https://kevesko.vn/20230519/viet-nam-xem-xet-cong-bo-het-dich-covid-19-23100030.html
Việt Nam xem xét công bố hết dịch COVID-19
Việt Nam xem xét công bố hết dịch COVID-19
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế chuẩn bị hồ sơ để chuyển dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch. 19.05.2023, Sputnik Việt Nam
2023-05-19T16:03+0700
2023-05-19T16:03+0700
2023-05-19T16:06+0700
việt nam
thông tin
covid-19 tại việt nam
bộ y tế việt nam
chính phủ
ảnh hưởng về kinh tế-xã hội của đại dịch covid-19
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/1b/13945315_0:119:1276:837_1920x0_80_0_0_d53cdf4e4461ea35e36b0121a9cedf3e.jpg
Theo Tuổi Trẻ, Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 3575 gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan về công tác phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.Xét báo cáo của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ theo quy định để chuyển dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch.Bộ Y tế trình hồ sơ này để Thủ tướng xem xét, quyết định.Đồng ý kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 theo đề xuất của Bộ Y tế. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ để trình Thủ tướng xem xét, quyết định.Bộ Y tế chuẩn bị nội dung, chương trình, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức họp Ban Chỉ đạo quốc gia vào ngày 27/5/2023 để công bố kết thúc nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế căn cứ khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và tình hình thực tế dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, xây dựng kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch COVID-19 giai đoạn 2023 - 2025, ban hành theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.Tuy nhiên trước đó, tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cũng đã tái khẳng định, việc chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với COVID-19 không có nghĩa rằng đã chấm dứt đại dịch, không còn là mối đe dọa trên toàn cầu hay ở Việt Nam.WHO cũng đưa ra 7 khuyến nghị cho Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian tới, bao gồm: Duy trì những thành tựu đã đạt được và những đầu tư đã thực hiện trong việc ứng phó với bệnh truyền nhiễm thông qua COVID-19; tích hợp tiêm phòng Covid-19 vào các chương trình tiêm chủng thường quy; tích hợp giám sát Covid-19 với giám sát các mầm bệnh đường hô hấp khác; bảo đảm có nguồn cung cấp vaccine tốt, chẩn đoán và điều trị tốt.Các khuyến cáo nữa là tiếp tục làm việc, gắn kết sự tham gia và truyền thông tới các cộng đồng. Về các biện pháp liên quan đến đi lại, Việt Nam thực chất đã dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế đi lại từ tháng 3/2022 khi hướng tới quản lý bền vững COVID-19. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục rà soát và cập nhật kế hoạch đáp ứng quốc gia và sẵn sàng, linh hoạt, nếu cần thiết có thể tái thiết lập các biện pháp y tế công cộng và xã hội, dựa trên tình hình dịch và đánh giá nguy cơ.Cuối cùng là cần tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu về cả hiệu quả và hiệu suất của vaccine, cũng như tình trạng hậu COVID-19. Theo Tiến sĩ Angela Pratt, trong bối cảnh tình hình hiện nay ở Việt Nam các ca nhiễm đang có xu hướng gia tăng, cần tiếp tục theo dõi sát sao, lưu ý rằng có thể cần điều chỉnh các biện pháp ứng phó và theo dõi chặt chẽ các cơ sở khám chữa bệnh.Đặc biệt, cần giám sát chặt chẽ năng lực các cơ sở và chăm sóc đặc biệt để đảm bảo rằng các cơ sở và nhân viên y tế không bị quá tải.
https://kevesko.vn/20230503/viet-nam-tu-tin-kiem-soat-covid-19-22796589.html
https://kevesko.vn/20230506/who-loai-bo-covid-19-gan-nhu-la-dieu-khong-the-22875344.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/1b/13945315_1:0:1276:956_1920x0_80_0_0_9d46bc1817fb54963e11f54c54c6de19.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, covid-19 tại việt nam, bộ y tế việt nam, chính phủ, ảnh hưởng về kinh tế-xã hội của đại dịch covid-19
việt nam, thông tin, covid-19 tại việt nam, bộ y tế việt nam, chính phủ, ảnh hưởng về kinh tế-xã hội của đại dịch covid-19
Việt Nam xem xét công bố hết dịch COVID-19
16:03 19.05.2023 (Đã cập nhật: 16:06 19.05.2023) HÀ NỘI (Sputnik) - Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế chuẩn bị hồ sơ để chuyển dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch.
Theo Tuổi Trẻ, Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 3575 gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan về công tác phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Xét báo cáo của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch
COVID-19 trong tình hình mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ theo quy định để chuyển dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch.
Bộ Y tế trình hồ sơ này để Thủ tướng xem xét, quyết định.
Đồng ý kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 theo đề xuất của
Bộ Y tế. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ để trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Bộ Y tế chuẩn bị nội dung, chương trình, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức họp Ban Chỉ đạo quốc gia vào ngày 27/5/2023 để công bố kết thúc nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế căn cứ khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và tình hình thực tế dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, xây dựng kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch COVID-19 giai đoạn 2023 - 2025, ban hành theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Tuy nhiên trước đó, tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng
đại diện WHO tại Việt Nam cũng đã tái khẳng định, việc chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với COVID-19 không có nghĩa rằng đã chấm dứt đại dịch, không còn là mối đe dọa trên toàn cầu hay ở Việt Nam.
WHO cũng đưa ra 7 khuyến nghị cho Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian tới, bao gồm: Duy trì những thành tựu đã đạt được và những đầu tư đã thực hiện trong việc ứng phó với bệnh truyền nhiễm thông qua COVID-19; tích hợp tiêm phòng Covid-19 vào các chương trình tiêm chủng thường quy; tích hợp giám sát Covid-19 với giám sát các mầm bệnh đường hô hấp khác; bảo đảm có nguồn cung cấp vaccine tốt, chẩn đoán và điều trị tốt.
Các khuyến cáo nữa là tiếp tục làm việc, gắn kết sự tham gia và truyền thông tới các cộng đồng. Về các biện pháp liên quan đến đi lại, Việt Nam thực chất đã dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế đi lại từ tháng 3/2022 khi hướng tới quản lý bền vững COVID-19. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục rà soát và cập nhật kế hoạch đáp ứng quốc gia và sẵn sàng, linh hoạt, nếu cần thiết có thể tái thiết lập các biện pháp y tế công cộng và xã hội, dựa trên tình hình dịch và đánh giá nguy cơ.
Cuối cùng là cần tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu về cả hiệu quả và
hiệu suất của vaccine, cũng như tình trạng hậu COVID-19. Theo Tiến sĩ Angela Pratt, trong bối cảnh tình hình hiện nay ở Việt Nam các ca nhiễm đang có xu hướng gia tăng, cần tiếp tục theo dõi sát sao, lưu ý rằng có thể cần điều chỉnh các biện pháp ứng phó và theo dõi chặt chẽ các cơ sở khám chữa bệnh.
Đặc biệt, cần giám sát chặt chẽ năng lực các cơ sở và chăm sóc đặc biệt để đảm bảo rằng các cơ sở và nhân viên y tế không bị quá tải.