Đại thi hào Pushkin đã có thể biết gì về Việt Nam?

© Sputnik / Sergey Pyatakov / Chuyển đến kho ảnhCuốn sách
Cuốn sách - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.06.2023
Đăng ký
Đầu tháng 6 hàng năm, người Nga kỷ niệm ngày sinh của nhà thơ Nga vĩ đại Alexandr Sergeevich Pushkin. Vậy Pushkin đã có thể biết gì về Việt Nam? Mời các bạn đọc bài viết của chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov từ Sputnik.
Pushkin là con người đa tài đa năng, không chỉ là một văn hào mà còn là một nhà nghiên cứu. Ông luôn thích tìm hiểu những điều mới mẻ, gặp gỡ những người mới mẻ. Trong giới quen biết của nhà thơ có giáo sĩ Iakinf, chính là Nikita Yakovlevich Bichurin mà ở nước Nga ngày nay tôn vinh là nhân vật ở đầu nguồn của ngành nghiên cứu Trung Quốc. Iakinf từng lãnh đạo sứ đoàn Chính thống giáo ở Bắc Kinh. Trở về nước, nhà tu hành này nhiều lần gặp thi sĩ Pushkin và kể cho nhà thơ nghe nhiều chuyện thú vị về xứ sở Trung Hoa. Mấy lần Iakinf đã gửi những ghi chép của ông trong những tháng ngày Trung Hoa đến «Công báo văn học» và niên giám «Những bông hoa phương Bắc» do Pushkin làm chủ sự xuất bản. Thế là ông đã khiến nhà thơ «lây nhiễm» thực tế Trung Hoa đến mức Pushkin thỉnh cầu Sa hoàng cho phép nhà thơ đến Trung Quốc. Nhưng vua Nga không đồng ý. Tuy vậy, trong một bài thơ của mình, thi hào Pushkin đã viết rằng ông sẵn sàng cùng bạn hữu «đến tận Trung Hoa xa xôi».

Những thông tin đầu tiên về Việt Nam

Khác với Trung Quốc, các nước trên bán đảo Đông Dương vào thời Pushkin không thu hút sự chú ý như «quốc gia dưới gầm trời», «trung tâm của thế giới», bởi tới Đông Dương rất xa và lại không có biên cương chung với Đế chế Nga. Năm 1833, tại Saint-Peterburg xuất bản cuốn sách của Dobel nhan đề «Du ngoạn và những quan sát mới nhất ở Trung Quốc, Manila và quần đảo Đông Dương», trong đó tác giả là nhà ngoại giao đại diện của Nga tại Philippines đã tình cờ đề cập đến Nam Kỳ và Bắc Kỳ. Cuốn sách rất nổi tiếng, và có lẽ Pushkin đã từng đọc.
Chắc hẳn bây giờ chúng ta không ngạc nhiên khi biết rằng trong sách vở thời đó không dùng chữ «Việt Nam»: ở Nga bấy giờ chưa một ai biết đến tên gọi này, còn cư dân Việt hồi thế kỷ XIX gọi nước mình là Đại Nam.
Sa hoàng Nikolai II - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2023
Những trang sử vàng
Hoàng đế Nga - vị chính khách thăm Sài Gòn
Cũng có thể là sớm hơn nữa, trước đó Pushkin đã làm quen với tác phẩm của Evdokim Filippovich Zyablovsky, giáo sư tại Đại học Saint-Peterburg. Năm 1819, giáo sư xuất bản cuốn «Khóa học địa lý đại cương», đến năm 1831, ra mắt cuốn sách «Địa lý đại cương». Trong cuốn sách thứ nhất, ông nói về «Cochinchine» (Nam Kỳ) còn trong cuốn thứ hai về «Vương quốc Tonkinsky», mà trong đó ông tính gộp cả Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Campuchia và Lào. Tác giả đã viết về những nhân vật cai trị vương quốc này như là nhà cai trị có quyền lực vô biên. Nhiều quan tâm được dành cho đời sống kinh tế của đất nước xa lạ. Bên cạnh nghề chính của cư dân là canh tác nông nghiệp, nhà khoa học Nga còn nhắc đến việc sản xuất vải bông và lụa tơ tằm. Tác giả thông báo rằng Bắc Kỳ có quan hệ buôn bán với Trung Hoa, Nhật Bản, Ả Rập, Ba Tư và một số nước châu Âu. Đồng thời, Zyablovsky lưu ý đến thực tế là toàn bộ hoạt động thương mại hàng hải đều tập trung vào tay người Trung Quốc.
Zyablovsky cũng ghi nhận bức tranh tôn giáo đa dạng muôn màu của người Việt. Trong đó chủ yếu là Phật giáo, Khổng giáo, Hồi giáo và Công giáo.
Cần lưu ý rằng Zyablovsky đã thu thập tất cả thông tin đó từ những công trình của các học giả Tây Âu - người Đức, người Pháp, người Anh. Có thể là Pushkin cũng đọc những tác phẩm đó trong bản gốc và vì vậy đã biết tới Việt Nam trước cả những cuốn sách của Zyablovsky.
Cung lao động mang tên hữu nghị Xô-Việt tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2023
Những trang sử vàng
Năm 1891: người Nga đầu tiên thực hiện hành trình xuyên Việt
Nhưng dù sao chăng nữa thì chúng ta vẫn có thể coi E.F. Zyablovsky là người đầu tiên mở ra ô cửa Việt Nam cho các độc giả Nga, trong đó kể cả cho đại thi hào Pushkin.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала