https://kevesko.vn/20230522/nam-1903-cuoi-voi-di-tham-ha-noi--23068435.html
Năm 1903: Cưỡi voi đi thăm Hà Nội
Năm 1903: Cưỡi voi đi thăm Hà Nội
Sputnik Việt Nam
Đến năm 1903, hàng chục lữ khách người Nga đã đến Việt Nam. Nhưng phần lớn số này đến miền Nam, ở Sài Gòn. Vì thế ghi chép của nhà báo Denis Levitov xuất bản... 22.05.2023, Sputnik Việt Nam
2023-05-22T06:41+0700
2023-05-22T06:41+0700
2023-05-22T06:41+0700
những trang sử vàng
tác giả
quan điểm-ý kiến
chuyên gia
nga
hà nội
mỏ than
việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/05/11/23069336_0:72:1117:700_1920x0_80_0_0_0faad687d695f5a071391c3f01ffdb36.jpg
Điều đầu tiên mà nhà báo Nga nhận thấy ở Hà Nội là vẻ sạch sẽ của các đường phố, sự ngăn nắp và sang trọng của những công trình. Sau đó, khi giao tiếp với đại diện của nhiều quốc gia khác, ông thấy rằng, điều này cũng gây ấn tượng mạnh với họ. Nhà báo trìu mến viết về những người phụ nữ Việt Nam mà ông nhìn thấy ở Hà Nội và trong các làng quê xung quanh, về các tiết mục trình diễn sân khấu. Ông mô tả cả diện mạo của những người lính Việt thời ấy. Trên đầu anh lính, thay vì mũ lại là một tấm bảng sơn tròn bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Binh lính Việt mặc áo dài xanh nước biển hoặc màu đỏ và đi chân đất.Sau khi đến Hà Nội, nhà báo Nga ngay lập tức đến đại lộ thời ấy mang tên Gambetta, nơi diễn ra triển lãm công nghiệp và thủ công nghiệp vùng Viễn Đông-Đông Nam Á. Levitov thu hút sự chú ý của độc giả đến diện tích rộng lớn của cuộc triển lãm. Mặc dù nhà báo đã đến dự khai mạc, ông nhận ra rằng không thể đi bộ xem toàn bộ triển lãm. Vì thế ông phải sử dụng một phương tiện giao thông vận tải đặc biệt cho du khách. Đó không phải là tàu điện, tại thời gian đó đã leng keng tại Hà Nội, cũng không phải là xe đạp, khi đó bắt đầu xuất hiện trên đường phố. Đây là những con voi. Những con vật khổng lồ được người điều khiển đưa du khách từ khu này đến khu khác trong triển lãm. Với sơ đồ triển lãm trong tay, nhà báo Nga leo lên một trong những con voi và bắt đầu làm quen với các gian trưng bày.Levitov cho biết, trên lãnh thổ triển lãm có rất nhiều gian trưng bày. Tòa nhà trung tâm là Cung điện Nghệ thuật. Ở cả hai bên của nó có gian trưng bày của tất cả các khu vực tham gia triển lãm. Philippines có gian trưng bày lớn nhất. Vào thời điểm đó, Philippines là thuộc địa của Hoa Kỳ, và người Mỹ đã tận dụng cơ hội để trưng bày các mặt hàng mà họ xuất khẩu từ thuộc địa này. Tuy nhiên, nhà báo Nga đặc biệt quan tâm không phải đến gian trưng bày của Philippines, mà đến gian hàng Việt Nam.Nhà báo Nga viết về nền kinh tế Việt Nam 120 năm trướcSau khi làm quen với các hiện vật trên gian triển lãm của Việt Nam, ông Levitov, là người đã đến thăm nhiều nước ở châu Á, lưu ý rằng, người Pháp đã không đạt được nhiều thành công trong quá trình phát triển hoạt động nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Theo Levitov, dưới thời Pháp thuộc, ở Việt Nam chỉ có ngành sản xuất bông sợi là phát triển. Ba nhà máy như vậy đã trưng bày sản phẩm của họ tại triển lãm: hai nhà máy từ Hà Nội và một nhà máy từ Hải Phòng. Cuộn sợi có trọng lượng 160 kg đã được bán với giá 115 đồng bạc Đông Dương, khi đó số tiền này tương ứng với 2,5 kg bạc.Nhà báo Nga cũng chú ý đến gian hàng Việt Nam giới thiệu các sản phẩm của ngành công nghiệp than. Ông kể với các độc giả của tờ báo rằng, mỏ than chính của Việt Nam nằm tại Hòn Gai. Than khai thác ở đó được sử dụng sau khi phối trộn với than nhập khẩu từ Nhật Bản. Than đá được sử dụng nhiều nhất trên tuyến đường sắt Bắc Bộ. Vốn quen với cách khai thác than của Nga trong các hầm mỏ dưới lòng đất, lần đầu tiên ông Levitov thấy tại gian hàng Việt các mô hình khai thác than lộ thiên. Và ông lấy làm tiếc rằng việc sản xuất than ở Hòn Gai có xu hướng suy giảm. Xin nhắc lại, đó là vào năm 1903. Sau 5-6 thập kỷ, xu hướng này đã bị phá vỡ, khai thác than tại khu vực Hòn Gai đã tăng lên hàng trăm lần. Nhưng ngay cả ngày nay lượng than vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng.Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam vẫn duy trì sức hấp dẫnNhà báo Nga nói với độc giả về các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam được trưng bày tại triển lãm. Ông thích nhất những tấm chiếu. Levitov cho rằng, những tấm chiếu này tốt và thú vị, thậm chí còn tốt hơn so với sản phẩm Nhật Bản, nhưng quy mô sản xuất nhỏ và gần như tất cả mọi sản phẩm được gửi bán tại Hồng Kông. Cách đây 120 năm, nhà báo Nga đã lưu ý rằng, chất lượng của những tấm chiếu đó rât tốt, và ngành sản xuất này nhất định gia tăng và sẽ trở thành một khoản thu quan trọng của xuất khẩu Việt Nam. Hiện nay, chúng ta thấy rằng tác giả bài báo đã không lầm. Những tấm chiếu như vậy có mặt trong nhiều gia đình người Nga. Và tại các hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu được tổ chức ở Matxcơva, nơi bán chiếu thu hút số lượng lớn khách lớn nhất.Levitov đã dành một bài riêng cho ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống ở Việt Nam - nghề làm giấy, mà như nhà báo Nga nhận thấy, đã khởi đầu tại Việt Nam từ sớm hơn châu Âu nhiều thế kỷ.Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của du khách NgaVào một ngày ở Hà Nội, Levitov lên tàu điện và đến "làng giấy" ở ngoại ô. Ông gọi làng này như vậy bởi vì trong mỗi ngôi nhà đều diễn ra công đoạn sản xuất giấy, đặc biệt là đơn giản nhất và rẻ nhất. Để tổ chức quá trình sản xuất, Levitov viết, chỉ cần có nước và một số tiền rất nhỏ để bố trí thùng nước để làm mềm các khối gỗ. Trước con mắt thán phục của nhà báo Nga, một phụ nữ đã làm ra cả trăm tờ giấy chỉ trong vòng nửa giờ. Và như vậy - mỗi ngôi nhà đều là một xưởng thợ. Nhà báo khẳng định rằng, người châu Âu, mặc dù có tất cả máy móc của họ, vẫn không thể thiết lập được quá trình sản xuất giấy rẻ tiền như vậy. Levitov đã mô tả quá trình này một cách chi tiết, cụ thể. Chỉ một người thực sự quan tâm và thậm chí thán phục những gì ông ta nhìn thấy mới có thể làm như vậy.Từ đó lại đây đã trôi qua 120 năm. Trong khoảng thời gian đó, thế giới đã biến đổi khó nhận biết, cuộc sống của nhân loại đã thay đổi, tính cách con người cũng thay đổi theo thời gian. Và tàu điện bị rỡ bỏ và không còn được sử dụng ở Hà Nội. Thế nhưng nghề sản xuất giấy thủ công ở Việt Nam thì vẫn được bảo tồn. Và ấn tượng mạnh đối với các vị khách Nga thì vẫn mạnh y như trước. Không thay đổi còn là mong muốn của người Nga được làm quen gần hơn với quá trình thú vị của nghề thủ công này. Một minh chứng cho điều đó là chương trình trên kênh truyền hình "Nước Nga" dành riêng nói về Việt Nam trong chuyên mục "Kiếm tìm những chuyện phiêu lưu".Tác giả và người dẫn chương trình này đã đến thăm làng quê Việt, có thể chính là nơi từng ghi dấu chân Denis Levitov năm 1903. Nhưng người cùng thời của chúng ta không chỉ quan sát, mà còn thân chinh tham gia vào chu trình làm giấy — tự tay khuấy bột giấy, đổ vào khuôn dành cho tờ giấy tương lai. Truyền hình không chỉ kể mà còn cho thấy những truyền thống cổ xưa của Việt Nam về sản xuất giấy thủ công đã được bảo lưu gìn giữ như thế nào. Và những thông tin hấp dẫn này không chỉ mang tới cho mấy nghìn độc giả như thời năm 1903 với những ghi chép của Denis Levitov, mà là phổ cập đến hàng chục triệu người xem.
https://kevesko.vn/20230515/bao-nga-tren-dat-trung-hoa-viet-ve-viet-nam-22941704.html
https://kevesko.vn/20230227/sai-gon-cuoi-the-ky-19-qua-con-mat-du-khach-nga-21390837.html
hà nội
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/05/11/23069336_0:0:933:700_1920x0_80_0_0_9638837b3b3ce5f22458eb164d605f4d.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tác giả, quan điểm-ý kiến, chuyên gia, nga, hà nội, mỏ than, việt nam
tác giả, quan điểm-ý kiến, chuyên gia, nga, hà nội, mỏ than, việt nam
Năm 1903: Cưỡi voi đi thăm Hà Nội
Đến năm 1903, hàng chục lữ khách người Nga đã đến Việt Nam. Nhưng phần lớn số này đến miền Nam, ở Sài Gòn. Vì thế ghi chép của nhà báo Denis Levitov xuất bản năm 1903 trên tờ báo "Vùng đất mới" càng đặc biệt thú vị, vì kể về miền Trung và miền Bắc Việt Nam.
Điều đầu tiên mà nhà báo Nga nhận thấy ở Hà Nội là vẻ sạch sẽ của các đường phố, sự ngăn nắp và sang trọng của những công trình. Sau đó, khi giao tiếp với đại diện của nhiều quốc gia khác, ông thấy rằng, điều này cũng gây ấn tượng mạnh với họ. Nhà báo trìu mến viết về những
người phụ nữ Việt Nam mà ông nhìn thấy ở Hà Nội và trong các làng quê xung quanh, về các tiết mục trình diễn sân khấu. Ông mô tả cả diện mạo của những người lính Việt thời ấy. Trên đầu anh lính, thay vì mũ lại là một tấm bảng sơn tròn bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Binh lính Việt mặc áo dài xanh nước biển hoặc màu đỏ và đi chân đất.
Sau khi đến Hà Nội, nhà báo Nga ngay lập tức đến đại lộ thời ấy mang tên Gambetta, nơi diễn ra triển lãm công nghiệp và thủ công nghiệp vùng Viễn Đông-Đông Nam Á. Levitov thu hút sự chú ý của độc giả đến diện tích rộng lớn của cuộc triển lãm. Mặc dù nhà báo đã đến dự khai mạc, ông nhận ra rằng không thể đi bộ xem toàn bộ triển lãm. Vì thế ông phải sử dụng một phương tiện giao thông vận tải đặc biệt cho du khách. Đó không phải là tàu điện, tại thời gian đó đã leng keng tại Hà Nội, cũng không phải là xe đạp, khi đó bắt đầu xuất hiện trên đường phố. Đây là những con voi. Những con vật khổng lồ được người điều khiển đưa du khách từ khu này đến khu khác trong triển lãm. Với sơ đồ triển lãm trong tay, nhà báo Nga leo lên một trong những con voi và bắt đầu làm quen với các gian trưng bày.
Levitov cho biết, trên lãnh thổ triển lãm có rất nhiều gian trưng bày. Tòa nhà trung tâm là Cung điện Nghệ thuật. Ở cả hai bên của nó có gian trưng bày của tất cả các khu vực tham gia triển lãm. Philippines có gian trưng bày lớn nhất. Vào thời điểm đó, Philippines là thuộc địa của Hoa Kỳ, và người Mỹ đã tận dụng cơ hội để trưng bày các mặt hàng mà họ xuất khẩu từ thuộc địa này. Tuy nhiên, nhà báo Nga đặc biệt quan tâm không phải đến gian trưng bày của Philippines, mà đến gian hàng Việt Nam.
Nhà báo Nga viết về nền kinh tế Việt Nam 120 năm trước
Sau khi làm quen với các hiện vật trên gian triển lãm của Việt Nam, ông Levitov, là người đã đến thăm nhiều nước ở châu Á, lưu ý rằng, người Pháp đã không đạt được nhiều thành công trong quá trình phát triển hoạt động nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Theo Levitov, dưới thời Pháp thuộc, ở Việt Nam chỉ có ngành sản xuất bông sợi là phát triển. Ba nhà máy như vậy đã trưng bày sản phẩm của họ tại triển lãm: hai nhà máy từ Hà Nội và một nhà máy từ
Hải Phòng. Cuộn sợi có trọng lượng 160 kg đã được bán với giá 115 đồng bạc Đông Dương, khi đó số tiền này tương ứng với 2,5 kg bạc.
Nhà báo Nga cũng chú ý đến gian hàng Việt Nam giới thiệu các sản phẩm của ngành công nghiệp than. Ông kể với các độc giả của tờ báo rằng, mỏ than chính của Việt Nam nằm tại Hòn Gai. Than khai thác ở đó được sử dụng sau khi phối trộn với than nhập khẩu từ Nhật Bản. Than đá được sử dụng nhiều nhất trên tuyến
đường sắt Bắc Bộ. Vốn quen với cách khai thác than của Nga trong các hầm mỏ dưới lòng đất, lần đầu tiên ông Levitov thấy tại gian hàng Việt các mô hình khai thác than lộ thiên. Và ông lấy làm tiếc rằng việc sản xuất than ở Hòn Gai có xu hướng suy giảm. Xin nhắc lại, đó là vào năm 1903. Sau 5-6 thập kỷ, xu hướng này đã bị phá vỡ, khai thác than tại khu vực Hòn Gai đã tăng lên hàng trăm lần. Nhưng ngay cả ngày nay lượng than vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng.
Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam vẫn duy trì sức hấp dẫn
Nhà báo Nga nói với độc giả về các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam được trưng bày tại triển lãm. Ông thích nhất những tấm chiếu. Levitov cho rằng, những tấm chiếu này tốt và thú vị, thậm chí còn tốt hơn so với sản phẩm Nhật Bản, nhưng quy mô sản xuất nhỏ và gần như tất cả mọi sản phẩm được gửi bán tại Hồng Kông. Cách đây 120 năm, nhà báo Nga đã lưu ý rằng, chất lượng của những tấm chiếu đó rât tốt, và ngành sản xuất này nhất định gia tăng và sẽ trở thành một khoản thu quan trọng của
xuất khẩu Việt Nam. Hiện nay, chúng ta thấy rằng tác giả bài báo đã không lầm. Những tấm chiếu như vậy có mặt trong nhiều gia đình người Nga. Và tại các hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu được tổ chức ở Matxcơva, nơi bán chiếu thu hút số lượng lớn khách lớn nhất.
Levitov đã dành một bài riêng cho ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống ở Việt Nam - nghề làm giấy, mà như nhà báo Nga nhận thấy, đã khởi đầu tại Việt Nam từ sớm hơn châu Âu nhiều thế kỷ.
Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của du khách Nga
Vào một ngày ở Hà Nội, Levitov lên tàu điện và đến "làng giấy" ở ngoại ô. Ông gọi làng này như vậy bởi vì trong mỗi ngôi nhà đều diễn ra công đoạn sản xuất giấy, đặc biệt là đơn giản nhất và rẻ nhất. Để tổ chức quá trình sản xuất, Levitov viết, chỉ cần có nước và một số tiền rất nhỏ để bố trí thùng nước để làm mềm các khối gỗ. Trước con mắt thán phục của nhà báo Nga, một phụ nữ đã làm ra cả trăm tờ giấy chỉ trong vòng nửa giờ. Và như vậy - mỗi ngôi nhà đều là một xưởng thợ. Nhà báo khẳng định rằng, người châu Âu, mặc dù có tất cả máy móc của họ, vẫn không thể thiết lập được quá trình sản xuất giấy rẻ tiền như vậy. Levitov đã mô tả quá trình này một cách chi tiết, cụ thể. Chỉ một người thực sự quan tâm và thậm chí thán phục những gì ông ta nhìn thấy mới có thể làm như vậy.
Từ đó lại đây đã trôi qua 120 năm. Trong khoảng thời gian đó, thế giới đã biến đổi khó nhận biết, cuộc sống của nhân loại đã thay đổi, tính cách con người cũng thay đổi theo thời gian. Và tàu điện bị rỡ bỏ và không còn được sử dụng ở Hà Nội. Thế nhưng nghề sản xuất giấy thủ công ở Việt Nam thì vẫn được bảo tồn. Và ấn tượng mạnh đối với các
vị khách Nga thì vẫn mạnh y như trước. Không thay đổi còn là mong muốn của người Nga được làm quen gần hơn với quá trình thú vị của nghề thủ công này. Một minh chứng cho điều đó là chương trình trên kênh truyền hình "Nước Nga" dành riêng nói về Việt Nam trong chuyên mục "Kiếm tìm những chuyện phiêu lưu".
Tác giả và người dẫn chương trình này đã đến thăm làng quê Việt, có thể chính là nơi từng ghi dấu chân Denis Levitov năm 1903. Nhưng người cùng thời của chúng ta không chỉ quan sát, mà còn thân chinh tham gia vào chu trình làm giấy — tự tay khuấy bột giấy, đổ vào khuôn dành cho tờ giấy tương lai. Truyền hình không chỉ kể mà còn cho thấy những truyền thống cổ xưa của Việt Nam về
sản xuất giấy thủ công đã được bảo lưu gìn giữ như thế nào. Và những thông tin hấp dẫn này không chỉ mang tới cho mấy nghìn độc giả như thời năm 1903 với những ghi chép của Denis Levitov, mà là phổ cập đến hàng chục triệu người xem.