https://kevesko.vn/20230821/quoc-hoi-viet-nam-va-nghi-vien-bi-ky-y-dinh-thu-tao-xung-luc-cho-cac-hoat-dong-hop-tac-24809945.html
Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Bỉ ký ý định thư tạo xung lực cho các hoạt động hợp tác
Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Bỉ ký ý định thư tạo xung lực cho các hoạt động hợp tác
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 21/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì lễ đón Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Bỉ Stéphanie D’Hose và tiến hành hội đàm. 21.08.2023, Sputnik Việt Nam
2023-08-21T17:26+0700
2023-08-21T17:26+0700
2023-08-21T17:27+0700
việt nam
thông tin
quốc hội
bỉ
ngoại giao
quốc hội việt nam
chính trị
vương đình huệ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/08/15/24809352_0:83:1575:969_1920x0_80_0_0_6a9bf7737188c0848f3c98bd7648dd26.jpg
Tại buổi hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng củng cố và tăng cường quan hệ với Liên minh châu Âu (EU), trong đó, Bỉ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị hai nước tiếp tục hợp tác duy trì các chuỗi cung ứng hiện có, thiết lập các chuỗi giá trị khác, nhất là trong các lĩnh vực hợp tác chiến lược giữa hai nước; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư của nhau.Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ và Nghị viện Bỉ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận thị trường Bỉ và EU, nhất là các mặt hàng gạo, cà phê; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng công bằng, dịch vụ tài chính - ngân hàng, logistics…Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Nghị viện Liên bang Bỉ sớm hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) nhằm tạo động lực thúc đẩy quan hệ đầu tư, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Bỉ đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cũng như doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh, đầu tư tại Bỉ.Cho rằng việc chậm trễ phê chuẩn EVIPA sẽ gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư giữa hai bên, ông Vương Đình Huệ khẳng định Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ nhà đầu tư Bỉ thúc đẩy các dự án đã có triển khai theo tiến độ, hiệu quả và kêu gọi Bỉ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.Chủ tịch Thượng viện Bỉ đánh giá Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được triển khai tích cực trong thời gian qua đã đem lại những lợi ích cho cả EU, các nước thành viên và Việt Nam.Chủ tịch Thượng viện Bỉ cho biết, những quy trình, thủ tục của Nghị viện Bỉ trong việc phê chuẩn mất nhiều thời gian, nhưng Bỉ đang tích cực thúc đẩy vấn đề này, tin tưởng Hiệp định sẽ sớm được phê chuẩn.Bà cũng thể hiện mong muốn Việt Nam thúc đẩy các giải pháp về thông quan, tạo thuận lợi thương mại, miễn visa... để tạo điều kiện cho người dân, nhà đầu tư Bỉ đến với Việt Nam.Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Bỉ ủng hộ Ủy ban Châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ "thẻ vàng" IUU với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, bởi việc này liên quan đến sinh kế, đời sống của hàng triệu người dân Việt Nam và cả quyền lợi của người tiêu dùng châu Âu.Chủ tịch Thượng viện Bỉ cho biết Bỉ rất thấu hiểu vấn đề này và đánh giá cao nỗ lực của cả Việt Nam và EU trong gỡ thẻ vàng IUU và đã chuyển thông điệp đến các nước thành viên.Về hợp tác phát triển, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị hai bên tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực trọng tâm như: Nông nghiệp sạch, năng lượng tái tạo, kinh tế số, kinh tế xanh thông qua gói tín dụng ưu đãi của Chính phủ Bỉ (Finexpo), phù hợp với điều kiện hai bên và bảo đảm hài hòa lợi ích.Trong lĩnh vực nông nghiệp, Chủ tịch Thượng viện Bỉ nêu rõ, Bỉ luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam, rất mong muốn hai bên hợp tác thiết lập các chuỗi cung ứng thực phẩm có hiệu quả. Chủ tịch Thượng viện Bỉ mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp với Việt Nam.Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bỉ hỗ trợ nguồn lực, tài chính, xây dựng thể chế và đào tạo nhân lực cho Việt Nam, thúc đẩy phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là trong quá trình chuyển đổi, thực hiện cam kết tại COP26 trong khuôn khổ JETP; có các dự án cụ thể giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là hỗ trợ các vùng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu như miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển xanh, chống xâm nhập mặn, chú trọng các giải pháp “thuận thiên”, dựa vào hệ sinh thái, dựa vào cộng đồng kết hợp kiến thức bản địa, chuyển giao công nghệ.Chủ tịch Thượng viện Bỉ nhất trí cho rằng, hai nước cần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu, đổi mới sáng tạo và phải nỗ lực hơn nữa; khẳng định, Bỉ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam về các lĩnh vực này.Sau hội đàm, hai Chủ tịch ký ý định thư hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Bỉ (cả Thượng viện và Hạ viện) để định hướng và tạo xung lực cho các hoạt động hợp tác nghị viện ngày càng hiệu quả, thiết thực trong thời gian tới.
https://kevesko.vn/20230726/hang-tram-doanh-nhan-tu-ha-lan-va-bi-tim-kiem-co-hoi-dau-tu-o-viet-nam-24338450.html
https://kevesko.vn/20230818/tong-thong-kazakhstan-va-ngoai-truong-uc-sap-tham-viet-nam-24762631.html
https://kevesko.vn/20230811/chuyen-tham-indonesia-iran-du-aipa-44-cua-chu-tich-quoc-hoi-vuong-dinh-hue-ket-thuc-tot-dep-24638784.html
bỉ
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/08/15/24809352_88:0:1488:1050_1920x0_80_0_0_b947380bb452661e2492095afaf97035.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, quốc hội, bỉ, ngoại giao, quốc hội việt nam, chính trị, vương đình huệ
việt nam, thông tin, quốc hội, bỉ, ngoại giao, quốc hội việt nam, chính trị, vương đình huệ
Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Bỉ ký ý định thư tạo xung lực cho các hoạt động hợp tác
17:26 21.08.2023 (Đã cập nhật: 17:27 21.08.2023) HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 21/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì lễ đón Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Bỉ Stéphanie D’Hose và tiến hành hội đàm.
Tại buổi hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng củng cố và tăng cường quan hệ với Liên minh châu Âu (EU), trong đó, Bỉ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu.
Chủ tịch Quốc hội
Vương Đình Huệ đề nghị hai nước tiếp tục hợp tác duy trì các chuỗi cung ứng hiện có, thiết lập các chuỗi giá trị khác, nhất là trong các lĩnh vực hợp tác chiến lược giữa hai nước; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư của nhau.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ và Nghị viện Bỉ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận thị trường Bỉ và EU, nhất là các mặt hàng gạo, cà phê; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng công bằng, dịch vụ tài chính - ngân hàng, logistics…
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Nghị viện Liên bang Bỉ sớm hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) nhằm tạo động lực thúc đẩy quan hệ đầu tư, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Bỉ đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cũng như doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh, đầu tư tại Bỉ.
Cho rằng việc chậm trễ phê chuẩn EVIPA sẽ gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư giữa hai bên, ông Vương Đình Huệ khẳng định
Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ nhà đầu tư Bỉ thúc đẩy các dự án đã có triển khai theo tiến độ, hiệu quả và kêu gọi Bỉ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.
Chủ tịch Thượng viện Bỉ đánh giá Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được triển khai tích cực trong thời gian qua đã đem lại những lợi ích cho cả EU, các nước thành viên và Việt Nam.
Chủ tịch Thượng viện Bỉ cho biết, những quy trình, thủ tục của Nghị viện Bỉ trong việc phê chuẩn mất nhiều thời gian, nhưng Bỉ đang tích cực thúc đẩy vấn đề này, tin tưởng Hiệp định sẽ sớm được phê chuẩn.
Bà cũng thể hiện mong muốn Việt Nam thúc đẩy các giải pháp về thông quan, tạo thuận lợi thương mại, miễn visa... để tạo điều kiện cho người dân, nhà đầu tư Bỉ đến với Việt Nam.
Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Bỉ ủng hộ Ủy ban Châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ "thẻ vàng" IUU với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, bởi việc này liên quan đến sinh kế, đời sống của hàng triệu người dân Việt Nam và cả quyền lợi của người tiêu dùng châu Âu.
Chủ tịch Thượng viện Bỉ cho biết Bỉ rất thấu hiểu vấn đề này và đánh giá cao nỗ lực của cả Việt Nam và EU trong gỡ thẻ vàng IUU và đã chuyển thông điệp đến các nước thành viên.
Về hợp tác phát triển, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị hai bên tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực trọng tâm như: Nông nghiệp sạch, năng lượng tái tạo, kinh tế số, kinh tế xanh thông qua gói tín dụng ưu đãi của Chính phủ Bỉ (Finexpo), phù hợp với điều kiện hai bên và bảo đảm hài hòa lợi ích.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Chủ tịch Thượng viện Bỉ nêu rõ, Bỉ luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam, rất mong muốn hai bên hợp tác thiết lập các chuỗi cung ứng thực phẩm có hiệu quả. Chủ tịch Thượng viện Bỉ mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược trong lĩnh vực
nông nghiệp với Việt Nam.
Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bỉ hỗ trợ nguồn lực, tài chính, xây dựng thể chế và đào tạo nhân lực cho Việt Nam, thúc đẩy phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là trong quá trình chuyển đổi, thực hiện cam kết tại COP26 trong khuôn khổ JETP; có các dự án cụ thể giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là hỗ trợ các vùng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu như miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển xanh, chống xâm nhập mặn, chú trọng các giải pháp “thuận thiên”, dựa vào hệ sinh thái, dựa vào cộng đồng kết hợp kiến thức bản địa, chuyển giao công nghệ.
Chủ tịch Thượng viện Bỉ nhất trí cho rằng, hai nước cần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu, đổi mới sáng tạo và phải nỗ lực hơn nữa; khẳng định, Bỉ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam về các lĩnh vực này.
Sau hội đàm, hai Chủ tịch ký ý định thư hợp tác giữa
Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Bỉ (cả Thượng viện và Hạ viện) để định hướng và tạo xung lực cho các hoạt động hợp tác nghị viện ngày càng hiệu quả, thiết thực trong thời gian tới.