Việt Nam luôn tỉnh táo, khách quan trước xung đột Myanmar

© AFP 2023 / STRNhững người phụ nữ trong cuộc biểu tình chống đảo chính quân sự ở Yangon
Những người phụ nữ trong cuộc biểu tình chống đảo chính quân sự ở Yangon - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.05.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Vụ tấn công đoàn cứu trợ nhân đạo tại Myanmar vừa qua bất ngờ phủ bóng Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 tại Indonesia, vốn được kỳ vọng sẽ tập trung chính cho các nội dung kinh tế và hội nhập. Tuy nhiên, xung đột tại Myanmar vẫn là chủ đề “nóng” tại đây. Việt Nam phản ứng ra sao trước vấn đề này?
Ngày 8/5, một chiếc xe chở các nhà ngoại giao ASEAN làm nhiệm vụ nhân đạo ở Myanmar đã bị tấn công. Truyền thông nhà nước Myanmar cáo buộc "những kẻ khủng bố" là thủ phạm. May mắn không có ai thương vong.
Trước tình hình đó, ASEAN cũng đã ra tuyên bố và nêu rõ lo ngại sâu sắc về cuộc xung đột đang diễn ra tại Myanmar và hối thúc ngừng bắn ngay lập tức tất cả các hình thức bạo lực và sử dụng vũ lực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao an toàn và kịp thời hàng viện trợ nhân đạo cũng như thúc đẩy các cuộc đối thoại quốc gia.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.05.2023
Hé lộ thông điệp Việt Nam đưa đến ASEAN 42

Mong muốn một Myanmar hòa bình, ổn định

Ngày 10/5, Hội nghị cấp cao ASEAN thứ 42 chính thức khai mạc tại Indonesia với sự tham dự của đại diện các nước thành viên, trong đó có Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Phạm Minh Chính.
Nhận định với Sputnik về vai trò của Việt Nam trong giải quyết xung đột tại “điểm nóng” Myanmar, ông Nguyễn Hoàng Lâm, nhà nghiên cứu chính trị thế giới, khẳng định rằng Việt Nam luôn giữ một góc nhìn khách quan và tỉnh táo đối với vấn đề này.

“Quan điểm trước sau như một của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với vấn đề Myanmar nói riêng cũng như đối với ASEAN nói chung đã được Thủ tướng Việt Nam phát biểu thẳng thắn trong phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 42. Đó là ba vấn đề cốt lõi quyết định bản sắc, giá trị, sức sống và uy tín của ASEAN gồm có: Giữ vững quyền độc lập tự chủ chiến lược và đoàn kết, bứt phá để trở thành tâm điểm của tăng trưởng và thích ứng ngày càng tốt hơn trước những biến động bên ngoài”, nhà nghiên cứu chỉ ra.

Thủ tướng tham dự Phiên Đối thoại giữa các lãnh đạo ASEAN và Nhóm công tác cấp cao về tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025 - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2023
Tổng thống Indonesia cảnh báo các nước ASEAN về nguy cơ sụp đổ các thể chế tài chính EU và Mỹ
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Lâm, với ba vấn đề nói trên thì chìa khóa để đưa Myanmar trở lại ổn định là cả khối ASEAN phải hết sức hõ trợ nước này. Trong đó, hoạt động Trung tâm Điều phối và hỗ trợ thảm họa khẩn cấp ASEAN (AHA) và Nhóm giám sát hỗ trợ nhân đạo của ASEAN là hết sức kịp thời và sáng suốt.

“Cũng chính vì ASEAN muốn Myanmar tái ổn định nên đã có những những kẻ tấn công vào đoàn nhân viên AHA. Điều đó cũng có nghĩa là tấn công vào sự ổn định của Myanmar cũng như sự ổn định của ASEAN. Là thành viên tích cực, có uy tín và có trách nhiệm cao đối với ASEAN, Việt Nam mong muốn một Myanmar ổn định trở lại. Điều đó có lợi cho cả Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung”, ông Lâm nêu rõ.

Quân đội Myanmar tổ chức duyệt binh ở Naypyidaw hai năm sau cuộc đảo chính quân sự - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2023
Multimedia
Quân đội Myanmar tổ chức duyệt binh ở Naypyidaw hai năm sau cuộc đảo chính quân sự

Ai đứng sau khủng hoảng Myanmar?

Vấn đề nội bộ Myanmar không chỉ là sự chia rẽ nội bộ nước này mà còn ảnh hưởng không tốt đến toàn bộ khối ASEAN, đặc biệt là việc duy trì ba trụ cột an ninh-chính trị, phát triển kinh tế và phát huy bản sắc văn hóa của các thành viên trong khối. Không những vậy, xung đột này còn ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu chiến lược mà các Hội nghị cấp cao ASEAN 39 tại Hà Nội và 40-41 tại Phnompenh đã đề ra.
Câu hỏi mấu chốt được đặt ra là thế lực nào rất rất mong muốn một vài quốc gia trong khối ASEAN rơi vào tình trạng mất ổn định. Qua đó, kìm hãm sự phát triển của ASEAN, chia rẽ khối này và lôi kéo các quốc gia ASEAN vào quỹ đạo cạnh tranh địa chiến lược, địa chính trị của mình? Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Lâm cho biết:

“Đông Nam Á từ lâu đã là địa bàn cạnh tranh địa chiến lược, địa chính trị giữa Mỹ và phương Tây với khối Xã hội chủ nghĩa thời Chiến tranh lạnh. Ngày nay, Đông Nam Á tiếp tục là địa bàn diễn ra cuộc cạnh tranh địa chiến lược có tính toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Mỹ là thế lực có mục đích và động cơ lớn nhất trong việc thúc đẩy các “mô hình dân chủ kiểu phương Tây” ở các quốc gia láng giềng với Trung Quốc”.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu tại phiên họp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2023
Việt Nam không bỏ mặc Myanmar
Theo nhà nghiên cứu, trong điều kiện hiện tại, khi thế giới đang chuyển dần từ mô hình đơn cực với chủ nghĩa đơn phương áp đặt của Mỹ sang mô hình đa cực, nhiều trung tâm thì Mỹ cũng ra sức chống lại xu thế đó để duy trì địa vị bá quyền độc tôn của họ trên thế giới.

“Vấn đề xung đột nội bộ của Myanmar cũng như một số vấn đề khúc mắc trong ASEAN cũng không nằm ngoài tầm ngắm của người Mỹ. So sánh vấn đề Myanmar với các vấn đề khác trên thế giới, có thể thấy rõ nguyên nhân gốc rễ ở đây là chiến thuật “gây bất ổn có kiểm soát” của Mỹ. Qua đó, Mỹ có thể lôi kéo đồng minh, can thiệp chính trị và khi cần - can thiệp vũ trang, gây bất ổn nhằm làm suy yếu đối thủ chính là Trung Quốc và Nga”, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Lâm phân tích.

Trong trường hợp này, nếu không giữ vững quyền độc lập, tự chủ thì các quốc gia như Việt Nam, Myamar, Philippines, Pakistan, Kyrgyzstan v.v… có thể trở thành những “quân cờ” trong tay Mỹ để chống lại Trung Quốc, hy sinh lợi ích của quốc gia mình, dân tộc mình chỉ để phục vụ cho quyền lợi của Mỹ.

Phản ứng của Trung Quốc

Ngày 25/4 vừa qua, Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho biết, Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar cùng một số nước ASEAN đã tổ chức đàm phán bí mật nhằm giảm leo thang căng thẳng cuộc khủng hoảng đầy bạo lực tại quốc gia này. Tuy nhiên, khi được hỏi thì không bên nào đưa ra bình luận về cuộc họp trên.
Một số ý kiến cho rằng, Trung Quốc có đang cố gắng "bành trướng" ảnh hưởng của mình tại ASEAN thông qua khủng hoảng tại Myanmar. Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Lâm nhận định:

“Nhìn lại lịch sử thì chúng ta thấy ASEAN chưa bao giờ là “của Trung Quốc”. Trong bối cảnh một Trung Quốc đang trỗi dậy, Mỹ lo ngại đến sự “bành trướng” của Trung Quốc. Còn các quốc gia ASEAN lại coi Trung Quốc là một thị trường lớn để buôn bán, xuất khẩu hàng hóa với giá phải chăng, đem lại nguồn lợi kinh tế lớn. Việc Trung Quốc tham gia Hiệp định RCEP với một loạt các quốc gia Châu Á, trong đó có nhiều quốc gia ASEAN đã làm cho người Mỹ không thể ngồi yên”.

Một người biểu tình cầm cờ của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ trong một cuộc biểu tình chống lại một cuộc đảo chính quân sự ở Yangon - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2022
Liệu Myanmar có thể phúc đáp «ba kỳ vọng» của Trung Quốc?
Theo phân tích của giới chuyên gia, Mỹ cũng không muốn các quốc gia ven Biển Đông đạt được thành công trong việc ký kết với Trung Quốc một Bộ quy tắc ứng xử (COC) công bằng, bình đẳng và tuân thủ luật pháp quốc tế. Một vùng Biển Đông, một Đông Nam Á hòa bình, ổn định, độc lập, tự chủ sẽ không cho phép người Mỹ có bất cứ một nguyên cớ nào để gây hấn và can thiệp vào khu vực này.

“Bởi vì hòa bình, ổn định cho các nước ASEAN và cho cả Trung Quốc không phải là điều mà người Mỹ mong muốn. Mặc dù bề ngoài, họ phát biểu như rót mật vào tai đối tác. Đồng thời, luôn đưa “con hổ Trung Quốc” ra để dọa dẫm”, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Lâm chỉ ra.

Tuy nhiên, những phân tích khách quan cho thấy “con hổ” đã chuyển đổi chiến lược từ sử dụng “sức mạnh cứng” sang sử dụng “sức mạnh mềm” để trong quan hệ với ASEAN.
Cụ thể, Trung Quốc và Lào khánh thành tuyến đường sắt Côn Minh - Viên Chăn để tiếp tục “Nam tiến” sang Thái Lan và vươn xa đến Yangon (Myanmar) sẽ khai thông tuyến vận tải quan trọng của Trung Quốc ra Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan mà không cần quá chú tâm đến Biển Đông.

“Nếu Trung Quốc thành công, con đường sắt cao tốc nối Tây Nam Trung Quốc với bờ vịnh Bengan sẽ làm phá sản một phần đáng kể kế hoạch bao vây Trung Quốc của Mỹ dưới nhãn hiệu “Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương phát triển và rộng mở”. Đồng thời, hiện thực hóa bước đầu “Chiến lược Một vành đai - Một con đường” mà Trung Quốc đã vạch ra từ hơn 10 năm trước”, nhà nghiên cứu trên phân tích thêm.

Rosatom - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2023
Nga và Myanmar ký thỏa thuận hợp tác nguyên tử vì mục đích hòa bình

Tương lai nào cho Myanmar?

Việc Mỹ thúc đẩy cái gọi là “dân chủ hóa” ở Myanmar, gây mất ổn định chính trị ở nước này cũng không ngoài mục đích kìm hãm Trung Quốc. Đặc biệt, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Lâm lưu ý điều sau:

“Mặc dù, chính quyền quân sự Myanmar chưa có bát kỳ một tuyên bố nào nhưng lực lượng “Chính phủ thống nhất quốc gia” (NUG) lại tuyên bố rằng họ không liên quan. Việc “không khảo mà xưng” này đã nói lên khá nhiều điều vì khiêu khích, gây mất ổn định, reo rắc hoang mang, nghi ngờ giữa nước này với nước kia luôn là ngón đòn quen thuộc của CIA”.

Một điểm thứ hai cần lưu ý là vụ tấn công này tuy không gây thương vong cho bất kỳ ai nhưng lại diễn ra vào thời điểm “nhạy cảm”, ngay trước Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 khai mạc tại khu nghỉ dưỡng Labuan Bajo của Indonesia.

“Điều này cho thấy những kẻ tấn công có động cơ mục đích gây hại cho Myanmar, gây căng thẳng trong khu vực và tạo mầm mống gây chia rẽ trong ASEAN. Các quốc gia Đông Nam Á không bao giờ tin Trung Quốc 100%, đối với Mỹ cũng vậy. Các nước ASEAN cũng có quá nhiều “bài học cay đắng” trong quan hệ với cường quốc số một thế giới này”, ông Nguyễn Hoàng Lâm đánh giá.

Ngày 11/5, tại hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN với tư cách là người chủ trì, Tổng thống Indonesia Joko Widodo khẳng định không có tiến triển đáng kể trong việc thực hiện thỏa thuận hòa bình năm điểm mà chính quyền quân sự Myanmar đã nhất trí với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cách đây 2 năm. Có thể thấy, hòa bình cho Myanmar còn khá xa vời.
Người biểu tình phản đối đảo chính quân sự ở Mandalay, Myanmar. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2023
Chính quyền quân sự Myanmar gia hạn tình trạng khẩn cấp trong nước thêm 6 tháng
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала