https://kevesko.vn/20230831/tri-tue-nhan-tao-trong-giao-duc---loi-hay-hai-25000418.html
Trí tuệ nhân tạo trong giáo dục - lợi hay hại?
Trí tuệ nhân tạo trong giáo dục - lợi hay hại?
Sputnik Việt Nam
Trí tuệ nhân tạo (AI) tự tin bước vào cuộc sống chúng ta, thâm nhập vào mọi lĩnh vực. Giáo dục cũng không ngoại lệ. Chính tác động của trí tuệ nhân tạo đối với... 31.08.2023, Sputnik Việt Nam
2023-08-31T21:15+0700
2023-08-31T21:15+0700
2023-08-31T21:15+0700
tác giả
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
trí tuệ nhân tạo
công nghệ
khoa học
xã hội
giáo dục
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/04/0d/22404484_0:0:3640:2048_1920x0_80_0_0_939949ac229ef57b73581624c1e7c59e.jpg
Chủ đề của một trong những cuộc thảo luận là sự hình thành và phát triển trí tuệ nhân tạo. Mặc dù các diễn giả có quan điểm khác nhau về các sắc thái, nhưng họ nhất trí ở một điều: giáo dục đang chờ đợi những thay đổi tất yếu dưới ánh sáng của tiến bộ công nghệ.Mặc dù có ý kiến cho rằng trí tuệ nhân tạo hay mạng lưới thần kinh sẽ không sớm thay thế được giáo viên con người, bởi vì "không thể đảm nhận vai trò của một người trưởng thành đáng kính", Andrei Komissarov, Giám đốc bộ phận "Phát triển dựa trên dữ liệu", "Đại học NTI 2035" phản đối và cho rằng xu hướng chính trong phát triển AI trong giáo dục là tạo ra một chương trình gia sư có thể hoạt động với đứa trẻ.Nhưng bất chấp những dự báo có vẻ u ám, các chuyên gia đều đồng ý nếu trong quá trình triển khai AI, giáo dục rời xa công thức "trí nhớ là kiến thức" thì mọi người sẽ chỉ được hưởng lợi từ điều này."Thần thái" quan trọng hơn
https://kevesko.vn/20230827/mang-than-kinh-la-gi-no-duoc-ung-dung-nhu-the-nao-trong-thuc-tien-24889514.html
https://kevesko.vn/20230830/loi-ich-va-tac-hai-cua-tro-choi-tren-may-tinh-cach-choi-de-khong-anh-huong-den-suc-khoe-24953102.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Danil Parfenov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/01/16737693_83:0:450:367_100x100_80_0_0_396eff94f703f1696428f677199e6a43.jpg
Danil Parfenov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/01/16737693_83:0:450:367_100x100_80_0_0_396eff94f703f1696428f677199e6a43.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/04/0d/22404484_768:0:3499:2048_1920x0_80_0_0_8424e6c50164527052df06dec04210c1.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Danil Parfenov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/01/16737693_83:0:450:367_100x100_80_0_0_396eff94f703f1696428f677199e6a43.jpg
tác giả, chuyên gia, quan điểm-ý kiến, trí tuệ nhân tạo, công nghệ, khoa học, xã hội, giáo dục
tác giả, chuyên gia, quan điểm-ý kiến, trí tuệ nhân tạo, công nghệ, khoa học, xã hội, giáo dục
Trí tuệ nhân tạo trong giáo dục - lợi hay hại?
Trí tuệ nhân tạo (AI) tự tin bước vào cuộc sống chúng ta, thâm nhập vào mọi lĩnh vực. Giáo dục cũng không ngoại lệ. Chính tác động của trí tuệ nhân tạo đối với tương lai của giáo dục đã trở thành một trong những chủ đề thảo luận tại Diễn đàn Đổi mới Quốc tế BRICS diễn ra tại Moskva trong khuôn khổ Diễn đàn Đô thị Moskva.
Chủ đề của một trong những cuộc thảo luận là sự hình thành và phát triển trí tuệ nhân tạo. Mặc dù các diễn giả có quan điểm khác nhau về các sắc thái, nhưng họ nhất trí ở một điều: giáo dục đang chờ đợi những thay đổi tất yếu dưới
ánh sáng của tiến bộ công nghệ.
"Chúng tôi luôn dạy mọi người về cách phân tích, nhưng giờ đây AI đang làm việc đó tốt hơn. Đối với tôi, khả năng tồn tại của chúng ta được kết nối với bán cầu não phải - với khả năng nghệ thuật, trực giác, khả năng hình thành các giả thuyết và giả định", - Alexandr Auzan, Trưởng khoa Kinh tế Đại học Quốc gia Moskva mang tên Lomonosov cho biết.
Andrei Shcherbenyuk, Giáo sư, Giám đốc Chương trình Đại học, Trường Quản lý Moskva Skolkovo, bày tỏ lo ngại về việc bắt chước hoàn toàn hệ thống giáo dục phổ thông: "Hiện tại, mạng lưới thần kinh có thể viết ra chương trình một khóa học, giáo sư trong trường hợp tốt nhất sẽ đọc lời nhắc trong khóa dạy trực tuyến nào đó, còn sinh viên cùng trong mạng lưới thần kinh sẽ hoàn thành bài tập và nhận bằng tốt nghiệp".
Mặc dù có ý kiến cho rằng trí tuệ nhân tạo hay mạng lưới thần kinh sẽ không sớm thay thế được giáo viên con người, bởi vì "không thể đảm nhận vai trò của một người trưởng thành đáng kính", Andrei Komissarov, Giám đốc bộ phận "Phát triển dựa trên dữ liệu", "Đại học NTI 2035" phản đối và cho rằng xu hướng chính trong
phát triển AI trong giáo dục là tạo ra một chương trình gia sư có thể hoạt động với đứa trẻ.
Ông nói: "Bạn cần hiểu đứa trẻ hiện giờ không cảm thấy mình là một "người lớn quan trọng", bởi vì nó có công việc riêng của mình, không thể ở bên cạnh mọi lúc, nhưng AI thì có thể".
Nhưng bất chấp những dự báo có vẻ u ám, các chuyên gia đều đồng ý nếu trong quá trình triển khai AI, giáo dục rời xa công thức "trí nhớ là kiến thức" thì mọi người sẽ chỉ được hưởng lợi từ điều này.
"Điều quan trọng là phải hiểu những gì chúng tôi đang đánh giá. Nếu coi trọng kiến thức thì đó là một chuyện. Nếu chúng ta đánh giá sự tích hợp kiến thức - thì điều này lại khác. Nếu coi kết quả của giáo dục là sự tự hiện thực hóa của một người, sự thể hiện của anh ta với tư cách là một tác giả, người khởi xướng và nhân cách, thì chúng ta cần hiểu loại hoạt động mà anh ta hướng tới, và ở đây phân tích sẽ giúp chúng ta, và đó là AI", - Andrei Komissarov kết luận.
"Thần thái" quan trọng hơn
"Tại sao chúng ta lại bắt đầu đếm số? Bởi vì chúng ta đã mất đi sức thu hút của mình. Có vẻ như sẽ đi đến kết luận sức hút của các giáo viên và giám đốc cụ thể sẽ là điều quan trọng nhất. Chúng tôi tin tưởng người giám đốc này hoặc chúng tôi đi nơi khác. Và do đó, trong giáo dục, chúng ta phải chú ý đến hoạt động chứ không chỉ kết quả - đây là điều có thể giúp chúng ta bảo vệ giáo dục để nó không được sản xuất hàng loạt và sử dụng AI cho mục đích tốt và không trở thành nạn nhân của nó", - Evgeny Lurye, chuyên gia trưởng về sản phẩm "Profilum" cho biết thêm.