https://kevesko.vn/20230830/robot-giao-hang-khong-nguoi-lai-make-in-vietnam-se-chay-khap-chau-a-24964735.html
Robot giao hàng không người lái “Make in Vietnam” sẽ chạy khắp châu Á?
Robot giao hàng không người lái “Make in Vietnam” sẽ chạy khắp châu Á?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) – Việt Nam đang cho nghiên cứu và phát triển dự án Robot giao hàng không người lái, ứng dụng trong lĩnh vực giao hàng và giao đồ ăn. Trả lời... 30.08.2023, Sputnik Việt Nam
2023-08-30T14:47+0700
2023-08-30T14:47+0700
2023-08-30T15:00+0700
việt nam
robot
tác giả
quan điểm-ý kiến
ai
trí tuệ nhân tạo
công nghệ
giao thông
xã hội
dự án
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/08/1e/24965056_0:18:1280:738_1920x0_80_0_0_1c65da390e47967628bbdc614c757ad1.jpg
Từng là CEO VinID, Tổng giám đốc sáng lập Grab Việt Nam và Tổng giám đốc Grab Financial Group Việt Nam, hiện ông Nguyễn Tuấn Anh được biết đến trên cương vị mới: đồng sáng lập kiêm CEO của Alpha Asimov Robotics.Gia nhập Grab Việt Nam và xây dựng đội ngũ từ số 0 vào cuối năm 2013; đến năm 2019 ông Tuấn Anh đã đưa doanh nghiệp này trở thành công ty tỷ đô, trở thành siêu ứng dụng đa dịch vụ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng tại Việt Nam. Ông được biết đến là người giúp cho Grab trở thành công ty đầu tiên được phép tham gia đề án thí điểm xe hợp đồng điện tử 4 bánh của Chính phủ. Đồng thời, cho ra đời sản phẩm GrabBike đầu tiên tại Việt Nam và được nhân rộng mô hình ở các nước khác.Trước khi rời Grab, ông Nguyễn Tuấn Anh cũng là CEO Grab Financial Group Việt Nam, là tập đoàn dịch vụ tài chính của Grab ở Việt Nam, hợp tác với Moca để cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách đi xe, đặt giao hàng, thức ăn và các dịch vụ khác của Grab.Về sau, cựu CEO Grab Việt Nam gia nhập tập đoàn One Mount Group với tư cách CEO của công ty VinID đến cuối năm 2020.Trước đó, sau khi tốt nghiệp bằng kĩ sư máy tính tại Đại học Quốc gia Singapore, ông có gần ba năm làm việc tại Yahoo! Đông Nam Á ở Singapore. Sau đó, ông về Việt Nam khởi nghiệp với Evolet Inc (một nền tảng đánh giá địa điểm).Với kinh nghiệm làm việc và thành tựu đạt được tại các công ty công nghệ lớn, hiện ông Nguyễn Tuấn Anh đang phát triển dự án startup Robot giao hàng không người lái, ứng dụng trong lĩnh vực giao hàng và giao đồ ăn. Hãng Thông tấn Sputnik đã có cuộc phỏng vấn với CEO kiêm đồng sáng lập Công ty TNHH Alpha Asimov Robotics - ông Nguyễn Tuấn Anh xung quanh dự án thú vị này.Alpha Asimov – Robot giao hàng tự hành đầu tiên tại Việt NamSputnik: Xin ông giới thiệu về ý tưởng của dự án robot giao hàng không người lái đầu tiên tại Việt Nam và cách vận hành Robot này? Cái tên Alpha Asimov có ý nghĩa thế nào, thưa ông?Ông Nguyễn Tuấn Anh - CEO của Alpha Asimov Robotics:Khi làm Grab, tôi đã biết các công ty logistics luôn phải tối ưu chi phí nên sẽ phải tìm các giải pháp sáng tạo để tự động hóa các khâu vận chuyển. Giao hàng chặng cuối (last mile) là mảnh ghép cuối cùng còn thiếu ở khu vực này. Trong các kho bãi, việc tự động hóa bằng robot đã diễn ra rất nhiều và nhanh trong thời gian gần đây. Riêng việc giao dặm cuối (đến nhà người dùng) vẫn còn khó khăn do phải đi trên đường và giao thông chung với các loại phương tiện khác, robot hoạt động tương tự như 1 chiếc xe tự hành.Với robot giao hàng không người lái, người dùng chỉ việc đặt đơn, bỏ hàng vào trong robot, nó sẽ tự khóa nắp lại và di chuyển đến nơi cần giao, người nhận mở khóa nắp (thông qua SMS) và lấy hàng. Robot sử dụng các công nghệ mới nhất như camera, cảm biến, GPS, 4G /5G, và dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để tính toán đường đi an toàn cho người đi đường và cả robot.Robot Alpha Asimov Robotics ra đời theo tên tác giả khoa học giả tưởng nổi tiếng thế giới "Isaac Asimov", ông chuyên viết các tác phẩm về tương lai loài người, robot và đặc biệt là 3 định luật cho robot (không được hại người hoặc để người bị hại, tuân theo lệnh của người, và tự bảo vệ bản thân).Mục tiêu chiếm lĩnh thị trường châu ÁSputnik: Robot này đã vận hành thử nghiệm tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, ông đánh giá thế nào về kết quả bước đầu đạt được? Xin ông chia sẻ những kế hoạch, dự định để thương mại hóa phổ rộng mô hình này?Ông Nguyễn Tuấn Anh - CEO của Alpha Asimov Robotics:Hiện robot đang được thử nghiệm ở Ecopark, trường ĐH Phenikaa và trường ĐH VinUni tại Hà Nội. Công ty Alpha Asimov đang trong quá trình tích hợp kỹ thuật với một số đối tác giao vận để thử nghiệm toàn bộ quá trình giao hàng thương mại. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thứ phải làm, đặc biệt là liên tục nghiên cứu phát triển (R&D) để làm tốt hơn, khắc phục những hạn chế mà chúng tôi phát hiện ra khi thử nghiệm, cũng như làm việc với các cơ quan chức năng để được phép chạy rộng rãi hơn.Ngoài thị trường Việt Nam, chúng tôi cũng muốn hướng đến các thị trường có chi phí lao động cao như Singapore, UAE, Hàn Quốc, Úc,...Asimov hiểu rõ giao thông Việt NamSputnik: Trên thế giới, hoạt động giao nhận thực phẩm bằng robot đang bùng nổ mạnh mẽ, thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp. Ông đã nghe đến về robot giao hàng Yandex của Nga rồi chứ? “Sinh sau” robot giao hàng Yandex (Nga), Alpha Asimov Robotics có những tính năng ưu Việt nào?Ông Nguyễn Tuấn Anh - CEO của Alpha Asimov Robotics:Trên thế giới, ở mỗi khu vực đều có các hãng giao hàng bằng robot, chỉ riêng khu vực Đông Nam Á và 1 số nước Châu Á là chưa có (trừ các nước như Nhật, Hàn, Trung Quốc...). Nga cũng có Yandex robot. Việc này chứng tỏ nhu cầu thị trường rất lớn, và các công ty đều muốn tham gia các thị trường này nhanh chóng.Thế nhưng, số lượng công ty như vậy vẫn là ít so với thị trường rộng lớn. Nếu so với các công ty logistics thì gần như không đếm nổi, trong khi số lượng công ty làm robot giao hàng vẫn đang đếm trên đầu ngón tay. Mỗi công ty xuất phát từ 1 thị trường và xây dựng robot (cả phần cứng lẫn phần mềm) phù hợp với thị trường đó. Khi vào 1 thị trường mới, có rất nhiều trở ngại như quy định của địa phương, cách giao thông của địa phương đó cũng như dữ liệu cần có để AI chạy tốt.Ở Việt Nam tình hình giao thông rất phức tạp, và đây là môi trường đào tạo robot rất tốt, vì nếu chạy được tốt ở Việt Nam thì khi qua các nước khác có mật độ giao thông thấp và đơn giản hơn, robot sẽ dễ dàng chạy tốt.Alpha Asimov robot được thiết kế cho địa hình phức tạp ở Việt Nam và Đông Nam Á, trước mắt robot chạy dưới lòng đường. Phiên bản sắp tới sẽ chạy được cả lòng đường và leo lề khi cần thiết. Robot cũng sẽ được thiết kế để có tốc độ trung bình 15km/h (bằng xe đạp) để có thể giao nhanh. Theo tôi biết, đa số các robot nhỏ tương tự trên thế giới thiết kế để đi khoảng 4-6km/h, không phải là họ không làm được về mặt kỹ thuật mà vì trở ngại pháp lý nên lúc đầu họ chỉ làm để đi trên vỉa hè.Phần cứng là một mảnh ghép rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là phần mềm và AI. AI chỉ có giá trị khi có dữ liệu phù hợp giúp tạo ra mô hình dữ liệu tốt để robot chạy nhanh mà vẫn an toàn. Mỗi nước có tình hình giao thông, luật giao thông khác nhau, nên khi vào 1 nước đó, dù phần cứng của robot tốt nhưng nếu không có dữ liệu sẵn cho AI thì cũng rất khó chạy. Việc sinh sau đẻ muộn là một lợi thế vì chúng tôi học được từ các đàn anh đi trước, và công nghệ bây giờ đã "chín muồi" hơn hồi trước, nên chi phí giảm đi rất nhiều. Chúng tôi có thể thu thập dữ liệu nhanh và triển khai thương mại sớm để chiếm lấy các thị trường lân cận.Đã đến lúc cần có dự luật riêngSputnik: Ông đánh giá thế nào về dư địa phát triển của thị trường robot giao hàng không người lái này tại Việt Nam?Ông Nguyễn Tuấn Anh CEO của Alpha Asimov Robotics:Chi phí giao hàng dặm cuối ở Việt Nam còn rất cao, có thể chiếm đến 20-30% tổng giá trị 1 đơn hàng gọi thức ăn hay đi chợ, do đó nhu cầu giảm chi phí này rất lớn, khi chi phí này được giảm thì tất cả mọi người sẽ cùng được lợi, do chi phí vận chuyển đều là một thành tố trong tất cả hàng hóa chúng ta đang dùng.Việc phát triển robot giao hàng không người lái theo tôi là đã đến lúc, sau khi các cơ quan chức năng cho thử nghiệm và thấy rằng đảm bảo an toàn cho người đi đường thì sẽ được phát triển rộng khắp. Theo tôi hiểu là các phương tiện giao thông thông minh thế này đã được bàn trong các dự luật sắp tới.Cảm ơn ông đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Sputnik!
https://kevesko.vn/20230827/mang-than-kinh-la-gi-no-duoc-ung-dung-nhu-the-nao-trong-thuc-tien-24889514.html
https://kevesko.vn/20230612/nga-se-giup-do-viet-nam-trong-linh-vuc-tri-tue-nhan-tao-23510845.html
https://kevesko.vn/20200806/yandex-thu-nghiem-xe-khong-nguoi-lai-o-my-9328389.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/08/1e/24965056_68:0:1207:854_1920x0_80_0_0_414e2a6c0a225ed5be60c1590d6ea0fc.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, robot, tác giả, quan điểm-ý kiến, ai, trí tuệ nhân tạo, công nghệ, giao thông, xã hội, dự án, thương mại, startup
việt nam, robot, tác giả, quan điểm-ý kiến, ai, trí tuệ nhân tạo, công nghệ, giao thông, xã hội, dự án, thương mại, startup
Robot giao hàng không người lái “Make in Vietnam” sẽ chạy khắp châu Á?
14:47 30.08.2023 (Đã cập nhật: 15:00 30.08.2023) HÀ NỘI (Sputnik) – Việt Nam đang cho nghiên cứu và phát triển dự án Robot giao hàng không người lái, ứng dụng trong lĩnh vực giao hàng và giao đồ ăn. Trả lời phỏng vấn Sputnik, CEO kiêm đồng sáng lập Công ty Alpha Asimov Robotics chia sẻ mục tiêu rằng, robot giao hàng tự động đầu tiên của Việt Nam sẽ xuất hiện khắp châu Á.
Từng là CEO VinID, Tổng giám đốc sáng lập Grab Việt Nam và Tổng giám đốc Grab Financial Group Việt Nam, hiện ông Nguyễn Tuấn Anh được biết đến trên cương vị mới: đồng sáng lập kiêm CEO của Alpha Asimov Robotics.
Gia nhập Grab Việt Nam và xây dựng đội ngũ từ số 0 vào cuối năm 2013; đến năm 2019 ông Tuấn Anh đã đưa doanh nghiệp này trở thành công ty tỷ đô, trở thành siêu ứng dụng đa dịch vụ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng tại Việt Nam. Ông được biết đến là người giúp cho Grab trở thành công ty đầu tiên được phép tham gia đề án thí điểm xe hợp đồng điện tử 4 bánh của Chính phủ. Đồng thời, cho ra đời sản phẩm GrabBike đầu tiên tại Việt Nam và được nhân rộng mô hình ở các nước khác.
Trước khi rời Grab, ông Nguyễn Tuấn Anh cũng là CEO Grab Financial Group Việt Nam, là tập đoàn dịch vụ tài chính của Grab ở Việt Nam, hợp tác với Moca để cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách đi xe, đặt giao hàng, thức ăn và các dịch vụ khác của Grab.
Về sau, cựu CEO Grab Việt Nam gia nhập tập đoàn One Mount Group với tư cách CEO của công ty VinID đến cuối năm 2020.
Trước đó, sau khi tốt nghiệp bằng kĩ sư máy tính tại Đại học Quốc gia Singapore, ông có gần ba năm làm việc tại Yahoo! Đông Nam Á ở Singapore. Sau đó, ông về Việt Nam khởi nghiệp với Evolet Inc (một nền tảng đánh giá địa điểm).
Với kinh nghiệm làm việc và thành tựu đạt được tại các công ty công nghệ lớn, hiện ông Nguyễn Tuấn Anh đang phát triển dự án startup Robot giao hàng không người lái, ứng dụng trong lĩnh vực giao hàng và giao đồ ăn. Hãng Thông tấn Sputnik đã có cuộc phỏng vấn với CEO kiêm đồng sáng lập Công ty TNHH Alpha Asimov Robotics - ông Nguyễn Tuấn Anh xung quanh dự án thú vị này.
Alpha Asimov – Robot giao hàng tự hành đầu tiên tại Việt Nam
Sputnik: Xin ông giới thiệu về ý tưởng của dự án robot giao hàng không người lái đầu tiên tại Việt Nam và cách vận hành Robot này? Cái tên Alpha Asimov có ý nghĩa thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Tuấn Anh - CEO của Alpha Asimov Robotics:
Khi làm Grab, tôi đã biết các công ty logistics luôn phải tối ưu chi phí nên sẽ phải tìm các giải pháp sáng tạo để tự động hóa các khâu vận chuyển. Giao hàng chặng cuối (last mile) là mảnh ghép cuối cùng còn thiếu ở khu vực này. Trong các kho bãi, việc
tự động hóa bằng robot đã diễn ra rất nhiều và nhanh trong thời gian gần đây. Riêng việc giao dặm cuối (đến nhà người dùng) vẫn còn khó khăn do phải đi trên đường và giao thông chung với các loại phương tiện khác, robot hoạt động tương tự như 1 chiếc xe tự hành.
Với robot giao hàng không người lái, người dùng chỉ việc đặt đơn, bỏ hàng vào trong robot, nó sẽ tự khóa nắp lại và di chuyển đến nơi cần giao, người nhận mở khóa nắp (thông qua SMS) và lấy hàng. Robot sử dụng các công nghệ mới nhất như camera, cảm biến, GPS, 4G /5G, và dùng
trí tuệ nhân tạo (AI) để tính toán đường đi an toàn cho người đi đường và cả robot.
Robot Alpha Asimov Robotics ra đời theo tên tác giả khoa học giả tưởng nổi tiếng thế giới "Isaac Asimov", ông chuyên viết các tác phẩm về tương lai loài người, robot và đặc biệt là 3 định luật cho robot (không được hại người hoặc để người bị hại, tuân theo lệnh của người, và tự bảo vệ bản thân).
Mục tiêu chiếm lĩnh thị trường châu Á
Sputnik: Robot này đã vận hành thử nghiệm tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, ông đánh giá thế nào về kết quả bước đầu đạt được? Xin ông chia sẻ những kế hoạch, dự định để thương mại hóa phổ rộng mô hình này?
Ông Nguyễn Tuấn Anh - CEO của Alpha Asimov Robotics:
Hiện robot đang được thử nghiệm ở Ecopark, trường ĐH Phenikaa và trường ĐH VinUni tại Hà Nội. Công ty Alpha Asimov đang trong quá trình tích hợp kỹ thuật với một số đối tác giao vận để thử nghiệm toàn bộ quá trình giao hàng
thương mại.
Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thứ phải làm, đặc biệt là liên tục nghiên cứu phát triển (R&D) để làm tốt hơn, khắc phục những hạn chế mà chúng tôi phát hiện ra khi thử nghiệm, cũng như làm việc với các cơ quan chức năng để được phép chạy rộng rãi hơn.
Ngoài
thị trường Việt Nam, chúng tôi cũng muốn hướng đến các thị trường có chi phí lao động cao như Singapore, UAE, Hàn Quốc, Úc,...
Asimov hiểu rõ giao thông Việt Nam
Sputnik: Trên thế giới, hoạt động giao nhận thực phẩm bằng robot đang bùng nổ mạnh mẽ, thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp. Ông đã nghe đến về robot giao hàng Yandex của Nga rồi chứ? “Sinh sau” robot giao hàng Yandex (Nga), Alpha Asimov Robotics có những tính năng ưu Việt nào?
Ông Nguyễn Tuấn Anh - CEO của Alpha Asimov Robotics:
Trên thế giới, ở mỗi khu vực đều có các hãng giao hàng bằng robot, chỉ riêng khu vực Đông Nam Á và 1 số nước Châu Á là chưa có (trừ các nước như Nhật, Hàn, Trung Quốc...). Nga cũng có
Yandex robot. Việc này chứng tỏ nhu cầu thị trường rất lớn, và các công ty đều muốn tham gia các thị trường này nhanh chóng.
Thế nhưng, số lượng công ty như vậy vẫn là ít so với thị trường rộng lớn. Nếu so với các công ty logistics thì gần như không đếm nổi, trong khi số lượng công ty làm robot giao hàng vẫn đang đếm trên đầu ngón tay. Mỗi công ty xuất phát từ 1 thị trường và xây dựng robot (cả phần cứng lẫn phần mềm) phù hợp với thị trường đó. Khi vào 1 thị trường mới, có rất nhiều trở ngại như quy định của địa phương, cách giao thông của địa phương đó cũng như dữ liệu cần có để AI chạy tốt.
Ở Việt Nam
tình hình giao thông rất phức tạp, và đây là môi trường đào tạo robot rất tốt, vì nếu chạy được tốt ở Việt Nam thì khi qua các nước khác có mật độ giao thông thấp và đơn giản hơn, robot sẽ dễ dàng chạy tốt.
Alpha Asimov robot được thiết kế cho địa hình phức tạp ở Việt Nam và
Đông Nam Á, trước mắt robot chạy dưới lòng đường. Phiên bản sắp tới sẽ chạy được cả lòng đường và leo lề khi cần thiết. Robot cũng sẽ được thiết kế để có tốc độ trung bình 15km/h (bằng xe đạp) để có thể giao nhanh. Theo tôi biết, đa số các robot nhỏ tương tự trên thế giới thiết kế để đi khoảng 4-6km/h, không phải là họ không làm được về mặt kỹ thuật mà vì trở ngại pháp lý nên lúc đầu họ chỉ làm để đi trên vỉa hè.
Phần cứng là một mảnh ghép rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là phần mềm và AI. AI chỉ có giá trị khi có dữ liệu phù hợp giúp tạo ra mô hình dữ liệu tốt để robot chạy nhanh mà vẫn an toàn. Mỗi nước có tình hình giao thông, luật giao thông khác nhau, nên khi vào 1 nước đó, dù phần cứng của robot tốt nhưng nếu không có dữ liệu sẵn cho AI thì cũng rất khó chạy. Việc sinh sau đẻ muộn là một lợi thế vì chúng tôi học được từ các đàn anh đi trước, và công nghệ bây giờ đã "chín muồi" hơn hồi trước, nên chi phí giảm đi rất nhiều. Chúng tôi có thể thu thập dữ liệu nhanh và triển khai thương mại sớm để chiếm lấy các thị trường lân cận.
Đã đến lúc cần có dự luật riêng
Sputnik: Ông đánh giá thế nào về dư địa phát triển của thị trường robot giao hàng không người lái này tại Việt Nam?
Ông Nguyễn Tuấn Anh CEO của Alpha Asimov Robotics:
Chi phí giao hàng dặm cuối ở Việt Nam còn rất cao, có thể chiếm đến 20-30% tổng giá trị 1 đơn hàng gọi thức ăn hay đi chợ, do đó nhu cầu giảm chi phí này rất lớn, khi chi phí này được giảm thì tất cả mọi người sẽ cùng được lợi, do chi phí vận chuyển đều là một thành tố trong tất cả hàng hóa chúng ta đang dùng.
Việc phát triển robot giao hàng không người lái theo tôi là đã đến lúc, sau khi các cơ quan chức năng cho thử nghiệm và thấy rằng đảm bảo an toàn cho người đi đường thì sẽ được phát triển rộng khắp. Theo tôi hiểu là các phương tiện
giao thông thông minh thế này đã được bàn trong các dự luật sắp tới.
Cảm ơn ông đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Sputnik!