https://kevesko.vn/20230606/bo-ngoai-giao-trung-quoc-o-chau-a-da-so-phan-doi-nato-tham-nhap-khu-vuc-23449110.html
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Ở Châu Á đa số phản đối NATO thâm nhập khu vực
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Ở Châu Á đa số phản đối NATO thâm nhập khu vực
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Hầu hết các nước châu Á có quan điểm rất rõ ràng về mong muốn mở rộng về phía đông của NATO và không tán thành việc liên minh này vươn "vòi... 06.06.2023, Sputnik Việt Nam
2023-06-06T16:02+0700
2023-06-06T16:02+0700
2023-06-06T17:24+0700
trung quốc
châu á
nato
thế giới
bộ ngoại giao trung quốc
chính trị
á-thái bình dương
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/17/15315431_0:161:3071:1888_1920x0_80_0_0_a2887556408f7784accaf9ee72bbb956.jpg
Trước đó, báo Financial Times dẫn các nguồn thạo tin đưa tin Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phản đối đề xuất của NATO mở văn phòng tại Tokyo do không muốn làm xấu đi quan hệ với Trung Quốc. Theo ấn phẩm, Paris tin rằng điều lệ của liên minh giới hạn phạm vi hoạt động của mình ở "Bắc Đại Tây Dương". Theo nguồn tin, Pháp không sẵn sàng hỗ trợ bất cứ điều gì "góp phần gây căng thẳng giữa NATO và Trung Quốc".Nhà ngoại giao lưu ý rằng các hành động tương ứng của NATO khiến cộng đồng quốc tế cảnh giác cao hơn, đặc biệt là các nước châu Á.Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, NATO nên thận trọng trong vấn đề này và Nhật Bản cần đưa ra quyết định đúng đắn vì lợi ích của sự ổn định và phát triển khu vực, đồng thời kiềm chế các hành động làm suy yếu lòng tin giữa các quốc gia trong khu vực và gây tổn hại đến hòa bình và ổn định khu vực.
https://kevesko.vn/20230512/van-phong-nato-tai-nhat-ban-nguy-co-xung-dot-moi-o-chau-a-22957291.html
trung quốc
á-thái bình dương
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/17/15315431_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_a23acbfd1f219cc703d1dbbb016e348d.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
trung quốc, châu á, nato, thế giới, bộ ngoại giao trung quốc, chính trị, á-thái bình dương
trung quốc, châu á, nato, thế giới, bộ ngoại giao trung quốc, chính trị, á-thái bình dương
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Ở Châu Á đa số phản đối NATO thâm nhập khu vực
16:02 06.06.2023 (Đã cập nhật: 17:24 06.06.2023) MOSKVA (Sputnik) - Hầu hết các nước châu Á có quan điểm rất rõ ràng về mong muốn mở rộng về phía đông của NATO và không tán thành việc liên minh này vươn "vòi bạch tuộc" của mình vào khu vực, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân phát biểu trong cuộc họp báo hôm thứ Ba.
Trước đó, báo Financial Times dẫn các nguồn thạo tin đưa tin Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phản đối đề xuất của NATO mở văn phòng tại Tokyo do không muốn làm xấu đi quan hệ với Trung Quốc. Theo ấn phẩm, Paris tin rằng điều lệ của liên minh giới hạn phạm vi hoạt động của mình ở "Bắc Đại Tây Dương". Theo nguồn tin, Pháp không sẵn sàng hỗ trợ bất cứ điều gì "góp phần gây căng thẳng giữa NATO và Trung Quốc".
"Chúng tôi đã chú trọng đến các thông báo liên quan. NATO đã nhiều lần tuyên bố công khai rằng lập trường của tổ chức này với tư cách là một liên minh khu vực không thay đổi và NATO không tìm cách mở rộng địa lý. Châu Á không nằm trong giới hạn địa lý của Bắc Đại Tây Dương, và ở đó không cần thiết phải tạo ra cái gọi là phiên bản NATO châu Á-Thái Bình Dương, tuy nhiên, NATO bị ám ảnh bởi việc dịch chuyển về phía đông vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương để can thiệp vào các vấn đề khu vực và kích động cuộc đối đầu phe nhóm", - ông Uông tuyên bố.
Nhà ngoại giao lưu ý rằng các hành động tương ứng của NATO khiến cộng đồng quốc tế cảnh giác cao hơn, đặc biệt là các nước châu Á.
"Hầu hết các quốc gia trong khu vực có lập trường rất rõ ràng về vấn đề này: họ phản đối việc thành lập các khối quân sự khác nhau trong khu vực, không tán thành việc "vòi bạch tuộc" của NATO mở rộng sang châu Á, không chấp nhận sao chép đối đầu khối ở châu Á và sẽ không cho phép lặp lại các cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng ở châu Á", - nhà ngoại giao chỉ rõ.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, NATO nên thận trọng trong vấn đề này và Nhật Bản cần đưa ra quyết định đúng đắn vì lợi ích của sự ổn định và phát triển khu vực, đồng thời kiềm chế các hành động làm suy yếu lòng tin giữa các quốc gia trong khu vực và gây tổn hại đến hòa bình và ổn định khu vực.