Hà Nội tiến hành khai quật khảo cổ Thành cổ Sơn Tây

© Depositphotos.com / Lufeethebear.gmail.comBộ xương và công cụ khảo cổ
Bộ xương và công cụ khảo cổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.09.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Bảo tàng Hà Nội hiện đang phối hợp với Viện Khảo cổ học thăm dò, khai quật khảo cổ giai đoạn 1 tại di tích Thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây).
Để phát huy hiệu quả giá trị khu di tích, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho phép thực hiện đợt khai quật khảo cổ giai đoạn 1 tại ba khu vực: Bố chánh phủ, Án sát phủ, cổng Đông.
Thời gian thăm dò, khai quật bắt đầu từ ngày 15/9-30/10 với tổng diện tích là 120m2, trong đó mỗi phần diện tích thăm dò và khai quật chiếm 60m2.
Trong thời gian thăm dò, khai quật khảo cổ, cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích, có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương.
Những hiện vật thu thập được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ, Ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm và Thành cổ Sơn Tây có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc; báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó.
Sau khi kết thúc đợt thăm dò, khai quật khảo cổ, Bảo tàng Hà Nội và Viện Khảo cổ học báo cáo sơ bộ, đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã thăm dò, khai quật khảo cổ trong thời gian chậm nhất một tháng; báo cáo khoa học trong thời gian chậm nhất một năm, gửi về Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Thành cổ Sơn Tây là công trình quân sự trọng yếu cho cả khu vực phía Tây thành Hà Nội, được xây dựng vào thời Minh Mạng (1822).
Công trình xây dựng hoàn toàn bằng gạch đá ong, loại vật liệu đáp ứng được yêu cầu bền chắc của một công trình phòng thủ, lại có nhiều ở xứ Đoài. Với những giá trị tiêu biểu, Thành cổ Sơn Tây đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1992.
Đợt khai quật khảo cổ kéo dài đến hết ngày 30/10/2023.
tổ hợp đền thờ Mỹ Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2023
Số phận pho tượng Nữ thần Durga 4 tay bị đánh cắp ở Thánh địa Mỹ Sơn

Đề cử Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ thành Vườn Di sản ASEAN.

Liên quan đến công tác bảo tồn di sản, UBND tỉnh Nam Định cũng vừa có văn bản số 711/UBND-VP3 đồng ý cho Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ xây dựng hồ sơ, đề cử trở thành Vườn Di sản ASEAN.
Vườn Quốc gia Xuân Thủy có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng hồ sơ đảm bảo theo đúng trinh tự thủ tục và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
UBND tỉnh Nam Định cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị liên quan hướng dẫn Vườn Quốc gia Xuân Thủy triền khai thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
Vườn quốc gia Xuân Thủy với tổng diện tích khoảng 15 nghìn ha, bao gồm vùng lõi 7.100 ha trong đó có 3.100 ha diện tích đất nổi có rừng khi triều kiệt và khoảng 4.000 ha đất còn ngập nước; vùng đệm rộng 7.233 ha, bao gồm 960 ha phần diện tích còn lại của Cồn Ngạn, toàn bộ bãi trong với diện tích 1.997 ha và diện tích tự nhiên của 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải.
Một con voi ăn quả marula trong Vườn quốc gia Kruger ở Nam Phi - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2022
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Việt Nam có thêm vườn quốc gia được đề cử Vườn Di sản
Đây không chỉ là bãi bồi vùng triều cửa sông điển hình nhất cho hệ sinh thái ven biển Đồng bằng sông Hồng mà còn là “sân ga chim” quan trọng đối với dòng chim di trú quốc tế; trong số đó có loài Cò mỏ thìa mặt đen đã được ghi vào sách đỏ của IUCN về các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Tháng 10/2004, UNESCO công nhận Vườn quốc gia Xuân Thủy là vùng quan trọng số một của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, điều đó đã khẳng định vị thế quốc tế đặc biệt của Vườn quốc gia Xuân Thủy.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала