https://kevesko.vn/20230526/viec-trung-quoc-lap-phao-den-o-truong-sa-khong-co-gia-tri-phap-ly-23238759.html
Việc Trung Quốc lắp phao đèn ở Trường Sa không có giá trị pháp lý
Việc Trung Quốc lắp phao đèn ở Trường Sa không có giá trị pháp lý
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh việc Trung Quốc lắp phao đèn báo hiệu tại một số thực thể thuộc Trường Sa là không có giá trị pháp lý. 26.05.2023, Sputnik Việt Nam
2023-05-26T08:49+0700
2023-05-26T08:49+0700
2023-05-26T13:53+0700
việt nam
biển đông
thông tin
biển hoa đông
vấn đề lãnh thổ
trường sa
trung quốc
bộ ngoại giao việt nam
chính trị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0c/0f/20043509_0:26:684:411_1920x0_80_0_0_47cf2c1efac4a8eef4f6e9d5e0b6da56.jpg
Theo Reuters, Trung Quốc đã triển khai 3 đèn hiệu hàng hải xung quanh quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bộ GTVT Trung Quốc cho biết, Trung tâm Bảo đảm an toàn hàng hải của nước này đã đặt 3 đèn hiệu gần đá Cá Nhám, đá Ba Đầu và đá Ga Ven trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.Bộ GTVT Trung Quốc đưa ra lý do rằng hành động này "nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động hàng hải". Hoạt động lắp đặt phao phi pháp do Trung tâm An toàn Hàng hải Biển Đông được thực hiện "gần đây", tuy nhiên, phía Trung Quốc không nêu thời điểm triển khai cụ thể.Thể hiện quan của Việt Nam về việc này, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa cũng như quần đảo Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng yêu cầu các bên liên quan không có hành động làm phức tạp tình hình, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.Đáng chú ý, Đá Ba Đầu là thực thể gần đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa. Đá Cá Nhám là ngư trường truyền thống giàu tài nguyên ở Biển Đông, trong khi đá Ga Ven là một trong 7 thực thể ở Trường Sa bị Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo.
https://kevesko.vn/20230525/viet-nam-yeu-cau-trung-quoc-cham-dut-ngay-hoat-dong-xam-pham-23225595.html
https://kevesko.vn/20230520/lieu-co-dat-duoc-bo-quy-tac-ung-xu-o-bien-dong-qua-su-thoa-hiep-23117760.html
biển đông
biển hoa đông
trường sa
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0c/0f/20043509_52:0:632:435_1920x0_80_0_0_f69caaaedbde0355a4d91dfdac990e86.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, biển hoa đông, vấn đề lãnh thổ, trường sa, trung quốc, bộ ngoại giao việt nam, chính trị
việt nam, thông tin, biển hoa đông, vấn đề lãnh thổ, trường sa, trung quốc, bộ ngoại giao việt nam, chính trị
Việc Trung Quốc lắp phao đèn ở Trường Sa không có giá trị pháp lý
08:49 26.05.2023 (Đã cập nhật: 13:53 26.05.2023) HÀ NỘI (Sputnik) - Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh việc Trung Quốc lắp phao đèn báo hiệu tại một số thực thể thuộc Trường Sa là không có giá trị pháp lý.
Theo Reuters,
Trung Quốc đã triển khai 3 đèn hiệu hàng hải xung quanh quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bộ GTVT Trung Quốc cho biết, Trung tâm Bảo đảm an toàn hàng hải của nước này đã đặt 3 đèn hiệu gần đá Cá Nhám, đá Ba Đầu và đá Ga Ven trong quần đảo
Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Bộ GTVT Trung Quốc đưa ra lý do rằng hành động này "nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động hàng hải". Hoạt động lắp đặt phao phi pháp do Trung tâm An toàn Hàng hải Biển Đông được thực hiện "gần đây", tuy nhiên, phía Trung Quốc không nêu thời điểm triển khai cụ thể.
Thể hiện quan của Việt Nam về việc này, Phó Phát ngôn
Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa cũng như quần đảo Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
“Việc lắp đặt phao đèn báo hiệu tại các thực thể ở quần đảo Trường Sa mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, vì vậy không có giá trị pháp lý”, bà Phạm Thu Hằng tuyên bố.
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng yêu cầu các bên liên quan không có hành động làm phức tạp tình hình, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam,
tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.
Đáng chú ý, Đá Ba Đầu là thực thể gần đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa. Đá Cá Nhám là ngư trường truyền thống giàu tài nguyên ở Biển Đông, trong khi đá Ga Ven là một trong 7 thực thể ở Trường Sa bị Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo.