https://kevesko.vn/20230625/chinh-thuc-khoi-cong-du-an-vanh-dai-4---vung-thu-do-23783794.html
Chính thức khởi công Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
Chính thức khởi công Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
Sputnik Việt Nam
Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng. 25.06.2023, Sputnik Việt Nam
2023-06-25T13:33+0700
2023-06-25T13:33+0700
2023-06-25T13:33+0700
dự án
đường cao tốc
việt nam
hà nội
kinh tế
kinh doanh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/06/19/23783629_0:271:2885:1894_1920x0_80_0_0_abcd7803ff39f3fb4808bc247336ae8d.jpg
Dự án đi qua địa bàn TP. Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên, có tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng, chiều dài 112km, bao gồm cả đường trên cao, dưới thấp.Khởi công Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đôSáng 25/6, Ban Chỉ đạo Dự án đầu tư xây dựng Vành đai 4 – Vùng Thủ đô đã tổ chức lễ khởi công vành đai 4 vùng Thủ đô. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát lệnh khởi công dự án.Theo đó, đúng 1 năm sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng Vành đai 4 - Vùng Thủ đô (tháng 6/2022), công trình này đã được khởi công tại 6 điểm cầu.Tại TP. Hà Nội, 4 điểm khởi công dự án đặt tại các xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn; xã Song Phương, huyện Hoài Đức; xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai và xã Văn Bình, huyện Thường Tín.Tại Bắc Ninh, công trình khởi công tại lý trình Km35+200, đoạn tuyến nối với cao tốc Nội Bài - Hạ Long, phường Khắc Niệm, TP. Bắc Ninh. Trong khi đó, Hưng Yên chọn huyện Văn Giang làm điểm khởi công cho dự án đoạn qua tỉnh này.Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đầu tư cơ sở hạ tầng là một trong ba nhiệm vụ đột phá chiến lược, đã được xác định trong Nghị quyết đại hội XIII của Đảng.Mục tiêu đặt ra, đến 2025 sẽ hoàn thành khoảng 3.000km cao tốc. Trong thời gian qua, việc triển khai xây dựng cao tốc chưa được nhiều, nhưng đã đem lại nhiều bài học kinh nghiệm để triển khai các tuyến cao tốc theo kế hoạch.Về công tác giải phóng mặt bằng cho dự án, Thủ tướng cho biết ông ấn tượng với cách làm khoa học của cả 3 tỉnh thành. Chủ trương phân cấp, phân quyền đã phát huy kết quả. Dù vậy, khởi công hôm nay mới là thắng lợi bước đầu, công việc tiếp theo còn rất lớn, yêu cầu các đơn vị bố trí đủ nguồn lực, quyết tâm thực hiện.Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý các địa phương phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người dân, kiểm tra nơi tái định cư đã bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ hay chưa.Làm tốt khâu giải phóng mặt bằngTrước đó, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có báo cáo kết quả thực hiện dự án, trong đó nêu ra một trong những kinh nghiệm thành công là tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập.Cụ thể, Hà Nội xác định giải phóng mặt bằng là khâu "trọng điểm của trọng điểm", có "luồng xanh" riêng để giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến dự án, đảm bảo thời gian giải quyết thủ tục từ 24 - 48 tiếng ở mỗi cơ quan, đơn vị.Theo yêu cầu của Chính phủ, các địa phương hoàn thành giải phóng mặt bằng 70% diện tích đất trước thời điểm khởi công. Cho đến hiện tại, cả 3 tỉnh thành đều vượt chỉ tiêu, trong đó Hà Nội và Bắc Ninh đạt hơn 81%, Hưng Yên đạt hơn 70%.Các địa phương đã phê duyệt dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xây dựng đường song hành (đường đô thị) qua địa bàn. Riêng dự án đầu tư xây dựng cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc thẩm quyền của TP. Hà Nội sẽ được phê duyệt vào tháng 9; chọn nhà thầu, nhà đầu tư và khởi công trong quý I/2024.Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài 112 km, đi qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Trong đó, đoạn qua Hà Nội dài 58,2 km, đoạn qua Hưng Yên dài hơn 19 km, đoạn qua Bắc Ninh trên 25 km và tuyến nối dài 9,7 km.Điểm đầu dự án đặt tại điểm nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai, điểm cuối nối cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng. Dự án khởi động từ năm 2022, mục tiêu cơ bản hoàn thành năm 2026, dự kiến đưa vào khai thác từ năm 2027.Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô triển khai theo 7 dự án thành phần, vận hành độc lập. Trong đó, Hà Nội thực hiện 3 dự án thành phần, bao gồm: bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận Hà Nội và đầu tư xây dựng hệ thống cao tốc theo phương thức PPP.Trong khi đó, Hưng Yên và Bắc Ninh mỗi tỉnh chịu trách nhiệm 2 dự án thành phần, gồm: bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận của mỗi tỉnh.Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô sau khi hoàn thành sẽ góp phần giải tỏa ách tắc giao thông, kết nối các tỉnh và tạo không gian phát triển mới cho cả vùng Thủ đô, trong đó có Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh.
https://kevesko.vn/20230620/ha-noi-len-ke-hoach-hoanh-trang-khoi-cong-du-an-vanh-dai-4--23687886.html
https://kevesko.vn/20230613/da-biet-thoi-diem-ha-noi-khoi-cong-du-an-duong-vanh-dai-4---vung-thu-do-23571040.html
hà nội
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/06/19/23783629_24:0:2753:2047_1920x0_80_0_0_7e037828f6852b61fa89861181ad7d56.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
dự án, đường cao tốc, việt nam, hà nội, kinh tế, kinh doanh
dự án, đường cao tốc, việt nam, hà nội, kinh tế, kinh doanh
Chính thức khởi công Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng.
Dự án đi qua địa bàn TP. Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên, có tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng, chiều dài 112km, bao gồm cả đường trên cao, dưới thấp.
Khởi công Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
Sáng 25/6, Ban Chỉ đạo Dự án đầu tư xây dựng Vành đai 4 – Vùng Thủ đô đã tổ chức lễ khởi công vành đai 4 vùng Thủ đô.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát lệnh khởi công dự án.
Theo đó, đúng 1 năm sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng Vành đai 4 - Vùng Thủ đô (tháng 6/2022), công trình này đã được khởi công tại 6 điểm cầu.
Tại TP. Hà Nội, 4 điểm khởi công dự án đặt tại các xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn; xã Song Phương, huyện Hoài Đức; xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai và xã Văn Bình, huyện Thường Tín.
Tại Bắc Ninh, công trình khởi công tại lý trình Km35+200, đoạn tuyến nối với cao tốc Nội Bài - Hạ Long, phường Khắc Niệm, TP. Bắc Ninh. Trong khi đó, Hưng Yên chọn huyện Văn Giang làm điểm khởi công cho dự án đoạn qua tỉnh này.
Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đầu tư cơ sở hạ tầng là một trong ba nhiệm vụ đột phá chiến lược, đã được xác định trong Nghị quyết đại hội XIII của Đảng.
Mục tiêu đặt ra, đến 2025 sẽ hoàn thành khoảng 3.000km cao tốc. Trong thời gian qua, việc triển khai xây dựng cao tốc chưa được nhiều, nhưng đã đem lại nhiều bài học kinh nghiệm để triển khai các tuyến cao tốc theo kế hoạch.
Về công tác giải phóng mặt bằng cho dự án, Thủ tướng cho biết ông ấn tượng với cách làm khoa học của cả 3 tỉnh thành. Chủ trương phân cấp, phân quyền đã phát huy kết quả. Dù vậy, khởi công hôm nay mới là thắng lợi bước đầu, công việc tiếp theo còn rất lớn, yêu cầu các đơn vị bố trí đủ nguồn lực, quyết tâm thực hiện.
"Đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn kỹ thuật, mỹ thuật, môi trường, vệ sinh, tai nạn lao động; chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, không được đội vốn bất hợp lý, không chia nhỏ các gói thầu", Thủ tướng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý các địa phương phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người dân, kiểm tra nơi tái định cư đã bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ hay chưa.
Làm tốt khâu giải phóng mặt bằng
Trước đó, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có báo cáo kết quả thực hiện dự án, trong đó nêu ra một trong những kinh nghiệm thành công là tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập.
Cụ thể, Hà Nội xác định giải phóng mặt bằng là khâu "trọng điểm của trọng điểm", có "luồng xanh" riêng để giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến dự án, đảm bảo thời gian giải quyết thủ tục từ 24 - 48 tiếng ở mỗi cơ quan, đơn vị.
Theo yêu cầu của
Chính phủ, các địa phương hoàn thành giải phóng mặt bằng 70% diện tích đất trước thời điểm khởi công. Cho đến hiện tại, cả 3 tỉnh thành đều vượt chỉ tiêu, trong đó Hà Nội và Bắc Ninh đạt hơn 81%, Hưng Yên đạt hơn 70%.
Các địa phương đã phê duyệt dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xây dựng đường song hành (đường đô thị) qua địa bàn. Riêng dự án đầu tư xây dựng cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc thẩm quyền của TP. Hà Nội sẽ được phê duyệt vào tháng 9; chọn nhà thầu, nhà đầu tư và khởi công trong quý I/2024.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài 112 km, đi qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Trong đó, đoạn qua Hà Nội dài 58,2 km, đoạn qua Hưng Yên dài hơn 19 km, đoạn qua Bắc Ninh trên 25 km và tuyến nối dài 9,7 km.
Điểm đầu dự án đặt tại điểm nối
cao tốc Hà Nội - Lào Cai, điểm cuối nối cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng. Dự án khởi động từ năm 2022, mục tiêu cơ bản hoàn thành năm 2026, dự kiến đưa vào khai thác từ năm 2027.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô triển khai theo 7 dự án thành phần, vận hành độc lập. Trong đó, Hà Nội thực hiện 3 dự án thành phần, bao gồm: bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận Hà Nội và đầu tư xây dựng hệ thống cao tốc theo phương thức PPP.
Trong khi đó, Hưng Yên và Bắc Ninh mỗi tỉnh chịu trách nhiệm 2 dự án thành phần, gồm: bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận của mỗi tỉnh.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô sau khi hoàn thành sẽ góp phần giải tỏa ách tắc giao thông, kết nối các tỉnh và tạo không gian phát triển mới cho cả vùng Thủ đô, trong đó có
Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh.