Đạo luật mới của EU gây sức ép lên Việt Nam
© TTXVN - Nguyễn Nam TháiChính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần thúc đẩy người dân bảo vệ rừng
© TTXVN - Nguyễn Nam Thái
Đăng ký
Việt Nam đề nghị quan chức lãnh đạo EU và Đức hỗ trợ triển khai quy định của EU về chống phá rừng.
Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan đã họp song phương với các đối tác G20 về nhiều lĩnh vực hợp tác nông nghiệp, trong đó có việc đề nghị hỗ trợ Việt Nam triển khai Quy định mới của EU về chống phá rừng.
Đại diện các nước EU và Đức đều đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời cho biết sẽ ưu tiên hỗ trợ Việt Nam trong phát triển nông nghiệp xanh, giảm phát thải, bảo tồn đa dạng sinh học.
EU sẽ hỗ trợ kỹ thuật phát triển nông nghiệp xanh cho Việt Nam
Việt Nam đang tìm cách giảm nhẹ tác động từ Đạo luật mới của EU liên quan hoạt động chống phá rừng.
Trong khuôn khổ chuyến tham dự Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G20 tại Hyderabad (Ấn Độ), từ 15-17/6, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã dẫn đầu đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) thực hiện một loạt các cuộc họp song phương bên lề với lãnh đạo ngành nông nghiệp các nước đối tác.
Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT) cho biết, ngoài các nội dung về tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ và đào tạo trong nông nghiệp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã có 2 cuộc họp song phương bên lề với EU và Đức, trong đó thảo luận về việc hỗ trợ Việt Nam triển khai các quy định mới của EU trong phòng chống xâm lấn và suy thoái rừng, phát triển rừng.
Tại các phiên họp với Bộ trưởng Lê Minh Hoan, bà Claudia Heike Müller, Quốc vụ khanh về Nông nghiệp và Thực phẩm của Đức; Cao ủy Nông nghiệp EU Januez Wojciechowski; ông Tetsuro Nomura - Bộ trưởng Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản; bà Marie-Claude Bibeau, Bộ trưởng Nông nghiệp và Thực phẩm Canada; ông Muhammad Abdur Razzaque, Bộ trưởng Nông nghiệp Bangladesh đều bày tỏ sự coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam, khẳng định luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong hợp tác nông nghiệp.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Việt Nam đang tích cực triển khai Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững và Kế hoạch hành động chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững.
© TTXVN - Nguyễn Nam TháiChính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần thúc đẩy người dân bảo vệ rừng
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần thúc đẩy người dân bảo vệ rừng
© TTXVN - Nguyễn Nam Thái
Cao ủy Nông nghiệp EU Januez Wojciechowski đã đánh giá cao thành tựu của nông nghiệp Việt Nam trong đảm bảo an ninh lương thực và phát triển sinh kế cho nông hộ quy mô nhỏ.
Ông Januez Wojciechowski khẳng định sẽ ưu tiên hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong phát triển nông nghiệp xanh, giảm phát thải, bảo tồn đa dạng sinh học, nhất là với việc áp dụng Quy định mới của EU về phòng chống xâm lấn và suy thoái rừng.
Về phần mình, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ hiệu quả của EU trong thời gian qua, khẳng định sự hợp tác này đã góp phần quan trọng vào quá trình chuyển đổi ngành nông nghiệp Việt Nam hướng đến nền nông nghiệp “minh bạch, trách nhiệm, bền vững và tăng trưởng xanh".
Những chính sách tiên phong của EU như Green Deal, From Farm to Fork, kinh tế tuần hoàn đã tạo cảm hứng và là một nguồn tham khảo cho Bộ NN&PTNT trong việc xây dựng Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững và chiến lược các tiểu ngành.
Hai bên cũng nhất trí tiếp tục triển khai cụ thể các bước để thúc đẩy thương mại, đầu tư nông nghiệp giữa EU - Việt Nam và các nội dung trong Quy định mới của EU về chống suy thoái rừng.
Đức sẽ hỗ trợ Việt Nam về chuyển đổi xanh và tạo việc làm
Tại phiên họp giữa Bộ trưởng Lê Minh Hoan với Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm của Đức, bà Claudia Heike Müller đã cam kết hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực tăng trưởng xanh, đa dạng sinh học, cơ giới hóa nông nghiệp, quản lý hệ thống thực phẩm, chống suy thoái rừng gắn với canh tác nông nghiệp.
Quốc vụ khanh về Nông nghiệp và Thực phẩm của Đức cũng đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã và nông hộ nhỏ trong chuyển đổi xanh và tạo việc làm.
Về phần mình, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá cao sự hỗ trợ của Đức cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực ưu tiên. Bộ trưởng đề nghị Đức tích cực quan tâm hỗ trợ Việt Nam triển khai áp dụng Quy định mới của EU về phòng chống xâm lấn và suy thoái rừng, phát triển rừng đa dụng và dựa trên cơ chế đồng quản lý cùng cộng đồng.
© TTXVN - Mai Hưng ThịnhĐắk Nông làm rõ việc san lấp sai quy định dự án đường Đạo Nghĩa - Quảng Khê
Đắk Nông làm rõ việc san lấp sai quy định dự án đường Đạo Nghĩa - Quảng Khê
© TTXVN - Mai Hưng Thịnh
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đề nghị Đức hỗ trợ Việt Nam triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long, đào tạo nghề.
Tại cuộc họp, hai bên đã cùng thống nhất ưu tiên cho việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và nông hộ nhỏ trong tăng trưởng xanh, đồng thời giao cho các cơ quan chuyên môn tích cực triển khai các biện pháp thúc đẩy thương mại nông lâm thủy sản giữa hai nước.
Đạo luật mới của EU
Trước đó, vào tháng 4/2023, Nghị viện châu Âu đã thông qua đạo luật cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất làm giảm diện tích rừng.
Đạo luật này sẽ hạn chế các sản phẩm liên quan đến hành vi phá hoặc làm suy thoái rừng được nhập khẩu vào EU, đồng thời khuyến khích mua bán các mặt hàng hợp pháp và không gây phá rừng.
Theo nội dung đạo luật mới, không có bất cứ hàng hóa và sản phẩm nào trong phạm vi của quy định này được phép đưa vào thị trường châu Âu nếu chúng được sản xuất trên đất bị chặt phá rừng hay suy thoái rừng sau ngày 31/12/2020.
Các hàng hóa dự kiến sẽ chịu tác động bởi quy định này gồm: dầu cọ, đậu nành, gỗ, gia súc, ca cao, cà phê, cao su và một số sản phẩm có nguồn gốc từ đó (chẳng hạn như sô-cô-la, đồ nội thất, lốp xe, sản phẩm in).
© TTXVN - Mai Hưng ThịnhLàm rõ việc san lấp sai quy định dự án đường Đạo Nghĩa - Quảng Khê
Làm rõ việc san lấp sai quy định dự án đường Đạo Nghĩa - Quảng Khê
© TTXVN - Mai Hưng Thịnh
Ông Đào Xuân Lai, Trưởng phòng Biến đổi khí hậu và môi trường của UNDP tại Việt Nam, cho biết là một trong những nước chịu ảnh hưởng, Việt Nam có thể nhận được một phần hỗ trợ của EU và các nước hỗ trợ cho việc chuẩn bị cũng như triển khai đạo luật này.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng nên cân nhắc cùng các nước chịu tác động lớn đàm phán với EU về lộ trình thời điểm áp dụng, để tác động ít nhất có thể hoặc tác động theo từng nhóm đối tượng. Trước mắt, lộ trình áp dụng có thể theo hướng với các tập đoàn sản xuất lớn thì áp dụng sớm hơn, còn với các hợp tác xã nhỏ hay hộ nông dân có thể áp dụng muộn hoặc theo lộ trình nào đó để đỡ gánh nặng người dân và doanh nghiệp.
Việc các nước EU thông qua luật mới được xem là thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cần phải thay đổi mạnh mẽ hơn nữa, hướng tới xây dựng thương hiệu theo hướng trách nhiệm, minh bạch.
Ở chiều hướng tích cực, các hiệp hội, doanh nghiệp Việt Nam cho rằng, quy định mới của EU cũng là cơ hội để gia tăng thị phần. Bởi quy định của EU là cấm nhập khẩu nông sản sản xuất trên đất có nguồn gốc phá rừng, gây suy thoái rừng từ sau ngày 31/12/2020, mà theo Cục Lâm nghiệp, Việt Nam đã thực hiện chủ trương đóng cửa, dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên từ năm 2014. Mặc dù vậy, việc hiểu đúng về quy định này sẽ là cần thiết để các doanh nghiệp Việt đi đường dài.