G7 và EU định cấm tái khởi động đường ống dẫn khí đốt của Nga

© Sputnik / Maxim BogodvidKhai thác dầu mỏ
Khai thác dầu mỏ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2023
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima từ ngày 19 tháng 5 đến ngày 21 tháng 5, các nước G7 và Liên minh châu Âu dự định cấm xuất khẩu khí đốt của Nga thông qua các đường ống mà nguồn cung trước đó đã bị đình chỉ, báo Financial Times đưa tin, viện dẫn các nguồn tin.

"G7 và EU sẽ cấm nhập khẩu khí đốt của Nga thông qua các tuyến đường mà Moskva đã đình chỉ giao hàng, hoạt động buôn bán khí đốt qua đường ống đã bị các cường quốc phương Tây chặn trước (kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina)", - bài báo viết.

Cần lưu ý rằng quyết định được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima sẽ ngăn cản việc nối lại xuất khẩu khí đốt của Nga thông qua các tuyến đường đến các nước như Ba Lan và Đức. Theo tờ báo, các cường quốc phương Tây đang cố gắng gia tăng áp lực kinh tế lên Liên bang Nga, họ muốn đạt được sự đảm bảo rằng Nga sẽ không thể tăng doanh thu năng lượng của mình.
Đường ống dẫn dầu Druzhba bắt đầu từ đây. Quận Almetevsky, Tatarstan - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2023
EU đề xuất ngừng cung cấp dầu qua đường ống Druzhba
Một trong những quan chức ẩn danh cho biết: quyết định cấm khởi động lại các đường ống dẫn khí đốt của Nga được đưa ra "để đảm bảo rằng trong tương lai các đối tác không thay đổi ý định" về việc hủy bỏ nguồn cung cấp khí đốt của Nga.
Trước đó, Bloomberg cũng đưa tin EU đề xuất chính thức ngừng giao hàng từ Liên bang Nga thông qua đường ống dẫn dầu Druzhba tới Đức và Ba Lan.

Các biện pháp trừng phạt chống Nga

Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Matxcơva.
Các nước thuộc Liên minh Châu Âu xem xét phương án từ bỏ dầu mỏ và khí đốt của Nga. Nhiều quốc gia tuyên bố đóng băng tài sản của Nga và kêu gọi từ bỏ năng lượng Nga. Tất cả những điều này đã trở thành vấn đề đối với Mỹ và châu Âu, khiến giá nhiên liệu và lương thực tăng mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала