Đề nghị Quốc hội chưa nên vội vã thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

© iStock.com / МinhdavCảnh Hà Nội
Cảnh Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2023
Đăng ký
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh vừa thay mặt Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam báo cáo về kết quả lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Theo đó, nhiều ý kiến trong nhân dân đề nghị Quốc hội cân nhắc, xem xét có nên thông qua Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vào kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV hay không, có thể lùi thời hạn thông qua để có thời gian nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện dự thảo.

Hơn 8 triệu lượt ý kiến góp ý về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc (MTTQ) Việt Nam vừa hoàn thành báo cáo tổng hợp việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Theo thông tin được báo Pháp luật TP.HCM phản ánh, tính đến ngày 18/3, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổng hợp báo cáo, ý kiến góp ý từ 12 hội nghị lấy ý kiến ở cấp trung ương; tập hợp báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 25 tổ chức thành viên và nhiều ý kiến góp ý trực tiếp từ các tổ chức, cá nhân thông qua các hình thức lấy ý kiến của MTTQ Việt Nam.
Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố đã tổ chức 51.153 hội nghị, hội thảo với 1,3 triệu lượt góp ý kiến.
Tổng cộng, MTTQ Việt Nam các cấp đã nhận được 8,36 triệu ý kiến góp ý cụ thể vào từng nội dung dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Trẻ mầm non đi qua đường, Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2023
Vụ "lấy ý kiến trẻ mầm non về dự thảo Luật đất đai": Do văn bản thiếu chữ, gây hiểu lầm
Theo đó, báo cáo khẳng định việc tổ chức lấy kiến Nhân dân rộng rãi lần này đã phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
“Việc này cũng góp phần tạo sự thống nhất và đồng thuận trong Nhân dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai”, - Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nêu rõ.
Qua đó đã nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ, đây cũng là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.
Việc lấy ý kiến cũng là để tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - theo Hiến pháp.

Quốc hội chưa nên vội vã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)?

Cùng với đó, MTTQ Việt Nam cũng phản ánh một số ý kiến trong Nhân dân cho rằng việc sửa đổi Luật lần này cần thêm thời gian, việc lấy ý kiến Nhân dân là cần thiết nhưng “công tác tổ chức còn gấp gáp, không tránh khỏi đâu đó sẽ hình thức, thiếu thực chất”.
Và vì vậy số ý kiến này "đề nghị Quốc hội cân nhắc, xem xét có nên thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) vào kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, có thể lùi thời hạn thông qua để có thời gian nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện dự thảo”
Các ý kiến này góp ý rằng dù bản dự thảo đã cơ bản thể chế hóa những chính sách lớn tại Nghị quyết 18-NQ/TW tháng 6-2022 của BCH Trung ương về "tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao", nhưng vẫn còn một số nội dung chưa thật sự phù hợp hoặc thể chế chưa đầy đủ.
Thậm chí nhiều điều luật trong dự thảo không mang tính quy phạm mà diễn đạt lại nội dung của Nghị quyết, chưa quy định rõ quyền, trách nhiệm của từng chủ thể trong quan hệ pháp luật về đất đai.
Đó là các điều luật quy định về việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đô thị; việc bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ; về tính độc lập của hội đồng thẩm định giá đất và quy định đánh thuế cao hơn với người sở hữu nhiều diện tích đất; chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và bảo vệ lợi ích người sử dụng đất.
Hình ảnh lấy ý kiến tham gia của trẻ em vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gây xôn xao mạng xã hội sáng 10/3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2023
Lấy ý kiến của trẻ em về dự thảo Luật Đất đai có cần thiết?
Đi vào chi tiết kỹ thuật lập pháp, báo cáo tổng hợp nhóm ý kiến này cho rằng còn nhiều nội dung cần tiếp tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc. Chẳng hạn, cho rằng Quốc hội sửa đổi toàn diện Luật Đất đai, nhưng dự thảo có tới 50 điều ủy quyền cho Chính phủ và Bộ TN&MT quy định chi tiết. Thậm chí là giao Chính phủ quy định cả những điều hạn chế quyền con người, quyền công dân mà Điều 14 Hiến pháp bắt buộc phải quy định bằng luật.
“Việc sử dụng các cụm từ, thuật ngữ trong dự thảo đang được thực hiện không nhất quán. Cần phân định các khái niệm “định giá đất”, “định giá quyền sử dụng đất”; “giá đất”,“giá quyền sử dụng đất”; “chuyển nhượng đất”, “chuyển nhượng quyền sử dụng đất”; “thu hồi đất”, “thu hồi quyền sử dụng đất”, - báo cáo tổng hợp việc lấy ý kiến nhân dân từ góc nhìn của MTTQ Việt Nam nêu rõ.
Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Trương Thị Ngọc Ánh tái khẳng định, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) diễn ra từ ngày 3/1/2023 đến hết ngày 15/3/2023. Nhìn chung, việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo Luật đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu, bằng nhiều hình thức, có phân loại đối tượng, phát huy tối đa sức mạnh của từng đối tượng lấy ý kiến; bảo đảm tính chuyên sâu, hiệu quả và chất lượng.

Thế nào là có điều kiện sống bằng khoặc tốt hơn nơi ở cũ?

Về việc bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, đây là quy định hết sức nhân văn thể hiện bản chất ưu việt của chế độ.
Dự thảo Luật đã cụ thể hóa quan điểm này tại điểm a khoản 4 Điều 85 về trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và Điều 89 về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.
Tuy nhiên cả 2 vấn đề đều chưa thực sự rõ ràng, cụ thể trong dự thảo. Điểm 2 khoản 4 Điều 85 là chưa đủ để thể chế hết quan điểm tại Nghị quyết, cần cụ thể hóa hơn nữa trong luật đến việc triển khai thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư (như chi trả tiền bồi thường, bố trí tái định cư xong), sau đó mới ban hành quyết định thu hồi đất.
Điều 3 dự thảo Luật không giải thích khái niệm thế nào là “có điều kiện sống bằng khoặc tốt hơn nơi ở cũ” và dự thảo cũng không đưa ra tiêu chí hay phương thức đối sánh trước khi bồi thường và sau khi bồi thường để định lượng việc Nhà nước bồi thường cho người bị thu hồi đất có điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ hay không. Khoản 2 Điều 89 gần như diễn đạt lại nội dung của Nghị quyết.
Toàn cảnh thành phố Hồ Chí Minh lúc hoàng hôn - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2023
Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Hết thời giàu nhanh từ đất?
Các ý kiến đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung, cụ thể hóa nguyên tắc đề cập tại khoản 2 Điều 89 của dự thảo. Theo đó, một là giải thích rõ hiểu thế nào là người bị thu hồi đất sau khi được bồi thường có điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Hai là, bổ sung quy định về một số tiêu chí đánh giá cụ thể, mang tính định lượng việc Nhà nước bồi thường cho người có đất bị thu hồi.
“Dự thảo nên cân nhắc các khía cạnh về cơ sở hạ tầng, điều kiện ổn định cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân (điện, đường, trường, trạm, hệ thống cấp, thoát nước, thông tin liên lạc, xử lý môi trường, điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm)”, - ý kiến nhân dân góp ý.

Trình dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trước 1/4

Được biết, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 164/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Theo thống kê của Bộ TN&MT, tính đến hết ngày 15/3, đã có 7.979 lượt ý kiến của các tổ chức, cá nhân trên cả nước góp ý đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thông qua website lấy ý kiến nhân dân của Bộ.
Để bảo đảm việc tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến của nhân dân đúng tiến độ, chất lượng theo yêu cầu của Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; và Nghị quyết số 170/NQ-CP của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường (đồng thời gửi Ủy ban Kinh tế Quốc hội).
Quang cảnh phiên họp Quốc hội sáng 29/3.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2021
Đại biểu QH tỉnh Kiên Giang: “Hy vọng không lùi, rút với Luật Đất đai”
Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường đôn đốc việc gửi báo cáo theo đúng kế hoạch của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các trường hợp chậm trễ trong việc gửi báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân.
Bộ TN&MT phải tập trung mọi nguồn lực để tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ, toàn diện, khách quan tất cả ý kiến của nhân dân, bảo đảm chất lượng, thời hạn để xây dựng Báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đồng thời hoàn thiện dự án Luật đất đai (sửa đổi) trình Chính phủ trước ngày 1/4/2023.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала