Đường hầm gió T-105 của Nga giúp máy bay giải quyết mọi vấn đề với bài bay xoắn ốc

© Sputnik / Dmitriy ShorkovThử nghiệm mô hình máy bay trong đường ống khí động học T-105
Thử nghiệm mô hình máy bay trong đường ống khí động học T-105 - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.05.2023
Đăng ký
Sputnik tiếp tục giới thiệu với độc giả về cơ sở thử nghiệm của Viện Khí động học Trung ương Nga (TsAGI, TsAGI) ở thành phố Zhukovsky gần Matxcơva. Cơ sở này cho phép nghiên cứu đường bay của máy bay ở tất cả các chế độ, bao gồm cả những chế độ quan trọng và thậm chí khẩn cấp, mà không khiến cỗ máy và con người gặp rủi ro.
Tại một trong những tòa nhà TsAGI đã xây dựng đường hầm gió thẳng đứng kiểu kín T-105. Phần làm việc của nó có đường kính 4,5 m.
Đường hầm gió T-105 được dùng để thử nghiệm các mô hình máy bay. Về cơ bản, các chuyên gia kiểm tra khả năng của máy bay thực hiện bài bay xoắn ốc (bất kỳ: dốc hoặc phẳng) và hành vi của phi công trong chế độ này. Hơn nữa, mô hình máy bay có thể được cố định hoặc ở trạng thái bay tự do chỉ được treo trên sợi cáp an toàn mỏng. Các cảm biến quán tính cung cấp thông tin về tiến độ của bài kiểm tra.
Nhiều loại phi cơ và máy bay trực thăng đã được thử nghiệm tại đây. Có một thời, nhà thiết kế Mikhail Mil đã đứng đầu phòng thí nghiệm này của TsAGI, sau đó ông đã tạo ra phòng thiết kế máy bay trực thăng huyền thoại của Liên Xô. Vài thập kỷ sau, chính nhờ các cuộc thử nghiêm trong đường hầm gió T-105, máy bay đã học cách thực hiện màn nhào lộn trên không ngoạn mục (nhưng cũng cực kỳ mạo hiểm) "rắn hổ mang". Xin nhắc lại rằng, người đầu tiên thực hiện màn nhào lộn này vào năm 1989 là phi công thử nghiệm Liên Xô Viktor Pugachev trên máy bay Su-27 tại triển lãm hàng không ở Le Bourget. Sau đó, động tác nhào lộn phức tạp và đẹp mắt này được gọi là “rắn hổ mang Pugachev”.
© Sputnik / SolovjevĐường hầm gió T-105 của Nga
Đường hầm gió T-105 của Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.05.2023
Đường hầm gió T-105 của Nga
Tiến sĩ Khoa học Ruslan Mirgazov, Giám đốc Trung tâm Máy bay trực thăng của TsAGI, cho biết những chi tiết về đường hầm gió này mà các kỹ sư sử dụng để thử nghiệm tất cả các loại phương tiện bay, kể cả khí cầu và thiết bị hạ cánh của tàu vũ trụ.
“Kể từ năm 1990, chúng tôi làm việc với máy bay không người lái. Các chuyên gia sử dụng các giải pháp và khuyến nghị của chúng tôi, mà các dữ liệu này thường phù hợp với dữ liệu chuyến bay, để phát triển ngành hàng không Nga. Tất nhiên, đường hầm gió này đã được dùng để thử nghiệm các máy bay SSJ New và MS-21 được sản xuất nội địa”.
Nhân tiện, "trái tim" của bộ phận làm trong đường hầm gió T-105 là động cơ điện của chiếc tàu ngầm. Ruslan Mirgazov lưu ý rằng, động cơ này vẫn chạy tốt sau khi đã sử dụng trong hơn 80 năm.
Đồng nghiệp của Ruslan Mirgazov, ông Mikhail Golovkin, giám đốc khoa học của trung tâm máy bay trực thăng, nói thêm rằng, đường hầm gió này đã được xây dựng chủ yếu để nghiên cứu động tác xoắn ốc - một hiện tượng nguy hiểm - vì cần phải tìm cách đối phó với nó.

Động tác xoắn ốc là một vấn đề tế nhị

Mặc dù động tác xoắn ốc là một hình thể nhào lộn trên không, nhưng đây cũng là một chế độ bay cực kỳ mạo hiểm. Bất kỳ phi công sẽ xác nhận điều này. Khi một chiếc máy bay thể thao, một máy bay chiến đấu hay thậm chí là máy bay ném bom bắt đầu lao từ trên trời xuống theo hình xoắn ốc thì phi công (hoặc tổ lái) có thể nhảy dù khỏi máy bay gặp nạn. Nhưng, vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn nhiều khi một chiếc máy bay chở khách bắt đầu xoắn ốc xuống đất. Không có cơ hội rời khỏi máy bay, phi công phải tìm cách vượt khỏi tình trạng này. Câu hỏi đặt ra là – phải làm thế nào, bởi vì một cỗ máy như vậy không bền và cơ động như một phi cơ chiến đấu?
© Ảnh : TsAGIĐường hầm gió T-105 của Nga
Đường hầm gió T-105 của Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.05.2023
Đường hầm gió T-105 của Nga
Lịch sử hàng không thế giới biết đến những ví dụ về loại máy bay có "đặc tính xoắn ốc không thuận lợi". Chẳng hạn như loại máy bay tiêm kích-ném bom F-4 Phantom của Mỹ khét tiếng với những “chiến công” trên bầu trời Việt Nam. Các chuyên gia coi nó là tồi tệ nhất trong số tất cả các loại máy bay chiến đấu trong thời đại hàng không phản lực về "độ an toàn trong chế độ bay xoắn ốc". Phantom đột ngột lao từ trên trời xuống theo hình xoắn ốc phẳng và chỉ một phi công dày dặn kinh nghiệm mới có thể đưa nó ra khỏi tình trạng này. Máy bay chiến đấu F-14 Tomcat trên tàu sân bay cũng hoạt động khá kém trong chế độ bay xoắn ốc.
Động tác xoắn ốc của máy bay trực thăng là một câu chuyện khác. Đó là lý do tại sao mỗi phương tiện bay phải được kiểm tra về khả năng bay trong chế độ này. Và cuộc thử nghiệm phải được thực hiện trên mặt đất trong đường hầm gió, vì việc thử nghiệm trong chuyến bay thực có thể là quá muộn.
Tuy nhiên, trong lịch sử TsAGI có một trường hợp khi một loại máy bay đã được đưa vào sản xuất hàng loạt cần phải trải qua các cuộc thhử nghiệm bổ sung trong đường hầm gió T-105. Các phi công thử nghiệm và phi công chiến đấu đã gặp vấn đề với tiêm kích MiG-23.
Mikhail Golovkin lưu ý rằng, khi ở góc tấn 17 độ, máy bay này có thể ngay lập tức rơi vào tình trạng xoáy trôn ốc mà không có lối thoát nào.

“Chúng tôi đã dành gần một năm để tìm kiếm giải pháp và “chữa bệnh” cho MiG-23 mà không đưa ra những thay đổi cơ bản vào thiết kế: vì những chiếc máy bay này đang phục vụ trong quân đội. Và chúng tôi đã tìm được một giải pháp: đặt những chiếc cánh nhỏ hình tam giác trên thanh thu áp suất không khí và thay đổi một chút dòng chảy trước bảng điều khiển của nó. Và chiếc máy bay đã biến đổi, trở thành “con lật đật” theo đúng nghĩa đen. Phi công thử nghiệm nổi tiếng Alexander Fedotov đã lái chiếc MiG-23 được sửa đổi ở những góc tấn cắt cổ, nhưng chiếc máy bay vẫn duy trì vững chắc chế độ bay!”, - Mikhail Golovkin cho biết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала