https://kevesko.vn/20230509/se-dua-ra-27-chinh-sach-moi-cho-dau-tau-tphcm-22905409.html
Sẽ đưa ra 27 chính sách mới cho đầu tàu TP.HCM
Sẽ đưa ra 27 chính sách mới cho đầu tàu TP.HCM
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Phát biểu khai mạc phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết sẽ phấn đấu trình Quốc hội xem... 09.05.2023, Sputnik Việt Nam
2023-05-09T14:29+0700
2023-05-09T14:29+0700
2023-05-09T14:38+0700
việt nam
thông tin
chính trị
chính phủ
chính sách
chính sách tiền tệ
ngân hàng
kinh tế
bất động sản
thành phố hồ chí minh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/05/09/22905691_0:160:3072:1888_1920x0_80_0_0_88503397cecc87e67b92dafa4da85072.jpg
Ngày 9/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 23 - đây là phiên họp cuối chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5 của Quốc hội dự kiến khai mạc ngày 22/5.Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, tại phiên họp kéo dài trong 4 ngày sẽ xem xét cho ý kiến về 13 nội dung lớn dự kiến trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 5. Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến vào 3 dự án luật, 2 dự thảo nghị quyết, xem xét đề nghị xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính.Đối với việc xem xét cho ý kiến dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã có nghị quyết cho kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 54 về cơ chế, chính sách đặc thù cho TP Hồ Chí Minh đến hết 2023. Đồng thời, giao Chính phủ trình Quốc hội về nghị quyết mới cho TP Hồ Chí Minh trong thời gian sớm nhất.Vì vậy, cả Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đều phấn đấu trình Quốc hội xem xét, quyết định nghị quyết mới thay Nghị quyết 54 ngay tại kỳ họp thứ 5.Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, lần này Chính phủ đã chuẩn bị rất công phu và Đảng đoàn Quốc hội đã có 2 buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Trong đó, một phiên vào tháng 3/2022 và một phiên vào ngày 7/5 vừa qua để cho ý kiến vào dự thảo.Dự kiến có 8 nhóm chính sách liên quan đến 44 cơ chế được Chính phủ trình nên Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thường vụ Quốc hội tập trung cho 27 chính sách cụ thể là chính sách mới nằm trong 7 - 8 nhóm chính sách.Trong đó, có 13 loại chính sách gồm chính sách kế thừa hoàn toàn Nghị quyết 54 và một số chính sách kế thừa nhưng hoàn thiện hơn, đồng thời, có 6 loại chính sách cụ thể được đưa vào các dự án luật hiện nay trình Quốc hội với hàm ý cho TP Hồ Chí Minh đi trước thực hiện.Đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có nghị quyết để Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức lấy ý kiến của nhân dân. Theo đó, đã có trên 12 triệu lượt ý kiến đóng góp về dự án luật rất quan trọng này.Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội cho biết đây là dự án nhận được sự quan tâm của công dân Việt Nam ở trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài, dự kiến trình Quốc hội xem xét thông qua theo thể thức rút gọn nên càng phải được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng.Nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán hết tài sảnTại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tập trung cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 đạt được nhiều thành quả quan trọng. Tuy nhiên, nhìn chung vần còn rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán hết tài sản. Những gì có thể bán được đã bán, chỉ bằng 50% giá thực và người mua là doanh nghiệp nước ngoài.Theo ông Dũng, khó khăn tác động cả từ bên ngoài và bên trong. Khó khăn bên trong là tâm lý thị trường, niềm tin xã hội và né tránh sợ trách nhiệm cán bộ thực thi các cấp. Trong khi đó, khó khăn thứ hai của doanh nghiệp là do điều hành tiền tệ hiện có vấn đề "lúc thả nhanh, lúc phanh gấp".Bên cạnh đó, Bộ trưởng KH&ĐT cũng cho rằng môi trường đầu tư kém và vấn đề cải cách môi trường đầu tư bị mờ nhạt. Bộ đang đề nghị phải tách ra, vì hiện cho thấy thực tế đã phát sinh hàng nghìn thủ tục của các bộ, ngành, địa phương.Tiếp tục xem xét hạ lãi suất điều hànhVề mặt bằng lãi suất, dù đã giảm 0,41 điểm % so với cuối năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao, bình quân là 9,56%/năm. Theo Tuổi Trẻ Online, báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chi ra rằng việc lãi suất neo cao khiến doanh nghiệp không muốn vay và doanh nghiệp gặp khó về đơn hàng đầu ra nên không vay. Mặt bằng lãi suất cho vay tăng mạnh trong năm 2022 và vẫn duy trì ở mức cao trong quý 1/2023.Theo Ủy ban Kinh tế, việc triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 và phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài còn rất chậm.Nợ xấu có xu hướng tăng, trong khi tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với nợ xấu giảm có thể gây ảnh hưởng đến an toàn hệ thống tài chính. Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, giá trị nợ xấu tăng 40,2% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ 2022 tăng 8,8%).Ủy ban cũng đề nghị Chính phủ báo cáo bổ sung về cơ cấu nợ liên quan đến bất động sản (bao gồm cả doanh nghiệp bất động sản, vay mua nhà, kinh doanh bất động sản...).Một số ý kiến cho rằng với tình hình khó khăn như hiện nay, nếu không được cải thiện thì dự báo số nợ xấu của các ngân hàng sẽ tăng nhanh trong thời gian tới và sẽ bào mòn đáng kể năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại.Từ đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, chính sách vĩ mô khác.Cần chủ động sớm “chuyển trạng thái” điều hành từ thắt chặt, thận trọng sang “thích ứng, nới lỏng phù hợp”, tiếp tục xem xét hạ lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh áp lực lạm phát, tỉ giá không còn quá căng thẳng như thời điểm cuối năm 2022.
https://kevesko.vn/20230508/quoc-hoi-gap-rut-xem-xet-hon-40-chinh-sach-dac-thu-moi-cua-tphcm-22886193.html
https://kevesko.vn/20230428/lien-tuc-go-vuong-hang-loat-du-an-bat-dong-san-22704527.html
https://kevesko.vn/20230426/thu-tuong-yeu-cau-giam-them-lai-suat-cho-vay-22663536.html
thành phố hồ chí minh
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/05/09/22905691_171:0:2902:2048_1920x0_80_0_0_a37edf4f6146d806b937dda2e60a5e96.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, chính trị, chính phủ, chính sách, chính sách tiền tệ, ngân hàng, kinh tế, bất động sản, thành phố hồ chí minh, quốc hội, vương đình huệ
việt nam, thông tin, chính trị, chính phủ, chính sách, chính sách tiền tệ, ngân hàng, kinh tế, bất động sản, thành phố hồ chí minh, quốc hội, vương đình huệ
Sẽ đưa ra 27 chính sách mới cho đầu tàu TP.HCM
14:29 09.05.2023 (Đã cập nhật: 14:38 09.05.2023) HÀ NỘI (Sputnik) - Phát biểu khai mạc phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết sẽ phấn đấu trình Quốc hội xem xét, quyết định nghị quyết mới thay Nghị quyết 54 ngay tại kỳ họp thứ 5
Ngày 9/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 23 - đây là phiên họp cuối chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5 của Quốc hội dự kiến khai mạc ngày 22/5.
Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, tại phiên họp kéo dài trong 4 ngày sẽ xem xét cho ý kiến về 13 nội dung lớn dự kiến trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 5. Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến vào
3 dự án luật, 2 dự thảo nghị quyết, xem xét đề nghị xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính.
Đối với việc xem xét cho ý kiến dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã có nghị quyết cho kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 54 về cơ chế, chính sách đặc thù cho TP Hồ Chí Minh đến hết 2023. Đồng thời, giao Chính phủ trình Quốc hội về nghị quyết mới cho TP Hồ Chí Minh trong thời gian sớm nhất.
Vì vậy, cả Ủy ban Thường vụ Quốc hội và
Chính phủ đều phấn đấu trình Quốc hội xem xét, quyết định nghị quyết mới thay Nghị quyết 54 ngay tại kỳ họp thứ 5.
"Thời điểm sẽ sớm hơn thời hạn hết hiệu lực của Nghị quyết 54 đưa ra, bởi đây là đầu tàu cho cả nước phát triển. Hiện nay, yêu cầu phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các thể chế, chính sách cho các vùng động lực rất quan trọng", Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, lần này Chính phủ đã chuẩn bị rất công phu và Đảng đoàn Quốc hội đã có 2 buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Trong đó, một phiên vào tháng 3/2022 và một phiên vào ngày 7/5 vừa qua để cho ý kiến vào dự thảo.
Dự kiến có 8 nhóm chính sách liên quan đến 44 cơ chế được Chính phủ trình nên
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thường vụ Quốc hội tập trung cho 27 chính sách cụ thể là chính sách mới nằm trong 7 - 8 nhóm chính sách.
Trong đó, có 13 loại chính sách gồm chính sách kế thừa hoàn toàn Nghị quyết 54 và một số chính sách kế thừa nhưng hoàn thiện hơn, đồng thời, có 6 loại chính sách cụ thể được đưa vào các dự án luật hiện nay trình Quốc hội với hàm ý cho TP Hồ Chí Minh đi trước thực hiện.
Đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có nghị quyết để Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức lấy ý kiến của nhân dân. Theo đó, đã có trên 12 triệu lượt ý kiến đóng góp về dự án luật rất quan trọng này.
"Hiện nay có một số vấn đề lớn, khó như vấn đề về tài chính đất đai và phương pháp định giá đất. Qua theo dõi đến nay vẫn còn rất khó khăn. Quy định như thế nào để đảm bảo tính khả thi, khi luật ban hành ra có thể vận hành được", Chủ tịch Quốc hội nói.
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội cho biết đây là dự án nhận được sự quan tâm của công dân Việt Nam ở trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài, dự kiến trình Quốc hội xem xét thông qua theo thể thức rút gọn nên càng phải được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng.
Nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán hết tài sản
Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tập trung cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 đạt được nhiều thành quả quan trọng. Tuy nhiên, nhìn chung vần còn rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán hết tài sản. Những gì có thể bán được đã bán, chỉ bằng 50% giá thực và người mua là doanh nghiệp nước ngoài.
Theo ông Dũng, khó khăn tác động cả từ bên ngoài và bên trong. Khó khăn bên trong là tâm lý thị trường, niềm tin xã hội và né tránh sợ trách nhiệm cán bộ thực thi các cấp. Trong khi đó, khó khăn thứ hai của doanh nghiệp là do điều hành tiền tệ hiện có vấn đề "lúc thả nhanh, lúc phanh gấp".
"Nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán hết tài sản. Những gì có thể bán được đã bán, chỉ bằng 50% giá thực và người mua là doanh nghiệp nước ngoài. Đây là câu chuyện thâu tóm, chúng tôi đã cảnh báo nhiều lần", theo ông Dũng.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng KH&ĐT cũng cho rằng môi trường đầu tư kém và vấn đề cải cách môi trường đầu tư bị mờ nhạt. Bộ đang đề nghị phải tách ra, vì hiện cho thấy thực tế đã phát sinh hàng nghìn thủ tục của các bộ, ngành, địa phương.
Tiếp tục xem xét hạ lãi suất điều hành
Về mặt bằng lãi suất, dù đã giảm 0,41 điểm % so với cuối năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao, bình quân là 9,56%/năm. Theo Tuổi Trẻ Online, báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chi ra rằng việc lãi suất neo cao khiến doanh nghiệp không muốn vay và doanh nghiệp gặp khó về đơn hàng đầu ra nên không vay. Mặt bằng lãi suất cho vay tăng mạnh trong năm 2022 và vẫn duy trì ở mức cao trong quý 1/2023.
Theo Ủy ban Kinh tế, việc triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 và phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài còn rất chậm.
Nợ xấu có xu hướng tăng, trong khi tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với nợ xấu giảm có thể gây ảnh hưởng đến an toàn hệ thống tài chính. Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, giá trị nợ xấu tăng 40,2% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ 2022 tăng 8,8%).
Ủy ban cũng đề nghị Chính phủ báo cáo bổ sung về cơ cấu nợ liên quan đến bất động sản (bao gồm cả doanh nghiệp bất động sản, vay mua nhà, kinh doanh bất động sản...).
Một số ý kiến cho rằng với tình hình khó khăn như hiện nay, nếu không được cải thiện thì dự báo số nợ xấu của các
ngân hàng sẽ tăng nhanh trong thời gian tới và sẽ bào mòn đáng kể năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại.
Từ đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, chính sách vĩ mô khác.
Cần chủ động sớm “chuyển trạng thái” điều hành từ thắt chặt, thận trọng sang “thích ứng, nới lỏng phù hợp”, tiếp tục xem xét hạ lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh áp lực lạm phát, tỉ giá không còn quá căng thẳng như thời điểm cuối năm 2022.