- Sputnik Việt Nam, 1920
Chuyện đáng kinh ngạc
Sputnik đã chuẩn bị cho bạn những câu chuyện có thật thú vị, đầy cảm hứng về những người bình thường từ khắp nơi trên thế giới. Những người có tinh thần mạnh mẽ và hướng tới mục tiêu của mình bất chấp những khó khăn.

Chiến thắng ung thư, kình ngư Việt ‘truyền lửa’ đam mê cho trẻ khuyết tật

© Ảnh : Võ Huỳnh Anh KhoaVĐV Võ Huỳnh Anh Khoa và bộ sưu tập hơn 30 HCV tại các kỳ thi đấu
VĐV Võ Huỳnh Anh Khoa và bộ sưu tập hơn 30 HCV tại các kỳ thi đấu - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Với bộ sưu tập “khủng” hơn 30 HCV, phá kỷ lục liên tiếp tại các kỳ Para Games từ năm 2007, VĐV Võ Huỳnh Anh Khoa với đôi chân bị tật do di chứng của căn bệnh ung thư, vẫn vượt lên nghịch cảnh, trở thành người "truyền lửa" đam mê và dùng đường đua xanh đưa nhiều trẻ em khuyết khuyết tật hòa nhập xã hội.

Nghị lực vượt lên số phận

Bị chấn thương cột sống nặng trong lúc đá bóng cùng các bạn khi mới 6 tuổi, Anh Khoa được bác sĩ chuẩn đoán ung thư cột sống. Sau ca mổ lấy ra khối u, qua 6 lần vào hóa trị và xạ trị, Võ Huỳnh Anh Khoa nằm bất động và liệt hẳn hai chân.
© Ảnh : Võ Huỳnh Anh KhoaVĐV Võ Huỳnh Anh Khoa tham dự ASEAN Paragames 2022
VĐV Võ Huỳnh Anh Khoa tham dự ASEAN Paragames 2022  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2023
VĐV Võ Huỳnh Anh Khoa tham dự ASEAN Paragames 2022
Vượt qua được căn bệnh ung thư nhưng căn bệnh teo cơ đã khiến Khoa không còn đôi chân bình thường để chạy nhảy, đá bóng như các bạn khác. Chia sẻ với Sputnik, VĐV 33 tuổi Võ Huỳnh Anh Khoa cho biết:

“Tôi bị ung thư từ hồi 5-6 tuổi, cột sống rất yếu nên bác sĩ khuyên đi bơi để cho hồi phục cơ và không ảnh hưởng cột sống. Vì vậy, mình đi bơi và gắn bó với bộ môn bơi lội từ đó tới giờ. Cơ bản nhất là việc tập luyện bơi lội phục vụ cho sức khỏe của tôi. Tôi cố gắng tập luyện bơi lội, may mắn đạt được thành tích cao như ngày hôm nay”.

Năm 13 tuổi, Anh Khoa đã giành 6 HCV Giải tiền ASEAN Para Games 2003 ngay tại Việt Nam. Do không đủ tuổi nên anh phải làm khán giả ở hai kỳ ASEAN Para Games liên tiếp vào năm 2003 và 2005.
Phải đến năm 2007, anh mới có thể thi đấu kỳ Para Games đầu tiên tại Thái Lan. Từ đó đến Para Games 2017, 6 kỳ Đại hội liên tiếp, Anh Khoa thường giành 3-4 HCV cho Đoàn Thể thao người khuyết tật (TTNKT Việt Nam), giữ nhiều kỷ lục Para Games.
© Ảnh : Võ Huỳnh Anh KhoaVĐV Võ Huỳnh Anh Khoa tại Lễ tuyên dương đoàn cán bộ, HLV và VĐV đạt thành tích xuất sắc tại ASEAN Paragames 12 (2023)
VĐV Võ Huỳnh Anh Khoa tại Lễ tuyên dương đoàn cán bộ, HLV và VĐV đạt thành tích xuất sắc tại ASEAN Paragames 12 (2023) - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2023
VĐV Võ Huỳnh Anh Khoa tại Lễ tuyên dương đoàn cán bộ, HLV và VĐV đạt thành tích xuất sắc tại ASEAN Paragames 12 (2023)
Kỳ Para Games năm 2017 tại Malaysia, Võ Huỳnh Anh Khoa giành 3 HCV, 2 HCB trong 5 nội dung thi đấu. Khi được hỏi về những khó khăn khi luyện tập, VĐV Anh Khoa cho biết:
“Tôi không thấy đó là khó khăn vì ai cũng phải trải qua những điều như vậy. Nên tôi cảm thấy đó không phải là khó khăn đối với mình”.
Tại kỳ ASEAN Para Games 12 vừa mới diễn ra tại Campuchia, "kình ngư" Võ Huỳnh Anh Khoa là VĐV giành tấm HCV đầu tiên cho đoàn Việt Nam trong ngày đầu ra quân.
Lễ tiễn Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam dự ASEAN Para Games 12 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.06.2023
Đoàn thể thao Việt Nam làm lễ thượng cờ tại ASEAN Para Games 12

Truyền lửa đam mê cho trẻ khuyết tật

Không chỉ là người "truyền lửa" đam mê cho thế hệ vận động viên khuyết tật, Anh Khoa còn được biết với vai trò HLV bơi lội cho trẻ em khuyết tật tại Trung tâm thể thao dưới nước Yết Kiêu (TP.HCM).
© Ảnh : Võ Huỳnh Anh KhoaVĐV Võ Huỳnh Anh Khoa và các học viên nhí
VĐV Võ Huỳnh Anh Khoa và các học viên nhí  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2023
VĐV Võ Huỳnh Anh Khoa và các học viên nhí
Chia sẻ với Sputnik về lớp học đặc biệt dành cho trẻ khuyết tật trí tuệ, VĐV Võ Huỳnh Anh Khoa cho biết:

“Đây là lớp học tự phát. Do bản thân mình là người khuyết tật nên đồng cảm được với các bạn và gia đình các bạn. Tôi muốn giúp các bạn có kỹ năng cơ bản, trước mắt là kỹ năng dưới nước. Tôi muốn các bạn tránh được tai nạn, rủi ro khi hoạt động dưới nước. Cơ bản trước mắt là vậy”.

Học viên của Anh Khoa hầu hết là trẻ khuyết tật về trí tuệ nên việc dạy các em khó hơn người bình thường rất nhiều. Nhưng sự nhiệt tình và kiên trì của anh đã giúp các học trò tiến bộ từng ngày.

“Khi dạy, việc các bạn khuyết tật trí tuệ không hợp tác là chuyện bình thường. Nói chung là mình cố gắng kiên trì theo các bạn thì các bạn cũng làm được thôi”, Anh Khoa nói.

© Ảnh : Võ Huỳnh Anh KhoaVĐV Võ Huỳnh Anh Khoa và học viên bơi lội "nhí"
VĐV Võ Huỳnh Anh Khoa và học viên bơi lội nhí - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2023
VĐV Võ Huỳnh Anh Khoa và học viên bơi lội "nhí"
Anh Khoa cho biết thêm, với các bạn học viên đặc biệt thì chỉ một động tác nhưng phải tập ngày này qua ngày kia mới được. Nhưng những tiến bộ mà các em đạt được là nguồn động viên lớn đối với anh.

“Trong lần tham dự Special Olympic vừa diễn ra tại Đức, có một bạn học viên thuộc đội của mình tham dự trong tổng số hai bạn. Mặc dù tập luyện chưa tới 1 năm, nhưng đi thi đấu bạn học viên của mình đứng thứ 4”, VĐV 33 tuổi phấn khởi cho biết.

© Ảnh : Võ Huỳnh Anh KhoaNiềm vui và động lực tiếp tục lớp học bơi lội cho các em nhỏ của VĐV Võ Huỳnh Anh Khoa
Niềm vui và động lực tiếp tục lớp học bơi lội cho các em nhỏ của VĐV Võ Huỳnh Anh Khoa  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2023
Niềm vui và động lực tiếp tục lớp học bơi lội cho các em nhỏ của VĐV Võ Huỳnh Anh Khoa
Đối với Võ Huỳnh Anh Khoa, bơi lội với anh như định mệnh và anh muốn gắn bó cùng bộ môn này trọn đời. Được hỏi về mong muốn “truyền lửa” cho các em nhỏ trong thời gian tới, VĐV bơi lội chia sẻ:

“Mong muốn của tôi với lớp học đặc biệt của mình để các bạn hòa nhập được với cuộc sống với xã hội trước. Sau đó, nếu các bạn có khả năng phát triển thành tích và có đam mê thì mình mới tính đến chuyện đưa các bạn đi thi đấu những giải cao hơn nữa”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала