https://kevesko.vn/20230608/de-nghi-quoc-hoi-can-nhac-giam-4-thue-vat--23473941.html
Đề nghị Quốc hội cân nhắc giảm 4% thuế VAT
Đề nghị Quốc hội cân nhắc giảm 4% thuế VAT
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Văn phòng Quốc hội vừa có báo cáo tổng hợp ý kiến các đại biểu thảo luận về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (thuế VAT), trong đó đại... 08.06.2023, Sputnik Việt Nam
2023-06-08T10:47+0700
2023-06-08T10:47+0700
2023-06-09T14:39+0700
việt nam
thông tin
thuế giá trị gia tăng vat
quốc hội
chính sách
chính sách tiền tệ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/06/02/23386527_0:144:3129:1904_1920x0_80_0_0_c165d070a3a934761d893e6b2a6c2e25.jpg
Tổng thư ký Quốc hội đã có báo cáo tổng hợp ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận tại phiên họp tổ và toàn thể về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2%.Đa số ý kiến các đại biểu nhất trí về sự cần thiết ban hành chính sách giảm 2% thuế VAT (từ 10% về 8%) để kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân sau đại dịch Covid-19. Đặc biệt là trong bối cảnh dự báo tình hình kinh tế còn khó khăn, tốc độ tăng trưởng có chiều hướng suy giảm, nhất là trong quý 4/2022 và những tháng đầu năm 2023.Về phạm vi giảm thuế, một số ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi, đối tượng được giảm thuế VAT theo hướng giảm 2% đối với tất cả các nhóm hàng đang áp dụng mức thuế 10% theo quy định của luật thuế Giá trị gia tăng.Bởi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng giảm nhanh từ quý 4-2022 và 4 tháng đầu năm 2023. Các lĩnh vực đều khó khăn, nhất là khu vực công nghiệp, xây dựng.Quá trình điều hành giá đang gặp áp lực lớn do điều chỉnh giá điện, giá dịch vụ y tế, các mặt hàng nhà nước kiểm soát giá; việc điều chỉnh chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2023.Việc cắt giảm lao động ở một số ngành, lĩnh vực sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động, tiềm ẩn khó khăn về an sinh, xã hội. Do đó, cần giảm thuế VAT, vì đây là loại thuế gián thu, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ việc giảm thuế.Việc giảm thuế VAT sẽ góp phần giảm giá hàng hóa, dịch vụ, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.Khi giảm thuế theo nghị quyết 43, thu ngân sách không giảm mà còn tăng hơn 400.000 tỉ đồng so với số dự toán và tăng hơn 200.000 tỉ đồng so với số Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4.Đáng chú ý, bên cạnh việc nhất trí mức giảm 2%, có ý kiến đề nghị cân nhắc giảm 4% để “khoan thư sức dân, nuôi dưỡng nguồn thu”. Lý do mức giảm 2% có thể không đạt được mục tiêu đề ra khi ban hành chính sách.Cũng có ý kiến đề nghị giảm 5% để hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đang chung tay tham gia xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân.Đặc biệt, đa số ý kiến đại biểu đề nghị kéo dài thời gian áp dụng giảm thuế VAT, vì nếu chỉ thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2023 thì chưa đủ để chính sách đi vào cuộc sống và cũng không giúp được nhiều cho doanh nghiệp, người dân.Thậm chí, một số ý kiến đề nghị cân nhắc thời gian áp dụng chính sách có thể đến hết năm 2024 để chính sách phát huy hiệu quả, đảm bảo ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế, chủ động trong dự toán thu, chi ngân sách năm 2024. Hoặc có thể áp dụng ít nhất đến tháng 7/2024.Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng nghị quyết nên có quy định mở để có thể được tiếp tục kéo dài.Doanh nghiệp bất động sản gặp rất nhiều khó khănCũng trong sáng 8/6, chất vấn Phó thủ tướng Lê Minh Khái, đại biểu Quốc hội nêu thời gian qua thị trường bất động sản đóng băng, doanh nghiệp bất động sản khó tiếp cận vốn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp bất động sản chậm thanh toán gốc và lãi trái phiếu, nhất là khi áp lực đáo hạn và trả lãi trái phiếu doanh nghiệp năm 2023 rất lớn.Do đó đại biểu đề nghị Phó Thủ tướng cho biết những giải pháp căn cơ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian tới.Về những giải pháp của Chính phủ thời gian qua, Phó Thủ tướng cho biết Thủ tướng thành lập 2 tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do 2 đồng chí Phó Thủ tướng làm Tổ trưởng để nghiên cứu đánh giá những tồn tại, hạn chế, những nguyên nhân và đưa ra những giải pháp.Hiện nay, Chính phủ đang tiếp tục chỉ đạo để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, kịp thời chỉ đạo làm sao hoàn thiện căn cứ pháp lý để tháo gỡ những vướng mắc để cho thị trường hoạt động một cách thông suốt và hiệu quả.Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành và sửa đổi nhiều nghị định, như Nghị định 65, Nghị định 08, v.v..Phó Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ đã ổn định được tình hình và tiếp tục chỉ đạo để tháo gỡ được những khó khăn trên tinh thần là trách nhiệm thì theo nghĩa vụ, theo hợp đồng dân sự.
https://kevesko.vn/20230508/viet-nam-giam-thue-vat-ve-8-22885255.html
https://kevesko.vn/20220217/giam-thue-vat-niem-vui-ngan-chang-tay-gang-13767952.html
https://kevesko.vn/20230428/lien-tuc-go-vuong-hang-loat-du-an-bat-dong-san-22704527.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/06/02/23386527_200:0:2929:2047_1920x0_80_0_0_781299006af343bdeaba829689dda125.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, thuế giá trị gia tăng vat, quốc hội, chính sách, chính sách tiền tệ
việt nam, thông tin, thuế giá trị gia tăng vat, quốc hội, chính sách, chính sách tiền tệ
Đề nghị Quốc hội cân nhắc giảm 4% thuế VAT
10:47 08.06.2023 (Đã cập nhật: 14:39 09.06.2023) HÀ NỘI (Sputnik) - Văn phòng Quốc hội vừa có báo cáo tổng hợp ý kiến các đại biểu thảo luận về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (thuế VAT), trong đó đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc giảm thuế VAT 4% để khoan thư sức dân, nuôi dưỡng nguồn thu, bởi mức giảm 2% có thể không đạt được mục tiêu đề ra.
Tổng thư ký Quốc hội đã có báo cáo tổng hợp ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận tại phiên họp tổ và toàn thể về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2%.
Đa số ý kiến các đại biểu nhất trí về sự cần thiết ban hành
chính sách giảm 2% thuế VAT (từ 10% về 8%) để kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân sau đại dịch Covid-19. Đặc biệt là trong bối cảnh dự báo tình hình kinh tế còn khó khăn, tốc độ tăng trưởng có chiều hướng suy giảm, nhất là trong quý 4/2022 và những tháng đầu năm 2023.
Về phạm vi giảm thuế, một số ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi, đối tượng được giảm thuế VAT theo hướng giảm 2% đối với tất cả các nhóm hàng đang áp dụng mức thuế 10% theo quy định của luật thuế Giá trị gia tăng.
Bởi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng giảm nhanh từ quý 4-2022 và 4 tháng đầu năm 2023. Các lĩnh vực đều khó khăn, nhất là khu vực công nghiệp, xây dựng.
Quá trình điều hành giá đang gặp áp lực lớn do điều chỉnh giá điện, giá dịch vụ y tế, các mặt hàng nhà nước kiểm soát giá; việc điều chỉnh chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2023.
Việc cắt giảm lao động ở một số ngành, lĩnh vực sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động, tiềm ẩn khó khăn về an sinh, xã hội. Do đó, cần giảm thuế VAT, vì đây là loại thuế gián thu, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ việc giảm thuế.
Việc giảm
thuế VAT sẽ góp phần giảm giá hàng hóa, dịch vụ, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Khi giảm thuế theo nghị quyết 43, thu ngân sách không giảm mà còn tăng hơn 400.000 tỉ đồng so với số dự toán và tăng hơn 200.000 tỉ đồng so với số Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4.
Đáng chú ý, bên cạnh việc nhất trí mức giảm 2%, có ý kiến đề nghị cân nhắc giảm 4% để “khoan thư sức dân, nuôi dưỡng nguồn thu”. Lý do mức giảm 2% có thể không đạt được mục tiêu đề ra khi ban hành chính sách.
Cũng có ý kiến đề nghị giảm 5% để hỗ trợ
người lao động, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đang chung tay tham gia xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân.
Đặc biệt, đa số ý kiến đại biểu đề nghị kéo dài thời gian áp dụng giảm thuế VAT, vì nếu chỉ thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2023 thì chưa đủ để chính sách đi vào cuộc sống và cũng không giúp được nhiều cho doanh nghiệp, người dân.
Thậm chí, một số ý kiến đề nghị cân nhắc thời gian áp dụng chính sách có thể đến hết năm 2024 để chính sách phát huy hiệu quả, đảm bảo ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế, chủ động trong dự toán thu, chi
ngân sách năm 2024. Hoặc có thể áp dụng ít nhất đến tháng 7/2024.
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng nghị quyết nên có quy định mở để có thể được tiếp tục kéo dài.
Doanh nghiệp bất động sản gặp rất nhiều khó khăn
Cũng trong sáng 8/6, chất vấn Phó thủ tướng Lê Minh Khái, đại biểu Quốc hội nêu thời gian qua thị trường bất động sản đóng băng, doanh nghiệp bất động sản khó tiếp cận vốn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp bất động sản chậm thanh toán gốc và lãi trái phiếu, nhất là khi áp lực đáo hạn và trả lãi trái phiếu doanh nghiệp năm 2023 rất lớn.
Do đó đại biểu đề nghị Phó Thủ tướng cho biết những giải pháp căn cơ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian tới.
Về những giải pháp của Chính phủ thời gian qua, Phó Thủ tướng cho biết Thủ tướng thành lập 2 tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do 2 đồng chí Phó Thủ tướng làm Tổ trưởng để nghiên cứu đánh giá những tồn tại, hạn chế, những nguyên nhân và đưa ra những giải pháp.
Hiện nay,
Chính phủ đang tiếp tục chỉ đạo để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, kịp thời chỉ đạo làm sao hoàn thiện căn cứ pháp lý để tháo gỡ những vướng mắc để cho thị trường hoạt động một cách thông suốt và hiệu quả.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành và sửa đổi nhiều nghị định, như Nghị định 65, Nghị định 08, v.v..
"Gần đây tín hiệu của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, dù cũng còn khó khăn, nhưng việc phát hành, thanh toán đã được thực hiện bằng những hình thức như bằng tài sản hoặc gia hạn thời hạn đáo hạn", Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết.
Phó Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ đã ổn định được tình hình và tiếp tục chỉ đạo để tháo gỡ được những khó khăn trên tinh thần là trách nhiệm thì theo nghĩa vụ, theo hợp đồng dân sự.