Phương Tây và Karabakh: Vì sao Hoa Kỳ can thiệp vào xung đột Karabakh?
© Sputnik / PAN Photo/ Karo SaakianLính Armenia tạo dáng ở khu vực xung đột Karabakh
© Sputnik / PAN Photo/ Karo Saakian
Đăng ký
Washington và Brussels đang nỗ lực ngăn chặn sáng kiến của Nga trong việc giải quyết vấn đề Nagorno-Karabakh, nhằm giảm thiểu hiện diện của Nga tại khu vực.
Theo thông tin của giới quan sát viên, khi áp đặt “kịch bản Azerbaijan" với các đại diện của Karabakh, các nhà quản lý Mỹ đã đi xa đến mức đe dọa sẽ phát động chiến dịch mới chống khủng bố trong khu vực. Nagorno-Karabakh hiểu những hậu quả tiềm ẩn của lối diễn biến sự kiện như vậy và không chấp nhận sự can thiệp của Washington vào quá trình đàm phán.
Xung đột ở Karabakh bắt đầu vào tháng 2 năm 1988, khi Khu tự trị Nagorno-Karabakh (NKAR) tuyên bố rút khỏi Cộng hoà XHCN Xô-viết Azerbaijan (Azerbaijan SSR), sau đó tại Stepanakert công bố thành lập Cộng hòa Nagorno-Karabakh (NKR). Trong cuộc xung đột quân sự sau đó, chính quyền Azerbaijan đã mất quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh.
Xung đột mới và hoà giải
Tháng 9 năm 2020, hoạt động chiến sự lại tiếp diễn ở Karabakh. Vào đêm sang ngày 10 tháng 11 năm 2020, nhờ sự trung gian của Nga, đã đạt được thỏa thuận ba bên.
Theo thoả thuận này, các vùng lãnh thổ mà Azerbaijan đã chiếm đóng vào thời điểm đó ở Karabakh vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Baku, ngoài ra, Armenia đã chuyển giao cho phía Azerbaijan các vùng Kelbajar và Lachin, cũng như một phần của vùng Agdam, vốn từ năm 1994 thuộc sự kiểm soát của Cộng hòa Nagorno-Karabakh không được công nhận và cũng không do quân đội Azerbaijan chiếm đóng.
Để ngăn chặn bùng phát các cuộc đụng độ mới, Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga được triển khai trong khu vực này.
© Sputnik / Maksim Blinov / Chuyển đến kho ảnhCác chuyên gia của Trung tâm quốc tế về chống bon mìn thuộc Bộ Quốc phòng Nga đang thực hiện nhiệm vụ rà phá bom mìn địa hình ở các khu vực Nagorno-Karabakh
Các chuyên gia của Trung tâm quốc tế về chống bon mìn thuộc Bộ Quốc phòng Nga đang thực hiện nhiệm vụ rà phá bom mìn địa hình ở các khu vực Nagorno-Karabakh
© Sputnik / Maksim Blinov
/ Những kế hoạch hoà bình khác nhau
Năm 2022, với sự trung gian của Nga, Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu, Erevan và Baku bắt đầu thảo luận về bản Hiệp ước hòa bình tương lai.
Như chuyên gia Vladimir Novikov phụ trách Ban Nghiên cứu Kavkaz thuộc Viện Các nước SNG nói với Sputnik, kể từ mùa hè năm 2022, quả thực đã có sự cạnh tranh giữa hai kế hoạch nhằm giải quyết xung đột Nagorno-Karabakh. Kế hoạch thứ nhất do Nga giới thiệu, kế hoạch thứ hai – của Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ.
“Kế hoạch của Nga là ký kết Hiệp ước hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan, với mô tả rằng quy chế của Karabakh sẽ để lại cho các thế hệ tương lai quyết định. Tức là trên thực tế chuyện ở đây nói về tạm hoãn quy chế của Karabakh”, - ông Novikov giải thích.
Nói về kế hoạch do Brussels và Washington đề xuất, chuyên gia lưu ý rằng kế hoạch phương Tây bao hàm ở công nhận toàn vẹn lãnh thổ của nhau nhưng không hề đề cập đến quy chế của Karabakh, nghĩa là vấn đề Karabakh đã giải quyết trên thực tế.
Phương Tây tiêu cực
Theo lời chuyên gia Novikov, cho đến khoảng tháng 7-tháng 8 năm 2022, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan nghiêng nhiều hơn về phương án Nga của kế hoạch hòa bình, thế nhưng vào tháng 7-tháng 8, ông tuyên bố cần phải hạ thấp ngưỡng giới hạn thảo luận xung quanh Karabakh với câu hỏi quy chế xuống thành vấn đề đảm bảo an ninh của dân Armenia ở Karabakh.
“Hoàn toàn rõ ràng kiểu quyết định như vậy có nghĩa là từ chối thảo luận về quy chế của Karabakh trong tình huống mà đối với phía Azerbaijan thì vấn đề quy chế của Karabakh đã được giải quyết rồi. Tổng thống Azerbaijan Aliyev đã cho biết ông ấy hiểu quy chế này ra sao: Karabakh là Azerbaijan và chấm hết, hoặc cư dân Karabakh nhận quốc tịch Azerbaijan, hoặc là họ phải rời khỏi đó”, - người đối thoại với hãng thông tấn Sputnik nói thêm.
© Dịch vụ báo chí của Tổng thống Azerbaijan / Chuyển đến kho ảnhCuộc đàm phán ba bên giữa Tổng thống Liên bang Nga V.Putin với Tổng thống Azerbaijan I. Aliyev và Thủ tướng Armenia N. Pashinyan
Cuộc đàm phán ba bên giữa Tổng thống Liên bang Nga V.Putin với Tổng thống Azerbaijan I. Aliyev và Thủ tướng Armenia N. Pashinyan
© Dịch vụ báo chí của Tổng thống Azerbaijan
/ Chuyên gia Novikov cũng cho biết, bắt đầu từ tháng 9 năm 2022, Thủ tướng Armenia Pashinyan đã cố gắng thay thế sứ đoàn của Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga và sứ đoàn của OSCE bằng sứ đoàn của Liên minh châu Âu.
“Tức là thực tế ông ấy thể hiện rằng không muốn thấy Matxcơva là một nền tảng đàm phán và cố gắng chuyển sang nền tảng đàm phán của phương Tây”, - chuyên gia nhận xét.
Cuối tháng 5 năm 2023, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tuyên bố 86,6 nghìn km2 lãnh thổ của Azerbaijan, mà Erevan sẵn sàng công nhận, cũng bao gồm cả lãnh thổ Karabakh. Về phần mình, như nhà lãnh đạo Azerbaijan Ilham Aliyev tuyên bố, trong tương lai gần Azerbaijan và Armenia có thể ký Hiệp ước hòa bình nếu như Erevan không thay đổi lập trường.
Theo dữ liệu của các phương tiện truyền thông, sở dĩ Thủ tướng Armenia Pashinyan đưa ra tuyên bố sẵn sàng công nhận 86,6 nghìn km2 là lãnh thổ của Azerbaijan, gồm cả Karabakh, có thể do sự áp đặt của các nhà trung gian phương Tây, luôn muốn giảm thiểu vai trò trung gian hòa giải của Matxcơva trong tiến trình đàm phán.
Đồng thời, có ý kiến cho rằng cả Armenia và Azerbaijan đều nỗ lực cắt giảm hoặc loại bỏ sự hiện diện của Nga tại khu vực, bộc lộ quan tâm lợi ích của phương Tây theo hướng cố gắng giành vị thế trung gian hòa giải độc tôn trong đàm phán.
Các phương tiện truyền thông lưu ý rằng Hoa Kỳ không chỉ đóng vai trò trung gian giữa Erevan và Baku, mà còn cố sức can thiệp trực tiếp vào các cuộc thương lượng giữa Azerbaijan và Karabakh. Có thông báo rằng họ đã đe nẹt các đại diện của Nagorno-Karabakh bằng việc sẽ tiến hành chiến dịch Azerbaijan chống khủng bố trong khu vực nếu như có lời từ chối gặp phía Azerbaijan tại "nước thứ ba" dưới sự giám sát của các nhà quản lý Mỹ. Rõ ràng, Hoa Kỳ muốn ép Stepanakert gặp Baku ở “nước thứ ba” với sự có mặt (chứng kiến và điều khiển) của đại diện Hoa Kỳ. Thế nhưng Karabakh giữ thái độ tiêu cực đối với sáng kiến đó của Washington