https://kevesko.vn/20230825/brics-se-con-mo-rong-hon-nua-24895745.html
BRICS sẽ còn mở rộng hơn nữa
BRICS sẽ còn mở rộng hơn nữa
Sputnik Việt Nam
Việc đạt được thỏa thuận về các tiêu chí tiếp nhận thành viên mới là một thành công lớn của Hội nghị thượng đỉnh lần này. BRICS sẽ còn mở rộng hơn nữa. 25.08.2023, Sputnik Việt Nam
2023-08-25T14:36+0700
2023-08-25T14:36+0700
2023-08-25T14:36+0700
quan điểm-ý kiến
tác giả
hội nghị thượng đỉnh brics lần thứ 15
brics
việt nam
vladimir putin
thế giới
chính trị
nam phi
châu phi
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/08/19/24896380_0:0:3360:1890_1920x0_80_0_0_0e0164b2cf17f93a0f4745598a6efb44.jpg
Ngày 17/8, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, đề cập tới quan hệ giữa Việt Nam và Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: "Việt Nam là một trong 71 nước được chủ nhà Nam Phi mời tham gia hội nghị thượng đỉnh mở rộng của BRICS diễn ra tại Nam Phi ngày 24/8. Việt Nam dự kiến cử đại diện tham gia hội nghị".Nhưng phái đoàn Việt Nam đã không có mặt tại Thượng đỉnh mở rộng BRICS tại Nam Phi ngày 24/8. Chuyện gì đã và đang diễn ra? Vì sao Việt Nam lại có những động thái như vậy? Và tiềm năng mở rộng của BRICS như thế nào trong bối cảnh địa chính trị thế giới hiện nay?Phóng viên Sputnik đã có cuộc trao đổi nhanh với chuyên gia quan hệ quốc tế, nhà báo Nguyễn Hữu Trung về chủ đề trên, ngay sau khi Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nam Phi vừa kết thúc.Việt Nam không tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộngSputnik: Thưa chuyên gia Nguyễn Hữu Trung, trước ngày 17/8, Việt Nam đã giữ im lặng khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Nam Phi Naledi Pandor rồi truyền thông chính thống Nga đưa tin: Việt Nam có trong danh sách 23 quốc gia nộp đơn xin gia nhập khối BRICS, rồi sau đó tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 17/8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố “chúng tôi quan tâm theo dõi tiến trình thảo luận về mở rộng thành viên của Nhóm BRICS”, Việt Nam là một trong 71 nước được nước chủ nhà Nam Phi mời tham gia Hội nghị, Việt Nam dự kiến sẽ cử đại diện tham gia. Nhưng cho tới ngày kết thúc Hội nghị 24/8, chúng ta đã không thấy sự hiển diện của đại diện Việt Nam. Ông có bình luận gì về việc này?Ông Nguyễn Hữu Trung, chuyên gia quan hệ quốc tế:Từ trước cho tới thời điểm này, phía Việt Nam chưa hề có một tuyên bố hay phát biểu chính thức nào về việc Việt Nam muốn tham gia BRICS.Vào đầu tháng 8, tại cuộc họp báo về Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Johannesburg, Ngoại trưởng Nam Phi đã công bố danh sách các quốc gia chính thức nộp đơn xin trở thành thành viên của BRICS. Đó là Algeria, Argentina, Bangladesh, Bahrain, Belarus, Bolivia, Venezuela, Việt Nam, Cuba, Honduras, Ai Cập, Indonesia, Iran, Kazakhstan, Kuwait, Morocco, Nigeria, Nhà nước Palestine, Ả Rập Xê-Út, Senegal, Thái Lan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất , Ethiopia. Sau sự kiện này, các cơ quan truyền thông chính thống của Nga đã đưa tin, trong đó có nói rõ việc Việt Nam đã trình đơn xin gia nhập BRICS. Việt Nam giữ im lặng, không bác mà cũng không công nhận. Vì sao? Chúng ta chỉ có thể đưa ra giả thuyết. Có thể là vì Việt Nam không muốn phô trương điều này trước chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Hoa Kỳ J. Biden. Những gì Phát ngôn viên Lê Thu Hằng tuyên bố tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã làm cho tất cả kỳ vọng được thấy đại diện của Việt Nam xuất hiện tại Nam Phi vào ngày 24/8. Nhưng điều này đã không xảy ra. Hoặc có thể có đại diện Bộ Ngoại giao tới để quan sát, nhưng chính thức thì chúng ta không có thông tin nào cả. Lại một câu hỏi vì sao? Và chúng ta lại cũng chỉ có thể đưa ra giả thuyết.Theo tôi, lãnh đạo Việt Nam không nhất quán trong quyết định này. Chắc Việt Nam đã chịu áp lực lớn từ bên ngoài, nói thẳng ra là từ Hoa Kỳ. Cách đây không lâu, chính báo chí chính thống của Việt Nam đã đưa thông tin: Có tới 1/4 thành viên nội các Mỹ đã đến thăm Việt Nam thời gian qua.Tới phút chót phải lựa chọn ở nhà là tốt hơn hay đi dự Hội nghị. Quyết định cử ai đi: Chủ tịch nước, Thủ tướng hay Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực sự là một bài toán khó. Khi chưa xác định rõ mục tiêu của mình là gì, mình muốn gì thì khó có thể có kế hoạch hành động xuyên suốt, nhất quán. Mà biết đâu, có thể đó là một cách biểu hiện của “Ngoại giao cây tre” của Việt Nam chăng?Tiềm năng mở rộng của BRICS: Đã có bộ tiêu chí tiếp nhận các quốc gia mớiSputnik: Ông có đánh giá như thế nào về tiềm năng mở rộng của BRICS?Ông Nguyễn Hữu Trung, chuyên gia quan hệ quốc tế:Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ở Johannesburg, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết, các nhà lãnh đạo của các nước BRICS đã đồng ý mời sáu quốc gia mới tham gia tổ chức này. Đó là Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Sự tham gia đầy đủ của các quốc gia thành viên mới sẽ chính thức bắt đầu ngày 1 tháng 1 năm 2024. Dự tính, với các thành viên mới, GDP BRICS sẽ chiếm 37% GDP toàn cầu và dân số BRICS sẽ chiếm 46% dân số toàn cầu. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết, việc kết nạp các thành viên mới vào BRICS là giai đoạn đầu tiên của quá trình mở rộng liên minh.Và điểm quan trọng nhất liên quan đến chủ đề mở rộng BRICS là các nhà lãnh đạo BRICS đã soạn thảo các tiêu chí để có thể tiếp nhận các quốc gia mới vào “Nhóm 5” trong tương lai. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa nhấn mạnh trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh: “Chúng tôi đã đạt được sự đồng thuận về giai đoạn đầu tiên của quá trình mở rộng. Tiếp theo sẽ là các giai đoạn khác”. Còn Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố tại cuộc họp báo của Hội nghị thượng đỉnh BRICS rằng, các nước thành viên BRICS sẽ tiếp tục nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của tổ chức trên thế giới. Ông Putin nói đến việc soạn thảo công việc thực tế với các thành viên BRICS mới, cũng như với các quốc gia sẽ tương tác với tổ chức này theo định dạng BRICS+.Như vậy, rõ ràng là BRICS sẽ còn mở rộng hơn nữa. Việc đạt được thỏa thuận về các tiêu chí tiếp nhận thành viên mới là một thành công lớn của Hội nghị thượng đỉnh lần này.Việc Việt Nam không tham gia Hội nghị thượng đỉnh mở rộng của BRICS lần này không có nghĩa là trong tương lai Việt Nam sẽ không tham gia. Việt Nam thực hiện chính sách ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa, luôn sẵn sàng tham gia và đóng góp tích cực cho các cơ chế, tổ chức, diễn đàn đa phương toàn cầu và khu vực.Sputnik: Cảm ơn ông vì cuộc phỏng vấn.
https://kevesko.vn/20230824/lanh-dao-brics-chinh-thuc-thong-qua-tuyen-bo-hoi-nghi-thuong-dinh-o-nam-phi-24873715.html
https://kevesko.vn/20230824/argentina-iran-a-rap-saudi-ai-cap-ethiopia-va-uae-chinh-thuc-tro-thanh-thanh-vien-moi-cua-brics-24868851.html
nam phi
châu phi
trung quốc
argentina
ả rập saudi
ấn độ
brazil
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Tổng thống Putin tham gia ngày thứ ba của Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 ở Nam Phi
Sputnik Việt Nam
Tổng thống Putin tham gia ngày thứ ba của Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 ở Nam Phi.
2023-08-25T14:36+0700
true
PT2M18S
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/08/19/24896380_259:0:2990:2048_1920x0_80_0_0_c45aebb6f11fc206cfdbe2316f0390a8.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
quan điểm-ý kiến, tác giả, brics, việt nam, vladimir putin, thế giới, chính trị, nam phi, châu phi, trung quốc, argentina, ả rập saudi, gdp, ấn độ, brazil
quan điểm-ý kiến, tác giả, brics, việt nam, vladimir putin, thế giới, chính trị, nam phi, châu phi, trung quốc, argentina, ả rập saudi, gdp, ấn độ, brazil
Ngày 17/8, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, đề cập tới quan hệ giữa Việt Nam và Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (
BRICS), Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: "Việt Nam là một trong 71 nước được chủ nhà Nam Phi mời tham gia hội nghị thượng đỉnh mở rộng của BRICS diễn ra tại Nam Phi ngày 24/8. Việt Nam dự kiến cử đại diện tham gia hội nghị".
Nhưng phái đoàn Việt Nam đã không có mặt tại Thượng đỉnh mở rộng BRICS tại Nam Phi ngày 24/8. Chuyện gì đã và đang diễn ra? Vì sao Việt Nam lại có những động thái như vậy? Và tiềm năng mở rộng của BRICS như thế nào trong bối cảnh địa chính trị thế giới hiện nay?
Phóng viên Sputnik đã có cuộc trao đổi nhanh với chuyên gia quan hệ quốc tế, nhà báo Nguyễn Hữu Trung về chủ đề trên, ngay sau khi Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nam Phi vừa kết thúc.
Việt Nam không tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng
Sputnik: Thưa chuyên gia Nguyễn Hữu Trung, trước ngày 17/8, Việt Nam đã giữ im lặng khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Nam Phi Naledi Pandor rồi truyền thông chính thống Nga đưa tin: Việt Nam có trong danh sách 23 quốc gia nộp đơn xin gia nhập khối BRICS, rồi sau đó tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 17/8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố “chúng tôi quan tâm theo dõi tiến trình thảo luận về mở rộng thành viên của Nhóm BRICS”, Việt Nam là một trong 71 nước được nước chủ nhà Nam Phi mời tham gia Hội nghị, Việt Nam dự kiến sẽ cử đại diện tham gia. Nhưng cho tới ngày kết thúc Hội nghị 24/8, chúng ta đã không thấy sự hiển diện của đại diện Việt Nam. Ông có bình luận gì về việc này?
Ông Nguyễn Hữu Trung, chuyên gia quan hệ quốc tế:
Từ trước cho tới thời điểm này, phía Việt Nam chưa hề có một tuyên bố hay phát biểu chính thức nào về việc Việt Nam muốn tham gia BRICS.
Vào đầu tháng 8, tại cuộc họp báo về Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Johannesburg, Ngoại trưởng Nam Phi
đã công bố danh sách các quốc gia chính thức nộp đơn xin trở thành thành viên của BRICS. Đó là Algeria, Argentina, Bangladesh, Bahrain, Belarus, Bolivia, Venezuela, Việt Nam, Cuba, Honduras, Ai Cập, Indonesia, Iran, Kazakhstan, Kuwait, Morocco, Nigeria, Nhà nước Palestine, Ả Rập Xê-Út, Senegal, Thái Lan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất , Ethiopia. Sau sự kiện này, các cơ quan truyền thông chính thống của Nga đã đưa tin, trong đó có nói rõ việc Việt Nam đã trình đơn xin gia nhập BRICS. Việt Nam giữ im lặng, không bác mà cũng không công nhận. Vì sao? Chúng ta chỉ có thể đưa ra giả thuyết. Có thể là vì Việt Nam không muốn phô trương điều này trước chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Hoa Kỳ J. Biden. Những gì Phát ngôn viên Lê Thu Hằng tuyên bố tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã làm cho tất cả kỳ vọng được thấy đại diện của Việt Nam xuất hiện tại Nam Phi vào ngày 24/8. Nhưng điều này đã không xảy ra. Hoặc có thể có đại diện Bộ Ngoại giao tới để quan sát, nhưng chính thức thì chúng ta không có thông tin nào cả. Lại một câu hỏi vì sao? Và chúng ta lại cũng chỉ có thể đưa ra giả thuyết.
Theo tôi, lãnh đạo Việt Nam không nhất quán trong quyết định này. Chắc Việt Nam đã chịu áp lực lớn từ bên ngoài, nói thẳng ra là từ Hoa Kỳ. Cách đây không lâu, chính báo chí chính thống của Việt Nam đã đưa thông tin: Có tới 1/4 thành viên nội các Mỹ đã đến thăm Việt Nam thời gian qua.
Tới phút chót phải lựa chọn ở nhà là tốt hơn hay đi dự Hội nghị. Quyết định cử ai đi: Chủ tịch nước, Thủ tướng hay Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực sự là một bài toán khó. Khi chưa xác định rõ mục tiêu của mình là gì, mình muốn gì thì khó có thể có kế hoạch hành động xuyên suốt, nhất quán. Mà biết đâu, có thể đó là một cách biểu hiện của “Ngoại giao cây tre” của Việt Nam chăng?
Tiềm năng mở rộng của BRICS: Đã có bộ tiêu chí tiếp nhận các quốc gia mới
Sputnik: Ông có đánh giá như thế nào về tiềm năng mở rộng của BRICS?
Ông Nguyễn Hữu Trung, chuyên gia quan hệ quốc tế:
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ở Johannesburg,
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết, các nhà lãnh đạo của các nước BRICS đã đồng ý mời sáu quốc gia mới tham gia tổ chức này. Đó là Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Sự tham gia đầy đủ của các quốc gia thành viên mới sẽ chính thức bắt đầu ngày 1 tháng 1 năm 2024. Dự tính, với các thành viên mới, GDP BRICS sẽ chiếm 37% GDP toàn cầu và dân số BRICS sẽ chiếm 46% dân số toàn cầu. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết, việc kết nạp các thành viên mới vào BRICS là giai đoạn đầu tiên của quá trình mở rộng liên minh.
Và điểm quan trọng nhất liên quan đến chủ đề mở rộng BRICS là các nhà lãnh đạo BRICS đã soạn thảo các tiêu chí để có thể tiếp nhận các quốc gia mới vào “Nhóm 5” trong tương lai. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa nhấn mạnh trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh: “Chúng tôi đã đạt được sự đồng thuận về giai đoạn đầu tiên của quá trình mở rộng. Tiếp theo sẽ là các giai đoạn khác”. Còn
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố tại cuộc họp báo của Hội nghị thượng đỉnh BRICS rằng, các nước thành viên BRICS sẽ tiếp tục nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của tổ chức trên thế giới. Ông Putin nói đến việc soạn thảo công việc thực tế với các thành viên BRICS mới, cũng như với các quốc gia sẽ tương tác với tổ chức này theo định dạng BRICS+.
Như vậy, rõ ràng là BRICS sẽ còn mở rộng hơn nữa. Việc đạt được thỏa thuận về các tiêu chí tiếp nhận thành viên mới là một thành công lớn của Hội nghị thượng đỉnh lần này.
Việc Việt Nam không tham gia Hội nghị thượng đỉnh mở rộng của BRICS lần này không có nghĩa là trong tương lai Việt Nam sẽ không tham gia. Việt Nam thực hiện chính sách ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa, luôn sẵn sàng tham gia và đóng góp tích cực cho các cơ chế, tổ chức, diễn đàn đa phương toàn cầu và khu vực.
Sputnik: Cảm ơn ông vì cuộc phỏng vấn.