Vì sao đất đai là lĩnh vực bị khiếu kiện phức tạp nhất ở Việt Nam?

© Ảnh : Thống Nhất-TTXVNChủ tịch nước Võ Văn Thưởng làm việc với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng làm việc với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2023
Đăng ký
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí cho biết, ở Việt Nam, đất đai vừa là nguồn lực lớn phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng là lĩnh vực bị khiếu kiện, khởi kiện và tranh chấp phức tạp nhất.
Điểm danh sai phạm ở Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí nhấn mạnh, đây đều là những vụ án lớn, tính chất tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Cùng với đó, Viện trưởng Lê Minh Trí tiếp tục kiến nghị tăng chế tài phạt tiền, giảm phạt tù với tội tham nhũng. Ông cho rằng, trên thực tế, cán bộ vi phạm pháp luật không chỉ là tội phạm tham nhũng mà nhiều trường hợp là tội phạm kinh tế, chức vụ nhưng không có yếu tố vụ lợi, do đó cần có chính sách nhân văn, thuyết phục, tăng phạt tiền, giảm phạt tù.

Cán bộ nhà nước cấu kết với doanh nghiệp tham nhũng

Mới đây, đồng chí Lê Minh Trí vừa tổng hợp báo cáo gửi Quốc hội về công tác của Viện trưởng VKSND Tối cao. Báo cáo nêu rõ, trong 6 tháng đầu năm nay, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp và có chiều hướng tăng so với cùng kỳ năm trước.
Chồng tài liệu trên bàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2023
Cán bộ ở nhiều tình bị kỷ luật do các sai phạm liên quan đến đất đai
Trong đó, tội phạm kinh tế nổi lên với các sai phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đấu giá, đất đai, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, lợi dụng chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, còn xảy ra nhiều vụ án về tội tham nhũng, chức vụ với nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp, có quy mô tổ chức gây hậu quả đặc biệt lớn tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước...
Trong 6 tháng đầu năm, có hơn 48.000 vụ án hình sự đã được các cơ quan phát hiện, khởi tố, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2022.
Báo cáo của VKSND Tối cao ghi nhận, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, sở hữu và môi trường tăng nhiều nhất, xảy ra trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, ngân hàng, đấu thầu, mua sắm tài sản công nhằm chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn.
Các vụ án điển hình có thể kể đến như vụ Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh cùng đồng phạm sử dụng 3 công ty thành viên phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỷ đồng; vụ án Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng đồng phạm phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định, chiếm đoạt hàng trăm nghìn tỷ đồng của người dân trong thời gian 2018-2019…
Viện trưởng VKSND Tối cao nêu rõ, các cơ quan đã khởi tố mới 459 vụ (tăng 109,6%) tội phạm tham nhũng, chức vụ. Đặc biệt, các cơ quan đã khởi tố, điều tra nhiều vụ án lớn, có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, có sự cấu kết chặt chẽ giữa cán bộ Nhà nước với các công ty, doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực đất đai, chứng khoán, trái phiếu, y tế, giáo dục và đăng kiểm, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Điển hình là vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Rửa tiền" xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan;
Hay như vụ án "Vi phạm quy định về hoạt động Ngân hàng" xảy ra tại Ngân hàng SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; vụ án "Đưa và nhận hối lộ xảy ra tại Cục đăng kiểm - Bộ GTVT và các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, Chi cục đăng kiểm tại TPHCM và các tỉnh, thành phố trên cả nước...
Trong những tháng đầu năm, số vụ án về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, sở hữu đã được khởi tố là 19.500 vụ (tăng 36%). Trong đó, sai phạm chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, ngân hàng, đấu thầu, mua sắm tài sản công; lừa đảo chiếm đoạt trên không gian mạng; cưỡng đoạt tài sản dưới hình thức đòi nợ thuê núp bóng doanh nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh tập trung khởi động nhiều dự án quan trọng - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2023
Loạt địa phương, tập đoàn lớn sắp bị thanh tra về đất đai, khoáng sản
Viện trưởng Lê Minh Trí cho rằng, sở dĩ các vụ phạm tội có xu hướng tăng là do tình hình kinh tế xã hội có nhiều khó khăn, tác động tiêu cực, dẫn đến gia tăng nhiều loại tội phạm.
Nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới xuất hiện. Trong khi đó, công tác quản lý Nhà nước trong một số lĩnh vực còn chưa chặt chẽ, tạo kẽ hở để một số cán bộ lợi dụng.

Đất đai là lĩnh vực khiếu kiện phức tạp nhất

Về khiếu kiện hành chính, Viện trưởng Lê Minh Trí cho biết, các khiếu kiện hành chính ngày càng trở nên phức tạp, chủ yếu phát sinh từ công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Theo đó, đất đai vừa là nguồn lực lớn phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng là lĩnh vực bị khiếu kiện, khởi kiện và tranh chấp phức tạp nhất.
Việc giải quyết khiếu nại không triệt để đã dẫn đến khởi kiện tại tòa án. Chỉ trong nửa năm đầu 2023, viện kiểm sát các cấp đã kiểm sát việc giải quyết 6.646 vụ án hành chính sơ thẩm (giảm 0,5%).
Theo lãnh đạo VKDND Tối cao, nguyên nhân chủ yếu là do việc áp dụng các quy định qua các thời kỳ về mức bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất chưa giải quyết được lợi ích hài hòa giữa người dân có đất, lợi ích Nhà nước và doanh nghiệp, chưa tạo ra sự đồng thuận của người dân. Bên cạnh đó, công tác quản lý đất đai ở một số địa phương còn chưa đúng quy định của pháp luật.
Cũng theo ông Trí, các tài liệu liên quan đến đất đai được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau qua các thời kỳ và thường xuyên thay đổi. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc quản lý đất ở một số địa phương còn chưa tuân thủ các quy định của luật Đất đai.

Tăng phạt tiền, giảm phạt tù với cán bộ phạm tội không vụ lợi

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Viện trưởng VKSND Tối cao đề nghị Quốc hội chỉ đạo nghiên cứu xây dựng chính sách xử lý tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, tham nhũng, chức vụ, bảo đảm yêu cầu vừa nghiêm trị, vừa khoan hồng theo hướng xử lý nghiêm người chủ mưu cầm đầu, có động cơ vụ lợi để răn đe, giáo dục chung.
VKSND Tối cao kiến nghị phân hóa, tạo điều kiện cho chủ thể sai phạm khắc phục hậu quả, giảm nhẹ cho người vi phạm do chấp hành mệnh lệnh, không vụ lợi nhằm làm tốt hơn việc thu hồi tài sản Nhà nước bị tham nhũng, thất thoát.
Viện trưởng Lê Minh Trí cho rằng, trên thực tế, cán bộ vi phạm pháp luật không chỉ là tội phạm tham nhũng mà nhiều trường hợp là tội phạm kinh tế, chức vụ nhưng không có yếu tố vụ lợi.
Cảnh Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2023
Đề nghị Quốc hội chưa nên vội vã thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
"Chính sách hình sự cần cân nhắc sửa đổi mức hình phạt, mức tính hậu quả thiệt hại hiện nay và tăng chế tài phạt tiền, giảm chế tài phạt tù để có chính sách xử lý hiệu quả hơn, vừa nghiêm trị, vừa nhân văn, thuyết phục", báo cáo nêu rõ.
Viện trưởng VKSND tối cao cho biết, đã chỉ đạo người đứng đầu các cấp Kiểm sát phải đánh giá đúng khả năng công tác của mỗi cán bộ để sắp xếp, phân công, chuyển đổi vị trí công tác. Điều này có mục đích nhằm khắc phục tính trì trệ, "ở quá lâu tại một vị trí, lĩnh vực công tác", qua đó góp phần củng cố, tăng cường hơn nữa công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ.
Bên cạnh đó, ngành kiểm sát cũng tăng cường thanh tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề, tập trung vào những lĩnh vực, khâu công tác và đơn vị còn hạn chế, yếu kém; làm rõ và xử lý vi phạm đối với cán bộ, đảng viên.
Trong trường hợp quá trình kiểm tra, thanh tra của cấp trên phát hiện vi phạm thì sẽ xem xét xử lý nghiêm trách nhiệm của người phụ trách, người đứng đầu đơn vị đó.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала