Việt Nam: Đối tác trọng yếu của Trung Quốc trong ổn định an ninh khu vực

© Ảnh : Aaron BoothCác chiến sĩ Việt Nam
Các chiến sĩ Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sau chuyến thăm chính thức CHND Trung Hoa của Thủ tướng Chính phủ CHXHCN Việt Nam Phạm Minh Chính, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng phát triển theo chiều sâu, trong đó có quan hệ hợp tác quốc phòng.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, tại Bắc Kinh đã diễn ra cuộc gặp song phương giữa Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Lý Thượng Phúc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng CHND Trung Hoa.
Tại đây, phía Trung Quốc bày tỏ sẵn sàng cùng Việt Nam tăng cường liên lạc và phát triển hơn nữa hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Sputnik phỏng vấn chuyên gia nghiên cứu quốc tế Nguyễn Đức Đinh về vấn đề này.
Thủ tướng kết thúc chuyến thăm chính thức Trung Quốc và dự Hội nghị thường niên WEF - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2023
Cơ hội tuyệt vời cho Việt Nam

Đối ngoại quốc phòng kiên định "bốn không"

Sputnik: Trong bối cảnh Hoa Kỳ và các đồng minh thành lập các nhóm ở Châu Á nhằm “kiềm chế” Trung Quốc. Theo chuyên gia, Trung Quốc đánh giá Việt Nam như thế nào trên vai trò đối tác nhằm ổn định an ninh khu vực?
Chuyên gia nghiên cứu quốc tế Nguyễn Đức Đinh:
Trung Quốc là đối tượng cạnh tranh địa chính trị, địa chiến lược toàn cầu của Mỹ. Quan điểm của Việt Nam xem đó là “việc riêng” của họ trong quan hệ song phương Mỹ-Trung và không can thiệp vào quan hệ đó.
Việt Nam chỉ kêu gọi các bên đang cạnh tranh nhau lấy hòa bình và ổn định làm trọng, lấy đàm phán để giải quyết mâu thuẫn, lấy đối thoại thay cho đối đầu, không dùng vũ lực và hết sức tránh leo thang xung đột.
Trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam luôn kiên trì nguyên tắc "bốn không” và nhất là không chọn phe mà chọn lẽ phải, chọn chính nghĩa, không theo nước này để chống lại nước kia. Lập trường này này là cho người Mỹ hết sức khó chịu vì họ đang xúc tiến thành lập một NATO mới ở Tây Thái Bình Dương nhằm chống Trung Quốc.
Mưu đồ này có nguy cơ biến các quốc gia Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Châu Đại Dương có liên minh quân sự với Mỹ trở thành “lính xung kích” chống Trung Quốc như Ukraina, tạo ra nguy cơ một cuộc chiến tranh ủy nhiệm mới.
Ngược lại, Trung Quốc đánh giá cao lập trường hòa bình của Việt Nam trong việc giảm căng thẳng, tránh đối đầu và tinh thần trách nhiệm xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung.
Trung Quốc cũng đánh giá cao việc Việt Nam nhất quán quan điểm “một Trung Quốc”, coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2023
Việt Nam - Trung Quốc đạt nhiều nhận thức chung quan trọng sau chuyến thăm của Thủ tướng

Việt Nam: Cầu nối ASEAN - Trung Quốc

Sputnik: Việt Nam là một trong các quốc gia thành viên của ASEAN. Việc Trung Quốc tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam nói riêng, các nước ASEAN nói chung, đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển hòa bình trong khu vực, thưa chuyên gia?
Chuyên gia nghiên cứu quốc tế Nguyễn Đức Đinh:
Tại Hội nghị Cấp cao thường niên ASEAN-Trung Quốc lần thứ 24 được tổ chức ngày 26/10/2021 theo hình thức trực tuyến, Cộng đồng các nước ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí nâng tầm quan hệ giữa hai bên lên cấp độ Đối tác chiến lược toàn diện.
Trước đó, ASEAN và Trung Quốc đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào tháng 10/2003. Trong các quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đó đương nhiên bao gồm cả quan hệ đối tác chiến lược về quốc phòng – an ninh.
Trong điều kiện một số quốc gia ASEAN có quan hệ quốc phòng-an ninh khá chặt chẽ với Mỹ và phương Tây, thậm chí có Hiệp định phòng thủ chung với Mỹ và một số nước khác lại có quan hệ khăng khít hơn với Trung Quốc thì Việt Nam, với quan điểm không liên minh, không chọn phe và “chơi" với cả hai bên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của WEF - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2023
Đánh dấu cột mốc 15 năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc
Chính điều này đã giúp Việt Nam trở thành cầu nối trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc. Việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc cũng xuất phát từ sang kiến của Việt Nam lần đầu tiên được đề xuất tại Hội nghị cấp cao ASEAN 2020.
Việt Nam không phải là thị trường vũ khí lớn của Trung Quốc như Myanmar hay một số quốc gia ASEAN khác. Nhưng Việt Nam lại có quan hệ với Trung Quốc trên các lĩnh vực bảo đảm hòa binh, an ninh biên giới lãnh thổ trên đất liền và bảo đảm hòa bình ổn định trên biển.
Không giống với các mối quan hệ quốc phòng giữa các quốc gia khác, quan hệ quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc được triển khai trên lĩnh vực đặc trưng là công tác Đảng và công tác chính trị trong quân đội. Hai bên cũng đẩy mạnh tăng cường quan hệ hợp tác biên phòng, quản lý biên giới cả trên bộ và trên biển, thúc đẩy ký kết các văn bản hợp tác về biên phòng, hải quân; duy trì, thúc đẩy và mở rộng các lĩnh vực hợp tác có nhiều tiềm năng như giáo dục đào tạo, công nghiệp quốc phòng, quân y...
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Uỷ viên trưởng Nhân đại toàn quốc Triệu Lạc Tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2023
Việt Nam-Trung Quốc hợp tác chống âm mưu "diễn biến hòa bình"
Trong đó, hợp tác quốc phòng về biên phòng trên bộ là trọng điểm có nhiều ý nghĩa. Hai bên đã phối hợp chặt chẽ trên các lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới, kiểm soát xuất, nhập cảnh, đấu tranh phòng, chống với các loại tội phạm. Các nhiệm vụ thường xuyên như hội đàm, tuần tra song phương, trao đổi đường dây nóng được hai bên triển khai định kỳ và có nền nếp.
Trong quá trình tuần tra song phương, trao đổi thông tin, hai bên đã kết hợp tuyên truyền pháp luật cho bà con hai bên biên giới, nhờ đó, ngăn chặn hiệu quả các loại tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật, duy trì tốt an ninh trật tự khu vực biên giới, cửa khẩu góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác, góp phần thúc đẩy xuất nhập khẩu phát triển kinh tế biên mậu.
Tuân thủ nguyên tắc quan hệ quốc phòng không liên minh, không nhằm chống lại nước thứ ba, quan hệ quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc có mục tiêu cao nhất là tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước, đưa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала