, dù không phải với Vinpearl mà là VinFast. Không chỉ riêng ở Mỹ, VinFast cũng tiến công vào hàng loạt thị trường lớn khác gồm Canada, Anh, Pháp và Hà Lan.
Cũng đúng như lời khuyên mà ông Lê Đăng Dũng đã dành cho ông Phạm Nhật Vượng, hầu hết các nước mà Viettel đầu tư đều có đặc điểm chung là có nền kinh tế chậm phát triển, mức thu nhập bình quân vào dạng thấp của thế giới.
Ngoài ra, những nước này cũng là những quốc gia có địa hình không thuận lợi, nhiều đồi núi, nhiều thiên tai, hạn hán hoặc bất ổn về chính trị.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, khi còn là Phó Tổng giám đốc Viettel từng đưa ra lý giải về sách lược này:
“Đơn giản vì những nơi dễ đi thì đã không còn nữa”, cựu lãnh đạo Viettel nói ngắn gọn.
Một góc lô A2 đường Phạm Văn Đồng, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, Đà Nẵng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.03.2023
Khẩn cấp xét kiến nghị của phạm nhân Phan Văn Anh Vũ về lô đất lẽ ra thuộc về Viettel
Theo ông Hùng, trong lĩnh vực viễn thông, các công ty đã đi đầu tư được hơn 20 chục năm nên còn lại chỉ là những nơi khó và nhiều rủi ro.
Tuy nhiên, cho dù là những đất nước có chính trị không ổn định, nội chiến hay thiên tai thì dịch vụ viễn thông thì vẫn là nhu cầu thiết yếu.
“Nó như là cơm là gạo, vì thế đất nước nào cũng cần, cần ở mọi nơi mọi lúc. Hơn nữa, viễn thông cũng là hạ tầng cơ sở, liên quan tới nhiều lĩnh vực khác như giáo dục đào tạo, xây dựng, kinh tế…”, ông Hùng giải thích thêm.
Do đó, với nhận định này, Viettel không ngần ngại khi đầu tư vào những thị trường nói trên. Và thực tế đã cho thấy, Viettel hiện là công ty Việt Nam thành công nhất trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài.
Theo số liệu thống kê năm 2021, trong 10 thị trường quốc tế mà Viettel đầu tư vào viễn thông, Tập đoàn Viễn thông Quân đội đứng vị trí số 1 về thị phần ở 5 thị trường, gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Đông Timor, Burundi. Trong số đó, có 3 thị trường mà tập đoàn chiếm đến gần 60% thị phần. Cho tới nay, các công ty con của Viettel ở nước ngoài đã chuyển về Việt Nam số tiền lên đến hàng tỷ đô la Mỹ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала