Việt Nam chưa tổ chức trưng cầu dân ý, còn Luật Biểu tình và Luật Đặc khu thì sao?

© TTXVN - Bùi Doãn Tấn Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam Trần Công Phàn
 Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam Trần Công Phàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2023
Đăng ký
Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam Trần Công Phàn, luật Trưng cầu ý dân có hiệu lực đến nay đã 7 năm, nhưng tại Việt Nam chưa tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân nào, do vậy, không có cơ sở thực tiễn để đánh giá, tổng kết.
Trong 137 nhiệm vụ lập pháp được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xác định cho nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (2021 - 2026) không có Luật Biểu tình, luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu) hay Luật Về hội.

"Chưa tổ chức cuộc trưng cầu ý dân nào"

Phát biểu thảo luận tại Hội nghị lần thứ nhất triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam Trần Công Phàn đã cho biết, hiện chưa có cơ sở để đánh giá về việc thi hành Luật Trưng cầu dân ý.
Theo ông Phàn, trong nhiệm vụ 4 của Kế hoạch số 1392-KH/-ĐĐQH15 ngày 10/2/2023 của Đảng đoàn Quốc hội về tổng kết việc thực hiện và nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật theo hướng mở rộng và phát huy tốt hơn các hình thức dân chủ trực tiếp của Nhân dân, Hội Luật gia Việt Nam được phân công tổng kết, đánh giá thi hành Luật Trưng cầu ý dân.
Như đã biết, Luật Trưng cầu ý dân được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 25/11/20215 tại Kỳ họp thứ mười, có hiệu lực từ ngày 1/7/2016.
Luật gồm 8 chương, 52 điều, quy định về việc trưng cầu ý dân; nguyên tắc trưng cầu ý dân; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong trưng cầu ý dân; trình tự, thủ tục quyết định việc trưng cầu ý dân và tổ chức trưng cầu ý dân; kết quả và hiệu lực của kết quả trưng cầu ý dân.
Theo ông Trần Công Phàn, Luật Trưng cầu ý dân đã kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân tham gia vào công việc của Nhà nước, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Tiếp tục Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2023
Việt Nam lên danh sách dự kiến những người được lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội
Luật Trưng cầu ý dân cũng phù hợp với bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đồng thời, phản ánh các giá trị tư tưởng trọng dân, tin dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc được thể hiện rõ trong truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, trong tư tưởng Hồ Chí Minh và trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Trưng cầu ý dân cũng là một phương thức để người dân trực tiếp thể hiện ý chí và quyền lực của mình đối với các vấn đề quan trọng của đất nước trong từng thời điểm cụ thể.
"Tuy nhiên, từ khi Luật Trưng cầu ý dân có hiệu lực đến nay đã 7 năm, chúng ta chưa tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân nào, do vậy không có cơ sở thực tiễn để đánh giá, tổng kết", - ông Phàn cho hay.
Về Luật Trọng tài thương mại, ông Phàn cho biết, Hội Luật gia Việt Nam đã thành lập ban biên tập, ban hành kế hoạch xây dựng báo cáo; tổ chức các hoạt động nghiên cứu, thu thập tài liệu; tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm.
Báo cáo đã được lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, nhà khoa học, các trung tâm trọng tài thương mại, trọng tài viên và các cơ quan, tổ chức hữu quan.
"Qua kết quả nghiên cứu, rà soát, Hội Luật gia Việt Nam thấy rằng việc xây dựng luật Trọng tài thương mại sửa đổi là cần thiết", - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam nêu.

Luật Biểu tình, Luật Đặc khu chưa có trong dự kiến xây dựng luật đến năm 2026

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu tại Hội nghị thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV hôm nay cũng cho biết, ngày 5/11/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Kế hoạch 81 về triển khai thực hiện Kết luận 19 của Bộ Chính trị ngày 14/10/2021 về Đề án định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Theo đó, Kế hoạch 81 đã xác định 137 nhiệm vụ lập pháp cần rà soát, nghiên cứu để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất xây dựng mới luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tuy nhiên, trong danh sách 137 nhiệm vụ này, không có tên các dự án Luật Về hội, Luật Biểu tình hay Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu).
© TTXVN - Bùi Doãn TấnHội nghị toàn lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV
Hội nghị toàn lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2023
Hội nghị toàn lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV
Thực tế, từ nhiệm kỳ trước, các dự án luật này hoặc đã lên nghị trường hoặc đã được đưa vào chương trình xây dựng luật. Luật Về hội đã được dự kiến thông qua vào cuối năm 2016, nhưng đến phút cuối, đa số ý kiến đại biểu nhất trí chưa thông qua.
Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu) dự kiến được Quốc hội bấm nút tại kỳ họp giữa năm 2018, nhưng sau đó đã lùi lại chưa rõ thời hạn.
Hay từ 10 năm trước, nghị trường Quốc hội đã từng rất sôi nổi bàn về dự án Luật Biểu tình, dự án này cũng đã được đưa vào chương trình từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII (2011 - 2016), nhưng sau đó rất nhiều lần xin hoãn, rút khỏi chương trình xây dựng luật của Quốc hội.
Tại báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 718 năm 2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp hồi cuối năm 2020, Chính phủ thông tin, cả 3 luật trên "sẽ trình vào thời điểm thích hợp".
Trong đó, đối với Luật Đặc khu, Chính phủ cho biết đã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xin ý kiến chỉ đạo về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án luật này. Sau đó, Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, chỉnh lý dự án luật, trình Quốc hội xem xét, quyết định vào thời điểm thích hợp.
Đối với luật Biểu tình, Chính phủ nêu đã chỉ đạo Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, xây dựng dự án luật này, bảo đảm kỹ lưỡng, chặt chẽ, tạo sự thống nhất cao, bảo đảm chất lượng và tính khả thi; báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vào thời điểm thích hợp.
© TTXVN - Bùi Doãn TấnHội nghị toàn lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV
Hội nghị toàn lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2023
Hội nghị toàn lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV
Luật Về hội, Chính phủ đã báo cáo cơ quan có thẩm quyền về một số vấn đề lớn, quan trọng của dự án luật này. Trên cơ sở ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, chỉnh lý dự án luật, trình Quốc hội xem xét, quyết định vào thời điểm thích hợp.

Hoàn thành 114/137 nhiệm vụ

Về 137 nhiệm vụ lập pháp đã được xác định, báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cập nhật, tới nay, đã có 114/137 nhiệm vụ lập pháp hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát và nghiên cứu, xây dựng mới.
Trong đó có 32 nhiệm vụ đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua, 30 nhiệm vụ đã đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 - 2024. Có 10 nhiệm vụ lập pháp đã hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát, nhưng các cơ quan đề xuất trước mắt chưa sửa đổi, bổ sung luật hoặc chưa xây dựng mới luật, nghị quyết.
Ngoài ra, 42 nhiệm vụ đã hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát nhưng chưa được các cơ quan đề xuất đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, chương trình công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trong đó có những dự án luật được đề xuất đưa vào chương trình năm 2025 - 2026, thậm chí đưa vào chương trình Quốc hội khóa XVI.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала