Cải cách SCO do Tổng thống Putin đề xuất có thể ngăn chặn việc bán lại vũ khí cung cấp cho Ukraina
20:27 05.07.2023 (Đã cập nhật: 00:10 06.07.2023)
© Sputnik / Sergey Guneev / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Nga Vladimir Putin tham dự hội nghị thượng đỉnh SCO
© Sputnik / Sergey Guneev
/ Đăng ký
Ngày nay, khi thế giới đang đối mặt với mối đe dọa an ninh nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ, Tổ chức hợp tác Thương Hải (SCO) phải trả lời câu hỏi về sự cần thiết phải cải cách.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo SCO, đề xuất biến cấu trúc chống khủng bố khu vực (RATS) của SCO thành một trung tâm toàn cầu có thể ứng phó với toàn bộ các mối đe dọa an ninh. Theo nhà quan sát các vấn đề thời sự Zhou Rong, việc mở rộng quyền hạn của RATS là một phản ứng cần thiết trước sự gia tăng của hoạt động khủng bố, bao gồm cả việc vũ khí cung cấp cho Ukraina tuồn ra chợ đen và rơi vào tay lính đánh thuê.
Lần đầu tiên, ý tưởng thành lập một trung tâm chống khủng bố dựa trên SCO được Tổng thống Putin nêu lên vào năm 2012. Một đề xuất mới nhằm củng cố cấu trúc chống khủng bố của SCO cũng đến từ phía Nga vào năm 2021. Ngày nay ý tưởng này có tính bức thiết hơn bao giờ hết. Người ta lưu ý phía Nga hy vọng sẽ tăng cường chức năng của cơ cấu chống khủng bố khu vực bằng cách đưa các chuyên gia trong biên chế của mình vào cuộc chiến chống rửa tiền, tài trợ cho khủng bố và phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Trong hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo SCO, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng nhấn mạnh vai trò của Cơ cấu chống khủng bố khu vực SCO. Theo ông Modi, RATS ngày nay giúp "thực hiện các biện pháp quyết định để chống khủng bố và tăng cường hợp tác chống lại hoạt động tài trợ của chúng".
Nhà bình luận về các vấn đề thời sự Zhou Rong, thành viên cao cấp Viện Nghiên cứu Tài chính Chongyang tại Đại học Nhân dân Trung Quốc lưu ý trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, với tình hình hiện tại trên thế giới, đề xuất của Nga là rất quan trọng, vì vũ khí từ Ukraina không chỉ chảy ra chợ đen mà còn rơi vào tay những kẻ đánh thuê một cách mất kiểm soát. Điều này tạo ra những nguy cơ và mối đe dọa mới không chỉ ở cấp độ khu vực mà còn gây ra những lo ngại nghiêm trọng đối với toàn thể cộng đồng quốc tế:
“Dựa trên môi trường hiện tại, đề xuất của Nga rất có ý nghĩa. Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Nga - Ukraina, một số lượng lớn lính đánh thuê xuất hiện trong khu vực xung đột về phía Ukraina. Số lượng lớn vũ khí được chuyển vào tay các tổ chức vũ trang phi chính phủ. Điều này có thể dẫn đến việc các tổ chức khủng bố đánh thuê khác nhau có được những vũ khí này, tạo ra những mối đe dọa mới không chỉ cho khu vực mà còn cho toàn thế giới”,- Zhou Rong tin tưởng.
Zhou Rong lưu ý Ukraina có thể đối mặt với một tình huống tương tự như tình huống trong cuộc chiến chống IS và al-Qaeda, khi họ sở hữu vũ khí tiên tiến cho mục đích hủy diệt của mình. Theo chuyên gia này, những ý tưởng do Tổng thống Putin đưa ra nhằm cải cách Cơ cấu chống khủng bố của SCO sẽ có tác động tích cực trong việc ngăn chặn một thảm họa nhân đạo có thể xảy ra:
“Như chúng ta biết, al-Qaeda và IS là mối đe dọa lớn đối với toàn bộ cộng đồng quốc tế. Một ví dụ về điều này là vụ tấn công ngày 11 tháng 9. Cả hai tổ chức đều làm chủ hoàn hảo các loại vũ khí tiên tiến khác nhau. Giờ đây, một số lượng lớn lính đánh thuê đang chiến đấu bên phía Ukraina, những người không có nghĩa vụ đạo đức hay ý thức trách nhiệm. Họ hoặc chỉ chiến đấu vì tiền, hoặc họ được tài trợ bởi các cấu trúc khủng bố.
Khi Hoa Kỳ tiếp tục gửi vũ khí đến Ukraina, những kẻ khủng bố ngày càng có nhiều cơ hội để nhúng tay vào đó. Nói cách khác, chừng nào còn chiến sự ở Ukraina, sẽ luôn có nguy cơ vũ khí rò rỉ với số lượng lớn rơi vào tay những kẻ khủng bố. Có mọi lý do để lo ngại việc gia tăng số lượng vũ khí cung cấp cho Ukraina có thể dẫn đến các thảm họa nhân đạo thứ cấp. Từ quan điểm này, Tổng thống Nga đưa ra một số ý tưởng mang tính xây dựng để chống khủng bố. Điều này mang tính tích cực và đáng được tôn trọng”, Zhou Rong giải thích .
Khi Hoa Kỳ tiếp tục gửi vũ khí đến Ukraina, những kẻ khủng bố ngày càng có nhiều cơ hội để nhúng tay vào đó. Nói cách khác, chừng nào còn chiến sự ở Ukraina, sẽ luôn có nguy cơ vũ khí rò rỉ với số lượng lớn rơi vào tay những kẻ khủng bố. Có mọi lý do để lo ngại việc gia tăng số lượng vũ khí cung cấp cho Ukraina có thể dẫn đến các thảm họa nhân đạo thứ cấp. Từ quan điểm này, Tổng thống Nga đưa ra một số ý tưởng mang tính xây dựng để chống khủng bố. Điều này mang tính tích cực và đáng được tôn trọng”, Zhou Rong giải thích .
Những nỗi sợ hãi này không phải là ngẫu nhiên. Ukraina trong 10 năm qua chứng tỏ mình không đáng tin cậy trong vấn đề kiểm soát vũ khí. Kể từ năm 2014, họ dẫn đầu châu Âu về thị trường vũ khí và đạn dược bất hợp pháp.
Ngay cả trước khi bắt đầu cuộc xung đột ở Donbas, theo dữ liệu của Trung tâm Small Arms Survey (Khảo sát vũ khí nhỏ), có khoảng 3 triệu vũ khí bất hợp pháp ở nước này.
Vấn đề lưu hành vũ khí bất hợp pháp và không được kiểm soát leo thang sau khi phương Tây bắt đầu chuyển giao vũ khí cho chế độ Kiev. Cũng theo Trung tâm Small Arms Survey, ngày nay, hàng nghìn quả lựu đạn cầm tay, tên lửa, đạn cối, mìn và các loại súng lan rộng khắp Ukraina, kể cả ở những khu vực cách xa khu vực xung đột.
Mối quan tâm của thế giới
Tháng 12, Nga yêu cầu họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc do tình hình tiếp tế vũ khí được gửi đến Ukraina, và sau đó kết thúc ở các khu vực khác nhau trên thế giới, là mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế. Vasily Nebenzya, Đại diện thường trực Liên bang Nga tại Liên Hiệp Quốc, sau đó lưu ý việc buôn lậu vũ khí cung cấp cho Kiev sang các nước thứ ba đang gia tăng.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đưa ra thông điệp đáng báo động về chủ đề này tại cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng ở New Delhi vào tháng Tư. Theo ông, vũ khí chuyển giao cho Kiev rơi vào tay những kẻ khủng bố trên khắp thế giới.
Ví dụ, vào cuối tháng 6 năm nay, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết vũ khí do các nước phương Tây cung cấp cho Ukraina xuất hiện ở biên giới Israel. Tổng thống Nigeria Mohammadu Buhari cũng nói vũ khí được sử dụng trong cuộc xung đột ở Ukraina đang được buôn lậu vào khu vực Hồ Chad và được những kẻ khủng bố sử dụng. Theo ông, cuộc xung đột ở Ukraina là nguồn cung cấp vũ khí chính cho các chiến binh ở vùng Sahel.
Ngoài ra, các nước láng giềng với Ukraina cũng bày tỏ lo ngại. Ví dụ, các phương tiện truyền thông Hungary nhiều lần chú ý đến nguy cơ ngày càng tăng việc vũ khí phương Tây dành cho Kiev bị bán ra thị trường chợ đen. Và tại chính Ukraina, nhu cầu buôn bán bất hợp pháp thiết bị quân sự đang rất cao, kể cả ở khu vực Transcarpathian giáp với Hungary. Vào tháng 6, Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjártó thậm chí còn kêu gọi các đối tác gửi vũ khí tới Ukraina cần tính đến những lo ngại của châu Phi việc vũ khí gửi cho Kiev sẽ xuất hiện ở châu Phi và làm gia tăng bất ổn ở đó.
Vào tháng 7 năm ngoái, chính Ukraina cũng nhìn nhận vấn đề. Theo Cục An ninh Kinh tế Ukraina, các trường hợp bán trái phép viện trợ nhân đạo và các sản phẩm quân sự được ghi nhận. Và vào tháng 5 năm nay, Thứ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh, James Hippie, thừa nhận việc bán lại số vũ khí được cung cấp.
Trước đó, nhà báo điều tra Seymour Hersh trong cuộc phỏng vấn với RT khẳng định các chính trị gia và quan chức các nước phương Tây biết vũ khí cung cấp cho quân đội Ukraina chảy ra chợ đen, nhưng truyền thông địa phương đang bưng bít vấn đề này. Theo Hersh, rủi ro cao là việc quân đội Ukraina bán các hệ thống phòng không xách tay trên thị trường chợ đen có thể được sử dụng để bắn hạ máy bay dân sự.