https://kevesko.vn/20230710/nga-se-duoc-de-nghi-tham-gia-thoa-thuan-ve-khu-vuc-phi-hat-nhan-o-dong-nam-a-24046724.html
Nga sẽ được đề nghị tham gia thỏa thuận về khu vực phi hạt nhân ở Đông Nam Á
Nga sẽ được đề nghị tham gia thỏa thuận về khu vực phi hạt nhân ở Đông Nam Á
Sputnik Việt Nam
Moskva (Sputnik) - Tại cuộc họp sắp tới của các ngoại trưởng Đông Nam Á ở Jakarta, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ đề nghị Nga và các cường quốc hạt nhân khác tham... 10.07.2023, Sputnik Việt Nam
2023-07-10T16:27+0700
2023-07-10T16:27+0700
2023-07-10T16:27+0700
nga
đông nam á
chính trị
thế giới
vũ khí hạt nhân
asean
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/09/09/17714591_0:0:3072:1728_1920x0_80_0_0_29dcc48e1a337cf37e26b7d82f34b494.jpg
Điều này đã được tuyên bố bởi người đứng đầu bộ phận hợp tác với ASEAN của Bộ Ngoại giao Indonesia, Sidharto Suryodipuro, tờ Jakarta Globe của Indonesia dẫn lời ông.Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN, cùng với các nhà ngoại giao cấp cao từ các quốc gia khác, sẽ tập trung tại Jakarta trong tuần này để thảo luận về một loạt các chính sách đối ngoại.SEANWFZ - khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân được xác định theo Hiệp ước Bangkok 1995 sẽ là một trong những chủ đề thảo luận chính tại cuộc họp. Tuy nhiên, sẽ không có cuộc đàm phán cụ thể nào về AUKUS - hiệp ước an ninh ba bên giữa Australia, Mỹ và Anh.Các sự kiện cấp bộ trưởng ASEAN sẽ được tổ chức từ ngày 11 đến 15 tháng 7 tại thủ đô Jakarta của Indonesia. Trong hai ngày 13-14/7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ tham gia các cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao theo hình thức Nga-ASEAN.Năm 1995, các quốc gia thành viên ASEAN đã ký Hiệp ước Bangkok về Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có hạt nhân để giữ cho khu vực này không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác. Biên bản hiệp ước này được mở để ký kết bởi năm quốc gia hạt nhân: Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Hoa Kỳ. Cho đến nay, không có quốc gia nào chính thức sở hữu vũ khí hạt nhân ký vào nghị định thư.
https://kevesko.vn/20230309/tinh-bao-my-danh-gia-kho-vu-khi-hat-nhan-cua-nga-21651235.html
đông nam á
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/09/09/17714591_261:0:2992:2048_1920x0_80_0_0_d619acf99d24ac066f031b9dd67e7164.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
nga, đông nam á, chính trị, thế giới, vũ khí hạt nhân, asean
nga, đông nam á, chính trị, thế giới, vũ khí hạt nhân, asean
Nga sẽ được đề nghị tham gia thỏa thuận về khu vực phi hạt nhân ở Đông Nam Á
Moskva (Sputnik) - Tại cuộc họp sắp tới của các ngoại trưởng Đông Nam Á ở Jakarta, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ đề nghị Nga và các cường quốc hạt nhân khác tham gia hiệp ước khu vực không có vũ khí hạt nhân Đông Nam Á.
Điều này đã được tuyên bố bởi người đứng đầu bộ phận hợp tác với ASEAN của Bộ Ngoại giao Indonesia, Sidharto Suryodipuro, tờ Jakarta Globe của Indonesia dẫn lời ông.
Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN, cùng với các nhà ngoại giao cấp cao từ các quốc gia khác, sẽ tập trung tại Jakarta trong tuần này để thảo luận về một loạt các chính sách đối ngoại.
SEANWFZ - khu vực Đông Nam Á không có
vũ khí hạt nhân được xác định theo Hiệp ước Bangkok 1995 sẽ là một trong những chủ đề thảo luận chính tại cuộc họp. Tuy nhiên, sẽ không có cuộc đàm phán cụ thể nào về AUKUS - hiệp ước an ninh ba bên giữa Australia, Mỹ và Anh.
"Các cuộc đàm phán trong ủy ban SEANWFZ sẽ tập trung vào việc đưa 5 quốc gia có vũ khí hạt nhân tham gia biên bản hiệp ước SEANWFZ. Sẽ không có cuộc thảo luận nào về AUKUS hoặc tàu ngầm hạt nhân", - ông Suriodipuro nói.
Các sự kiện cấp bộ trưởng ASEAN sẽ được tổ chức từ ngày 11 đến 15 tháng 7 tại thủ đô Jakarta của Indonesia. Trong hai ngày 13-14/7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ tham gia các cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao theo hình thức Nga-ASEAN.
Năm 1995, các quốc gia thành viên ASEAN đã ký Hiệp ước Bangkok về Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có hạt nhân để giữ cho khu vực này không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác. Biên bản hiệp ước này được mở để ký kết bởi năm quốc gia hạt nhân: Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Hoa Kỳ. Cho đến nay, không có quốc gia nào chính thức sở hữu vũ khí hạt nhân ký vào nghị định thư.