Đề thi tốt nghiệp THPT 2023 có tính phân hoá để xét đại học, Bộ GD&ĐT lưu ý

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Thị CúcĐoàn công tác kiểm tra tại điểm thi THPT Phú Xuyên A (huyện Phú Xuyên).
Đoàn công tác kiểm tra tại điểm thi THPT Phú Xuyên A (huyện Phú Xuyên). - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.06.2023
Đăng ký
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) Phạm Ngọc Thưởng, đề thi tốt nghiệp THPT 2023 sẽ có tính phân hóa phù hợp, làm căn cứ để các trường đại học xét tuyển thí sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, năm nay đã có 1.024.063 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 với có tổng số 2.273 điểm thi và 44.661 phòng thi.
Trong đó, Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương có số lượng thí sinh dự thi đông hàng đầu cả nước. Riêng ở Hà Nội, với hơn 102.000 thí sinh đăng ký dự thi, Bộ GD&ĐT cùng Sở GD&ĐT thành phố đã huy động gần 15.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác coi thi.
Tại TP.HCM số lượng thí sinh cũng gần tương ứng, với hơn 98.000 thí sinh đăng ký dự thi, huy động gần 14.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác coi thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

Ngay trước thềm ngày học sinh cả nước bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, Thứ trưởng Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT, đã có những chia sẻ về công tác chuẩn bị, khâu tổ chức, đề thi và chống gian lận thi cử.
Nói về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023, đại diện Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, kỳ thi sẽ được tổ chức theo hướng giữ ổn định như năm 2022.
Trong đó, đề cập đến công tác tổ chức, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, trong những năm gần đây, kỳ thi tốt nghiệp THPT được phân cấp về UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện. Vì vậy, sự chuẩn bị từ địa phương là quan trọng nhất, quyết định sự thành công của kỳ thi. Các địa phương sẽ chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, lựa chọn con người, tập huấn đội ngũ làm thi, xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó với các tình huống bất thường, hỗ trợ thí sinh dự thi…
Đội ngũ tiếp viên, phi công của Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.06.2023
Bát nháo dịch vụ trại hè, hướng nghiệp hàng không
Theo Thứ trưởng, trong 2 tháng qua, Bộ GD&ĐT, Ban Chỉ đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tổ chức nhiều đoàn công tác, đoàn kiểm tra làm việc với các địa phương về công tác chuẩn bị cho kỳ thi.
“Tôi cũng trực tiếp tham gia kiểm tra, khảo sát nhiều địa phương. Tôi đánh giá các địa phương chủ động, khẩn trương, chu đáo, toàn diện trong công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi”, VOV dẫn lời ông Thưởng nói.
Dựa theo Chỉ thị của Thủ tướng và Quy chế, hướng dẫn chung của Bộ GD&ĐT, các địa phương tuỳ theo điều kiện cụ thể sẽ có thêm những chỉ đạo, hướng dẫn riêng để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện tổ chức kỳ thi.
“Cùng với đó, các địa phương còn phải xây dựng kịch bản, phương án dự phòng các tình huống về thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, giao thông, phòng cháy chữa cháy, cung ứng điện… để kịp thời ứng phó, xử lý trong những ngày diễn ra kỳ thi”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Ngành giáo dục địa phương đã chỉ đạo để học sinh hoàn thành chương trình lớp 12, tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT từ sớm. Các vùng có nhiều phương thức, cách thức hỗ trợ học sinh hoàn thành chương trình, ôn tập hiệu quả và tổ chức một đến nhiều đợt thi thử. Đặc biệt, một điều hết sức nhân văn nữa là các địa phương quan tâm chỉ đạo hỗ trợ cho thí sinh có điều kiện hoàn cảnh khó khăn, không để bất kỳ thí sinh nào vì khó khăn kinh tế hay đi lại mà không thể tham gia kỳ thi.
Năm nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra trên quy mô lớn. Để đảm bảo cho hơn 1 triệu thí sinh tham gia, địa phương phải huy động tới 250.000 người làm công tác tổ chức thi, bảo đảm an ninh, an toàn cho các em.
“Tôi khẳng định, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 được thực hiện với tinh thần chủ động, khẩn trương, kỹ lưỡng, chu đáo, toàn diện; hướng tới kỳ thi an toàn, nghiêm túc, công bằng, khách quan, đúng quy chế”, thứ trưởng Thưởng khẳng định.
Lễ tang nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.06.2023
"Xin vĩnh biệt đồng chí Vũ Khoan"

Đề thi tốt nghiệp THPT có tính phân hoá để xét tuyển đại học

Thông tin về chất lượng đề thi năm nay, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ dùng để xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh.
Kết quả thi THPT cũng chính là cơ sở để nhiều trường đại học sử dụng trong xét tuyển đại học, cao đẳng. Theo ông Thưởng, ước tính, năm nay có hơn 60% trường đại học sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT xét tuyển.
“Với tính chất như vậy, định hướng đề thi tốt nghiệp THPT nay năm sẽ đảm bảo các mức nhận biết, thông hiểu. Học sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản của chương trình THPT, chủ yếu lớp 12”, Thứ trưởng nói.
Đồng thời, theo đại diện Bộ GD&ĐT, nội dung đề thi sẽ chú ý mức độ vận dụng, vận dụng cao, tính phân hóa phù hợp là căn cứ để các cơ sở đào tạo đại học sử dụng như một trong các phương thức xét tuyển.
Vào đầu tháng 3, Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 làm cơ sở để các nhà trường, giáo viên, học sinh ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi chính thức.
Trước thực tế gian lận thi cử ngày càng tinh vi, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các thiết bị công nghệ cao, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, đây là vấn đề đã được Bộ GD&ĐT cũng như Bộ Công an cảnh báo từ nhiều năm qua.
“Những giải pháp được đưa ra để vừa cảnh báo, vừa ngăn chặn giảm thiểu cao nhất gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao”, ông Phạm Ngọc Thưởng nêu rõ.
Trong đó, một trong những giải pháp quan trọng là tuyên truyền nâng cao nhận thức cho không chỉ thí sinh, phụ huynh, giáo viên mà còn toàn xã hội về việc phòng, chống gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao.
“Tôi xin nhấn mạnh, việc mua bán, sử dụng những thiết bị này không chỉ vi phạm quy chế thi mà còn vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo các quy định pháp luật hiện hành”, đại diện Bộ GD&ĐT nhắc lại.
Thứ trưởng cho biết, ngành công an bằng các biện pháp nghiệp vụ đã phát hiện và xử lý nhiều vụ việc buôn bán thiết bị công nghệ cao. Hàng năm, trong công tác tuyên truyền, tập huấn trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, đại diện các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, công an các tỉnh, thành phố đều cung cấp thông tin, tập huấn kỹ lưỡng cho đội ngũ cán bộ coi thi để lực lượng này chủ động phát hiện, nhận diện thí sinh mang và sử dụng thiết bị công nghệ cao với mục đích gian lận.
Theo Thứ trưởng, để phòng chống gian lận thi cử, vai trò của cán bộ coi thi là rất quan trọng. Khi công tác tập huấn được thực hiện nghiêm túc, khi những người làm công tác coi thi tiếp nhận đầy đủ các thông tin từ tập huấn, nắm chắc các cảnh báo, nhận diện và thực hiện nhiệm vụ được giao với trách nhiệm cao nhất, việc phát hiện và ngăn chặn thiết bị công nghệ cao nhằm gian lận thi cử là có thể thực hiện được.
“Một kỳ thi nghiêm túc, không có gian lận cũng chính là để đảm bảo công bằng cho mọi thí sinh”, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh.
Chồng nắm tay vợ trước khi phẫu thuật - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2023
Bệnh viện Nhi đồng 2 có ca ghép tạng đầu tiên sau 8 tháng tạm ngưng

“4 đúng, 3 không” của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

Sau 3 năm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh đại dịch Covid-19 với nhiều khó khăn, thử thách, năm nay kỳ thi đã trở về trạng thái bình thường. Cả thời gian thi cũng đổi về cuối tháng 6 như trước khi có dịch COVID-19.
Học sinh lớp 12 dự thi năm nay đưởng hưởng một năm học cuối trọn vẹn học trực tiếp. Sự an tâm cho thí sinh, người làm thi, phụ huynh và toàn xã hội đã ít nhiều mang lại thuận lợi cho công tác tổ chức kỳ thi năm nay. Cùng với đó là sự chỉ đạo của Chính phủ, sự phối hợp, giúp đỡ của các Bộ, ngành và sự vào cuộc thống nhất, thông suốt, trách nhiệm từ các địa phương, đóng góp vào sự thành công của kỳ thi.
Còn về khó khăn, theo ông Thưởng, đầu tiên có thể kể đến là lứa học sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm nay có 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Do đó các trường cần tăng cường tổ chức ôn tập nhằm giúp các em có được kiến thức và tâm thế tốt nhất bước vào kỳ thi.
Khó khăn thứ hai là đã xuất hiện tâm lý chủ quan vì nghĩ rằng công việc này nhiều năm đã làm. Chủ quan từ khâu chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị đến công tác kiểm tra, giám sát các quy trình. Điều này đã được Bộ GD-ĐT, Ban Chỉ đạo quốc gia quán triệt khi làm việc tại địa phương, ở các cuộc họp, tập huấn thi với tỉnh, thành phố và đội ngũ cán bộ làm thi.
Thứ ba là vấn đề sử dụng thiết bị công nghệ cao, tinh vi để gian lận cũng là một trong những khó khăn đặt ra cho việc đảm bảo an toàn và tính nghiêm túc cho kỳ thi.
Ngoài ra, một số địa phương địa hình đặc thù, tình hình thời tiết cực đoan, khắc nghiệt, nắng nóng, thiếu điện.
Nhắn nhủ với các thí sinh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bày tỏ, ngành giáo dục thời gian qua đã tích cực hỗ trợ, củng cố kiến thức cho các em; bản thân các em học sinh cũng rất nỗ lực trong quá trình học tập.
“Tôi đã đến làm việc với nhiều địa phương và gặp gỡ các em học sinh tại một số trường học trong những ngày ôn thi nước rút. Không khí và tinh thần học tập của các em rất đáng ghi nhận. Tôi mong rằng, các em sẽ mang tinh thần này để bước vào kỳ thi đạt kết quả tốt nhất”, Thứ trưởng cho buêts.
Ông Thưởng mong các vị phụ huynh, ngoài dành sự chăm sóc, động viên tinh thần cho các em thí sinh bình tĩnh, tự tin, thì cũng cần quan tâm nhắc nhở các em để thực hiện đúng Quy chế thi - có như vậy mới tránh được những thiệt thòi về kết quả thi cho chính các em.
Với đội ngũ cán bộ coi thi nói riêng và tất cả cán bộ làm thi nói chung, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhắc lại tinh thần chỉ đạo “4 đúng - 3 không” đã quán triệt.
Trong đó, “4 đúng” là: đúng quy chế và hướng dẫn thi; đúng đủ quy trình, không được bỏ bất cứ một quy trình nào; đúng vị trí chức trách nhiệm vụ được giao; đúng thời điểm, kịp thời xử lý các tình huống bất thường, còn “3 không” là không lơ là chủ quan; không tự ý xử lý tình huống bất thường; không căng thẳng, áp lực quá mức.
“Thực hiện được “4 đúng - 3 không” chính là chúng ta đang hướng đến một kỳ thi nghiêm túc, an toàn, trung thực, khách quan và công bằng”, Thứ trưởng đúc kết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала