"Cởi trói" cho TP.HCM

© TTXVN - Bùi Doãn TấnKỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Quốc hội họp phiên bế mạc
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Quốc hội họp phiên bế mạc - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2023
Đăng ký
Quốc hội thông qua nhiều cơ chế thí điểm đặc thù cho TP.HCM – quyết định vốn được xem là "cởi trói" cho thành phố vì đã mang "chiếc áo quá chật" quá lâu.
Chiều 24/6, với gần 97,4% đại biểu tán thành, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm cơ chế đặc thù cho phát triển TP.HCM.

Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù cho TP.HCM

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ông Lê Quang Mạnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, việc thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách này để tạo cơ sở pháp lý, động lực để TP HCM phát triển nhanh, bền vững.
Nghị quyết gồm các chính sách mới lần đầu được quy định về đầu tư, tài chính ngân sách, quản lý đất đai, quy hoạch và tổ chức bộ máy. Ngoài ra, Nghị quyết cũng gồm một số chính sách đã được quy định tại Nghị quyết 54 và các cơ chế đặc thù đã áp dụng tại các địa phương khác.
Theo nghị quyết, về đầu tư, TP.HCM được thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD), trong đó dùng ngân sách địa phương triển khai dự án đầu tư công độc lập để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với các dự án đầu tư vùng phụ cận các nhà ga thuộc các tuyến đường sắt, nút giao thông dọc tuyến đường Vành đai 3. UBND thành phố được quyết định điều chỉnh mật độ xây dựng, chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật, xã hội với các dự án này.
Trước đó, khi thảo luận ở tổ và hội trường, có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định này. Tại báo cáo tiếp thu, giải trình dự thảo nghị quyết trước khi Quốc hội bấm nút biểu quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu, quy định trên nhằm cho phép TP.HCM huy động nguồn lực đầu tư, tạo đồng bộ trong phát triển đô thị và giao thông, như mô hình của một số nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.
Quốc hội cho phép TP.HCM đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) với dự án lĩnh vực thể thao, văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo. Thành phố được áp dụng hợp đồng BOT với dự án nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu.
HĐND thành phố quyết định tăng tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án PPP, tối đa 70% tổng mức đầu tư dự án, trong trường hợp chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng trên 50% tổng mức đầu tư và phương án tài chính sơ bộ của dự án PPP không bảo đảm khả năng hoàn vốn.
TP.HCM cũng được áp dụng hợp đồng BT. Chính phủ quy định lãi vay, lợi nhuận hợp lý, phương thức thanh toán, quyết toán thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng BT. Các chi phí này được tính vào tổng mức đầu tư dự án.
Một điểm đáng chú ý khác, đó là, tại nghị quyết vừa thông qua, TP.HCM không được phép dùng nguồn tăng thu ngân sách địa phương cho các dự án đầu tư công mới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ quan điểm, theo Luật Ngân sách nhà nước, HĐND thành phố có thẩm quyền quyết việc dùng nguồn tăng thu ngân sách địa phương (gồm cả khoản chi đầu tư phát triển) mà không cần báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn. Nếu quy định nội dung này tại Nghị quyết sẽ dẫn tới cách hiểu khác nhau về luật ngân sách, đầu tư công giữa TP.HCM và 62 địa phương khác.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.05.2023
Quốc hội gấp rút xem xét hơn 40 chính sách đặc thù mới của TP.HCM

TP.HCM tự quyết cơ chế ưu đãi thu hút nhà đầu tư chiến lược

Về tài chính, ngân sách Nhà nước, HĐND TP.HCM quyết định và điều chỉnh mức, tỷ lệ thu phí, lệ phí chưa có trong danh mục của Luật Phí, lệ phí (trừ phí, lệ phí Tòa án, các loại phí thuộc nguồn thu ngân sách trung ương). Ngân sách thành phố được hưởng 100% số tăng từ các khoản thu này.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng được vay qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, tổ chức tài chính trong nước, và nguồn nước ngoài của Chính phủ vay về cho vay lại, với tổng dư nợ tối đa 120% số thu ngân sách TP HCM được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách thành phố hằng năm do Quốc hội quyết định theo Luật Ngân sách nhà nước.
Mỗi năm thành phố được bổ sung tối đa 70% số tăng thu ngân sách trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và địa phương so với dự toán được giao.
TP.HCM cũng được thí điểm cơ chế tài chính để giảm phát thải khí nhà kính theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon. Ngân sách TP HCM hưởng 100% nguồn thu từ giao dịch tín chỉ carbon.
Trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công... được lắp đặt hệ thống điện mặt trời để tự dùng. UBND thành phố tổ chức việc lắp đặt này để đảm bảo cảnh quan.
Về thu hút nhà đầu tư chiến lược, TP.HCM được tự quyết cơ chế, chính sách ưu đãi, ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực sản xuất chip, công nghiệp mạch tích hợp bán dẫn, vật liệu mới.
Nghị quyết cũng đưa ra chính sách miễn thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp với khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp, quyền góp vốn vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Về xây dựng - quy hoạch và đầu tư, Nghị quyết trao quyền cho TP.HCM được bố trí quỹ đất nhà ở xã hội trong diện tích dự án làm nhà ở thương mại hoặc đất dược Nhà nước giao, cho thuê phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, xây dựng.
Góp ý trước đó, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị có cơ chế để nhà đầu tư tiếp cận quỹ đất làm nhà ở xã hội và người mua được tiếp cận giá thích hợp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá góp ý này là hợp lý, nhằm giúp đối tượng yếu thế có cơ hội "an cư, lạc nghiệp". Cơ quan thường trực Quốc hội đề nghị TP.HCM nghiên cứu, thực hiện để mang lại hiệu quả tối đa.
Nghị quyết cũng quy định trách nhiệm của UBND thành phố phải đảm bảo tỷ lệ bố trí nhà ở xã hội và chủ đầu tư cần làm dự án ở vị trí được quy hoạch hoán đổi, hoàn thành nghĩa vụ tài chính đất đai. Việc này nhằm đảm bảo tính pháp lý, người dân yên tâm sở hữu nhà.
Thành phố Hồ Chí Minh tập trung khởi động nhiều dự án quan trọng - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2023
TP.HCM lên kế hoạch khai thác quỹ đất dọc tuyến Vành đai 3

Thay đổi gì trong bộ máy?

Về tổ chức bộ máy, UBND huyện thuộc thành phố có tối đa 3 Phó chủ tịch. UBND phường, xã, thị trấn có quy mô dân số từ 50.000 người trở lên có tối đa 3 Phó chủ tịch.
HĐND TP.HCM được trao quyền quyết định bố trí ngân sách để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức... theo hiệu quả công việc. Mức chi này tối đa 1,8 lần lương ngạch, bậc, chức vụ; thu nhập tăng thêm tối đa 0,8 lần quỹ lương cơ bản công chức, viên chức, cán bộ quản lý.
Riêng TP Thủ Đức, Nghị quyết đồng ý trao thẩm quyền cho UBND TP Thủ Đức quyết định phê duyệt dự án, chọn nhà đầu tư với các dự án nhóm B, C đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). HĐND TP Thủ Đức có tối đa 2 Phó chủ tịch, 8 đại biểu chuyên trách. UBND TP Thủ Đức tối đa 4 Phó chủ tịch. TP Thủ Đức cũng được lập Ban đô thị.
Các chức danh lãnh đạo cơ quan Đảng - đoàn thể, chính quyền TP Thủ Đức được hưởng mức phụ cấp chức vụ 0,3-1. Thảo luận góp ý kiến trước đó, có ý kiến đề nghị không nên quy định phụ cấp chức vụ này.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy mô dân số TP Thủ Đức lớn, công việc nhiều, cán bộ công chức phải tăng cường độ làm việc để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Do đó, các chế độ đãi ngộ trên sẽ giúp cán bộ công chức chuyên tâm công tác, tăng hiệu quả công việc, giải quyết hồ sơ hành chính.
Cùng với đó, thành phố được lập Sở An toàn thực phẩm, trực thuộc UBND. Sở này có chức năng quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2023
Bất ngờ điều chỉnh chương trình họp, Quốc hội sẽ họp riêng về vấn đề nhân sự

"Rất vui, rất phấn khởi"

Trước đó, như Sputnik thông tin, theo các chuyên gia, nhà làm chính sách, nhiều cơ chế chính sách đối với TP.HCM đã trở thành “chiếc áo quá chật”, cản trở sự phát triển của đô thị lớn nhất Việt Nam này.
Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 31-NQ/TW của Bộ chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó, có nội dung rất quan trọng là tạo cho Thành phố một cơ chế vượt trội để phát triển. Với tư tưởng như thế, Thành phố tổng kết Nghị quyết 54 và đề xuất một loạt chính sách trong dự thảo Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54.
Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết hôm nay, bên hành lang Quốc hội chiều 24/6, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nói rất vui, phấn khởi, nhưng cũng đồng thời lo lắng về trách nhiệm, việc chuẩn bị triển khai nghị quyết thành công.
Thay mặt lãnh đạo thành phố, ông đã cảm ơn Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, các đại biểu Quốc hội đã ủng hộ TP.HCM.
"TP.HCM sẽ nỗ lực triển khai tốt nghị quyết. Cả nước đã vì TP.HCM, TP.HCM sẽ tập trung làm để đáp ứng niềm tin đó", ông Mãi nhấn mạnh.
Một trong số chính sách thành phố đề xuất được thí điểm là phát hành trái phiếu chính quyền địa phương ra thị trường quốc tế để hoàn thiện đồng bộ các tuyến đường sắt đô thị. Bởi, nếu chỉ phát hành trái phiếu trong nước thì không thể huy động được nguồn vốn lớn và rẻ để triển khai các dự án hạ tầng giao thông lớn.
Ông cho biết nội dung về thu hút nhà đầu tư chiến lược vào TP.HCM và phát hành quốc tế đã được đưa vào điều khoản thi hành nghị quyết. Theo đó, trường hợp cần tăng cường thu hút nhà đầu tư chiến lược, thành phố lập đề án báo cáo Chính phủ, trình cấp có thẩm quyền để trình Quốc hội xem xét, quyết định. Nếu giữa hai kỳ họp thì báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ tịch TP HCM cho hay, thành phố sẽ bắt tay làm ngay các chính sách thí điểm đặc thù được thông qua lần này.
Ngay sau đây, TP.HCM khẩn trương triển khai các công việc thực hiện nghị quyết. Cụ thể, ngày 7/7, TP.HCM tổ chức hội nghị cán bộ toàn thành phố để quán triệt nghị quyết, triển khai chỉ thị của Thành ủy, kế hoạch của HĐND, UBND.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала