Để Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu về e-logistics tại Đông Nam Á

© Ảnh : Hồng Đạt - TTXVNViệt Nam được kỳ vọng trở thành “ngôi sao logistics” của châu Á
Việt Nam được kỳ vọng trở thành “ngôi sao logistics” của châu Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Sự tăng trưởng của thương mại điện tử (TMĐT) và hình thức bán hàng online đã kéo theo cuộc đua của doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics nói chung và e-logistics nói riêng. Công nghệ số, AI đã thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp hậu cần và chuỗi cung ứng.

E-logistics: mảnh đất màu mỡ

Cao điểm của đợt dịch Covid tháng 7/2021, doanh nghiệp thương mại điện tử (DN TMĐT) TikiNOW Smart Logistics chính thức vận hành khu vực ứng dụng robot vào kho vận. Toàn bộ quy trình lấy hàng sẽ được tự động hóa nhờ robot, tăng gấp đôi công suất so với quy trình thủ công trước đây.
Từ nhu cầu thực tiễn trong quá trình vận chuyển của Tiki, ông Nguyễn Chí Thọ - Giám đốc kinh doanh Công ty TikiNOW Smart Logistics đánh giá, xu hướng hiện nay của người tiêu dùng ngày càng tiết kiệm, tiện lợi và nhanh chóng.
Về giải pháp giao vận, Tiki muốn khách hàng cả nước mua hàng online nhanh hơn, rẻ hơn và tiện hơn. Việc đầu tư hệ thống robot không chỉ giúp công ty cải thiện toàn bộ chuỗi cung ứng TMĐT mà kỳ vọng sẽ kéo giảm được chi phí về lâu dài.

“Nhu cầu khách hàng hiện nay là phải giao nhanh, tức là hôm nay đặt hàng, ngày mai phải giao. Hơn nữa, họ yêu cầu người giao hàng phải nhã nhặn, lịch sự và cẩn thận hàng hóa trong khâu vận chuyển để đưa tới tay người tiêu dùng. Tikinow nắm bắt được nhu cầu thị trường đó, cố gắng đầu tư xây dựng hệ thống thông minh để tăng mức độ giao hàng trong ngày. Dự kiến, trong năm nay tỷ lệ giao hàng của TikiNOW sẽ tăng tỷ lệ giao hàng thành công lên 97%”, ông Thọ nói với Sputnik.

Tại Việt Nam, TMĐT đang được đánh giá xếp thứ 2 toàn khu vực Đông Nam Á. Với sức hấp dẫn này, cuộc đua e-logistics (dịch vụ hậu cần TMĐT) trong nước sẽ ngày càng sôi nổi.
Robot do công ty Sberbank tạo ra - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.06.2023
Nga sẽ giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Ngoài chiến lược về giá, chất lượng hàng hóa thì việc vận hành toàn bộ hành trình của một gói hàng sẽ giúp DN chủ động trong kinh doanh và tiết kiệm nhiều thời gian lẫn chi phí giao hàng.
Thực tế, e-logistics không chỉ còn là sân chơi của các đơn vị giao hàng như VNPost, ViettelPost, Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm... mà còn là sân chơi của chính các DN TMĐT. Dễ thấy, sàn TMĐT Tiki cũng đang mạnh tay phát triển TikiNOW Smart Logistics.
Nếu như TikiNOW Smart Logistics chỉ phục vụ nội sàn Tiki kể từ khi thành lập (năm 2013), thì từ năm 2019 đơn vị này đã mở kênh logistics riêng phục vụ ngoại sàn. Mục tiêu của DN này trong 3 năm tới sẽ trở thành công ty kho vận và giao vận đa kênh hàng đầu tại Việt Nam.
Do e-logistics ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu, tức giai đoạn chuyển tiếp từ logistics truyền thống sang TMĐT. Tiềm năng phát triển của ngành này còn nhiều dư địa để phát triển. Đây là nhận định của PGS. TS. Nguyễn Vân Hà – Trưởng Ban đối ngoại Hiệp hội phát triển nhân lực logistics Việt Nam; Trưởng khoa Quản trị kinh doanh (Học viện Ngân hàng) khi trao đổi với Spuntik.
Tân Cảng Sài Gòn-cảng hiện đại và lớn nhất Việt Nam với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía Nam và hơn 60% thị phần cả nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2022
Việt Nam lọt top thị trường logistics mới nổi trên thế giới, thế mạnh FDI dần lộ diện
Logistics là lĩnh vực rộng, bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: phương tiện, con người, kho, cảng, năng lượng, tài chính, hạ tầng kỹ thuật, và hàng hoá, yếu tố chính trị... Theo bà Hà, AI chắc chắn sẽ can thiệp rất sâu vào lĩnh vực logistics, nhờ có AI, công nghệ cao mà các hoạt đông liên quan đến logistics trở nên hiệu quả hơn, như thu thập thông tin nhanh chóng, khách quan, chính xác. Qua đó rút ngắn thời gian đánh giá và phân tích thị trường, giúp DN đưa ra các quyết định dễ dàng hơn, qua đó nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành, sản xuất kinh doanh.

“Rồi đây có thể thông qua AI và các thiết bị IoT mà chúng ta vận hành các kho, cảng không một bóng người. Thậm chí cho ra đời những chiếc xe, con tàu tự lái... AI giúp chúng ta kết nối thông minh và cải thiện tình hình vận hành doanh nghiệp, kho cảng, các dự báo cảnh báo thường chính xác hơn. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh”, bà Hà nêu rõ.

Bài toán nguồn cung kho bãi

Trao đổi với Sputnik, ông Nguyễn Chí Thọ, Giám đốc kinh doanh Công ty TikiNOW Smart Logistics cũng chỉ ra những điểm nghẽn của e-logistics hiện nay. Đó là, nếu đơn hàng phát triển nhanh chóng trong 1 thời gian ngắn, về mặt hạ tầng sẽ không đáp ứng kịp. Khi TMĐT tăng trưởng 1, nhu cầu diện tích kho bãi phục vụ có thể tăng gấp 3.

“Một trong những yếu tố để đẩy nhanh quá trình giao hàng và tỷ lệ giao thành công cao, đó là có thể lưu hàng ở kho TikiNOW tại Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, để xây dựng một kho logistics hoàn chỉnh và vận hành trên hệ thống kỹ thuật công nghệ phải mất từ 6 tháng đến 1 năm. Bởi vậy, để phát triển bền vững các DN phải cùng với các đơn vị logistics như TikiNOW thỏa thuận một lộ trình phát triển từ 2-3 năm, từ đó hạ tầng logistics có thể đi theo câu chuyện phát triển của DN”, ông Thọ nhấn mạnh.

AI & Nguồn nhân lực

Xét về khía cạnh nhân lực trong hệ thống logistics, PGS. TS. Nguyễn Vân Hà nêu quan điểm, ứng dụng AI trong logistics sẽ vừa là thách thức, vừa là cơ hội đối với nhân sự trong ngành này.
Đa số các DN đều đã chuyển đổi số gần 10 năm nay và cuộc chơi chuyển đổi số là của các ông chủ DN. Chính điều này đã làm giảm đi một số vị trí nhân sự trong DN. Cụ thể, trước đây Việt Nam thực hiện các công việc kết nối DN với DN rất khó khăn, nhưng nay có các phần mềm thì đã nhanh và gọn hơn rất nhiều, như phần mềm khai báo hải quan...
Trí tuệ nhân tạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2023
Việt Nam đang ở đâu trong cuộc đua ứng dụng công nghệ AI?
AI là một ứng dụng tiềm năng, tuy nhiên AI không thể thay thế xe, tàu hỏa, tàu biển, tàu bay để vận chuyển hàng hóa được, cũng không thay thế hoàn toàn nhân lực làm việc trong logistics, nó chỉ hỗ trợ cho nhân viên có cơ sở dữ liệu chính xác hơn và ít sai sót hơn mà thôi. Thực chất, vẫn cần có sự xuất hiện của con người ở một số khâu nào đó.
Thông qua AI có thể hình thành các ngành nghề mới liên quan đến logistics. Đây là cơ hội cho nguồn nhân lực trẻ, năng động, ví dụ như: Lĩnh vực phân tích dữ liệu thị trường bằng AI đối với một lĩnh vực nào đó trong logistics, Lĩnh vực nghiên cứu phát tiển các phần mềm AI cho logistics, Lĩnh vực tư vấn đào tạo nguồn nhân lực AI cho ngành logistics, Lĩnh vực sản xất xe ô tô, tàu thuỷ tự lái...
Tại Việt Nam, hiện sinh viên ngành logistics đang có cơ hội việc làm rất cao. Nhưng các DN tuyển dụng hiện nay bắt đầu có sự lựa chọn. Ví dụ, các DN buộc cử nhân phải nộp bảng điểm, mục đích không phải xem điểm cao hay thấp mà để xem trường đó đào tạo được nhiều môn chuyên ngành logistics không.

“Vì đặc thù ngành logistics là 50% là kinh tế và 50% là kỹ thuật. Mà kỹ thuật này lại liên quan đến con người phải trục tiếp vận hành. Như vậy sinh viên ngành logistics sẽ ít ảnh hưởng bởi AI nếu chương trình đào tạo thực sự gắn được với thực hành”, Trưởng Ban đối ngoại Hiệp hội phát triển nhân lực logistics Việt Nam Nguyễn Vân Hà bày tỏ.

Chắc chắn trong một phạm vi nào đó, các nền tảng ứng dụng AI sẽ phảm mang lại sự hiệu quả cho nhà quản lý, cắt giảm các khâu trung gian hoặc bộ máy quản lý cồng kềnh, một số bộ phận nhân sự trở nên không cần thiết. Vì vậy cơ hội việc làm bị cắt giảm rất có thể sẽ xảy ra.
Nhưng nếu biết làm chủ công nghệ và sáng tạo trên nền tảng công nghệ, ắt sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn. Và ngược lại, AI sẽ làm mất cơ hội việc làm của chúng ta nếu chúng ta không tinh tế, nhạy bén và chuyển đổi kịp thời.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала