Vì sao thương lái Trung Quốc đổ xô sang Việt Nam mua giun đất?

© Ảnh : Dương Đình Tường/Báo Nông nghiệp Việt NamMột chủ vườn ở xã Thu Phong đã phải cắm biển cấm kích giun
Một chủ vườn ở xã Thu Phong đã phải cắm biển cấm kích giun - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.08.2023
Đăng ký
Do nhu cầu thu mua giun đất tăng mạnh, giá giun đất tại Trung Quốc đã tăng lên 4 lần trong thời gian qua. Nhu cầu khan hiếm đã khiến các thương gia nước này chuyển sang tìm kiếm nguồn cung giun đất tại Việt Nam.
Vấn nạn săn giun đất đã ảnh hưởng xấu tới nông nghiệp Trung Quốc. Vừa qua, một toà án ở Trung Quốc đã buộc 3 công ty bán thiết bị chích điện giun đất xin lỗi và bồi thường 1,59 triệu NDT cho những tổn thất sinh thái mà thiết bị này gây ra.

Nhu cầu giun đất tăng cao ở Trung Quốc

SCMP cho biết, tại Trung Quốc, giun đất được xem là "địa long" (rồng đất) nhờ sở hữu nhiều chất dinh dưỡng và có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Dược điển Trung Quốc, giun đất có công dụng "thanh nhiệt, trấn an, nhuận phế, lợi tiểu".
Ngoài ra, loài vật này còn được dân chơi câu cá Trung Quốc ưa chuộng như một loại mồi câu.
Do đó, trong những năm qua, giá giun đất ở Trung Quốc đã tăng mạnh. Một người chuyên thu mua giun đất tại Trung Quốc cho biết, mấy năm trước, 1 kg giun đất khô có giá khoảng 70 NDT (9 USD) nhưng giờ đây, giá đã lên tới 280 – 300 NDT (38 - 41 USD) mà vẫn khó tìm được hàng. Riêng loại giun đất chưa qua xử lý và sấy khô hiện được bán ra thị trường với giá từ 20 – 35 NDT/kg (2,7 - 4,8 USD/kg).
Theo tạp chí Vietnam Finance, trong bối cảnh nhu cầu nội địa tăng cao, nhiều thương lái Trung Quốc đã tìm sang Việt Nam để thu mua giun đất. Hiện giun đất tươi được các thương lái mua vào với giá 30.000 đồng/kg, còn giun đất đã qua làm sạch và sấy khô có giá lên tới 600.000 đồng/kg.
Nhu cầu giun đất tăng mạnh trong khi số lượng giun trong tự nhiên ngày càng ít khiến nhiều người quyết định mở các cơ sở nuôi giun đất. Chủ một cơ sở nuôi giun đất ở Quảng Đông cho biết, dù ông đã mở rộng cơ sở nuôi giun của mình với sản lượng tăng gấp 5 lần ban đầu nhưng vẫn không đủ để cung cấp cho thị trường. Mỗi năm, cơ sở nuôi giun này thu về trung bình 1,9 triệu NDT (264.000 USD).
Ngoài giun đất, các cơ sở nuôi giun còn thu lợi từ phân giun. Phân giun được sử dụng như một loại phân hữu cơ, có tác dụng không thua kém các loại phân hóa học và được nhiều nông dân Trung Quốc sử dụng trong trồng trọt.
Bên cạnh đó, các loại máy tìm giun đất bằng điện cũng ghi nhận mức tăng đột biến về doanh số. Những "máy tìm rồng đất" hay "máy điện giật giun đất" được chào bán trên thị trường với mức giá từ 100 – 800 NDT (15 – 120 USD). Theo điều tra của đài truyền hình CCTV, chỉ trong thời gian ngắn, một cửa hàng bán thiết bị tìm giun tại Thâm Quyến đã bán được hơn 100.000 chiếc.
Cả nước xuất siêu 12,25 tỷ USD nửa đầu năm 2023  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2023
Xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc
Cơ chế hoạt động của những chiếc máy này khá đơn giản. Người dùng chỉ cần cắm 2 đầu que sắt xuống đất, còn phần còn lại được nối với bình ắc quy điện. Chỉ sau vài phút, giun đất sẽ tự bò lên.
"Với những loại máy này, người dùng có thể bắt được hơn 5kg giun chỉ sau vài lần chích điện", - chủ cửa hàng tiết lộ.

Tác hại khôn lường

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng sụt giảm số lượng giun đất trong tự nhiên. Giáo sư Sun Zhengjun, công tác tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, cho biết việc người dân dùng các thiết bị chích điện không chỉ giết chết giun đất mà còn ảnh hưởng đến các sinh vật khác trong lòng đất.
Giun đất đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái đất, giúp giữ độ tơi xốp và độ ẩm cho đất. Do vậy, việc săn lùng và kiếm tiền từ giun đất đã tác động tiêu cực cho đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến việc sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng.
"Đó là một vòng luẩn quẩn", - ông Sun Zhengjun chia sẻ.
Vào tháng 8/2021, TAND thành phố Châu Hải, tỉnh Quảng Đông đã buộc 3 công ty bán thiết bị chích điện giun đất xin lỗi và bồi thường 1,59 triệu NDT (240.000 USD) cho những tổn thất sinh thái mà thiết bị này gây ra.

"Việc khai thác kinh tế từ giun đất nên được hạn chế. Mặc dù giun đất không nằm trong danh sách động vật được bảo vệ tại Trung Quốc nhưng chúng là một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái và nông nghiệp", - luật sư Huang Qibai của Công ty luật Hui Ye cho biết.

Chuyển đổi số của Tiền Giang đạt nhiều kết quả tích cực - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2023
Dân mua ồ ạt hàng Trung Quốc, Việt Nam muốn sản xuất camera make in Vietnam

Cục Trồng trọt cảnh báo nguy cơ kích điện giun đất

Tại Việt Nam, việc kích điện bắt giun đất để bán cho thương lái Trung Quốc đang trở thành vấn nạn, dẫn đến nguy cơ hủy hoại môi trường đất. Nhiều bất an vì cây vàng lá, đã cầu cứu tới Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nói với báo Vietnamnet, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Như Cường thừa nhận, việc kích vào đất dòng điện lớn sẽ khiến giun chết, gây tác hại cho đất, hệ động vật và vi sinh vật, khiến cây trồng bị vàng lá. Hiện đơn vị và các địa phương đang tìm cách xử lý.
Theo ông Cường, đây là hành động cần ngăn chặn ngay, nhưng hiện Việt Nam vẫn chưa có chế tài xử phạt hành vi này.
Cụ thể, Luật Trồng trọt liên quan đến cây trồng trên đất, còn đất lại thuộc quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trong Khoản 1 điều 12 Luật Đất đai 2013 có quy định về các hành vi bị cấm, trong đó có hành vi "lấn, chiếm, hủy hoại đất đai". Điểm 25 Điều 3 giải thích, hành vi “hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định”. Có thể thấy, ở đây chưa làm rõ hành vi kích giun đất bằng điện.
Tuy nhiên, trước nạn kích điện giun đất đang diễn ra tại nhiều địa phương, ông Cường cho biết Cục Trồng trọt đã có văn bản đề nghị kiểm tra, rà soát phát hiện và xử lý ngăn chặn việc sử dụng kích điện đánh bắt giun đất.
Chồng tài liệu trên bàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2023
Cán bộ ở nhiều tình bị kỷ luật do các sai phạm liên quan đến đất đai
Theo đó, hành động tận diệt giun đất và các sinh vật có ích khác trong đất, làm giảm chất lượng đất đất canh tác, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển của cây trồng.
Không chỉ đối với loài vật, hoạt động này còn nguy hiểm, dễ gây tai nạn ảnh hưởng đến tính mạng của con người và động vật.
Do đó, Cục Trồng trọt đề nghị Sở NN-PTNT các địa phương vào cuộc kiểm tra, rà soát, phát hiện và xử lý ngăn chặn hoạt động trên. Đồng thời, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, nhất là những người trực tiếp có hành động kích điện giun đất, các cơ sở, hộ gia đình sơ chế, thu mua, buôn bán giun đất.
Cơ quan chức năng cũng khuyến khích người dân tích cực phát giác, thông báo cho lực lượng chức năng khi phát hiện hoạt động kích điện, sơ chế giun đất trái phép để có biện pháp xử lý vi phạm.
Theo lãnh đạo Cục Trồng trọt, cần hoàn chỉnh, bổ sung các hành vi hủy hoại đất trong các văn bản pháp luật về đất đai, môi trường, nhất là khi Việt Nam đang sửa đổi bổ sung Luật Đất đai 2013.
Riêng về giun đất, ông Cường khẳng định, đây không phải động vật quý hiếm. Do đó, nếu thị trường có nhu cầu, cần thực hiện các chương trình, dự án nhân nuôi quy mô lớn. Có thể, đây cũng là một hướng phát triển kinh tế mới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала