Trung Quốc phát cảnh báo với nhiều mã sầu riêng Việt Nam

© Sputnik / Mikhail Fomichev / Chuyển đến kho ảnhsầu riêng
sầu riêng - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2023
Đăng ký
Tổng cục Hải quan Trung Quốc tiếp tục gửi thông báo về việc phát hiện một số lô hàng chuối, xoài, mít, sầu riêng và thanh long của Việt Nam xuất sang nước này bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật.
Vậy là, chỉ trong 8 tháng đầu năm, Trung Quốc đã 6 lần gửi thông báo tới cơ quan chức năng Việt Nam về tổng cộng 439 trường hợp vi phạm mã số vùng trồng. Trong bối cảnh đó, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị thu hồi mã số với những trường hợp vi phạm nhiều lần.

Thêm cảnh báo từ Trung Quốc

Theo ông Huỳnh Tấn Đạt - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện cả nước có 6.883 mã số vùng trồng xuất khẩu đã được cấp cho 25 sản phẩm (phân bố tại 54/63 tỉnh, thành phố) sang 11 thị trường.
Trong đó, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có số mã số vùng trồng lớn nhất với 3.975 mã (chiếm 57%) đang hoạt động. Chỉ riêng tỉnh Đồng Tháp có 2.469 mã số vùng trồng được cấp, nhiều nhất cả nước.
Hiện Việt Nam có 1.588 doanh nghiệp, cơ sở được cấp mã số đóng gói trái cây, nông sản để xuất khẩu. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục xếp hàng đầu với 626 mã số cơ sở đóng gói (chiếm hơn 39%). Trong đó, Tiền Giang là tỉnh được cấp mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu nhiều nhất với 850 mã số. Dù vậy, qua giám sát định kỳ, tỉnh này đã thu hồi 535 mã số không đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu.
Diễn đàn “Nhận diện thực trạng liên kết tiêu thụ, xuất khẩu sầu riêng 2023 và giải pháp phát triển hiệu quả, bền vững ngành hàng sầu riêng Việt Nam” - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.09.2023
Sầu riêng Việt Nam: Doanh nghiệp đang ‘đánh nhau’ và tự thua trên sân nhà
Theo ông Đạt, việc giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói tại các tỉnh đã được quan tâm hơn nhưng vẫn chưa có nhiều thay đổi rõ ràng. Đa phần mới chỉ quan tâm đến việc hướng dẫn thiết lập và cấp mới chưa chưa tập trung nguồn lực giám sát các mã số sau khi được phê duyệt.
Điều này đã dẫn đến tình trạng nhiều lô hàng vi phạm bị cảnh báo từ cơ quan kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu hoặc buộc phải quay đầu xe ngay tại các cửa khẩu của Việt Nam do bị phát hiện có đối tượng kiểm dịch thực vật. Cả nước chỉ mới giám sát được 2.640 mã số vùng trồng (gần 41%) và 478 mã số cơ sở đóng gói (khoảng 27%)...

Trung Quốc 6 lần gửi thông báo trong 8 tháng

Ông Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết Cục Bảo vệ thực vật đã có báo cáo về thông báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc về việc phát hiện một số lô hàng bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, trên các sản phẩm chuối, xoài, mít, sầu riêng và thanh long của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Như vậy, trong 8 tháng năm 2023, nước bạn đã 6 lần gửi thông báo vi phạm về mã số vùng trồng, với 439 trường hợp vi phạm.

“Với diện tích sầu riêng hiện nay, nếu bị Trung Quốc ngừng nhập khẩu, thi chúng ta bán đi đâu? Kể cả thanh long, xoài cũng vậy. Khi đó chúng ta yêu cầu đàm phán lại thì mất 3-5 năm nữa. Với 10 loại trái cây chủ lực của Việt Nam đều có mặt ở Trung Quốc, chỉ cần dừng xuất khẩu một loại thôi đã không ổn, sẽ dẫn tới hệ lụy nghiêm trọng”, - ông Trung lưu ý.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các cơ quan chức năng, các địa phương quan tâm, lưu ý hơn khi cấp và quản lý mã số vùng trồng, tuân thủ các yêu cầu của nghị định thư, đáp ứng các quy định của nhà nhập khẩu…
Đắk Lắk xuất khẩu chính ngạch chuyến hàng sầu riêng đầu tiên sang Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2023
Việt Nam xuất khẩu chính ngạch lượng sầu riêng "khủng" qua Trung Quốc
Đồng thời, yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo vùng trồng cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất và cũng như những yêu cầu khác của nước nhập khẩu, hướng đến thực hành VietGAP, chú trọng việc ghi chép đầy đủ nhật ký canh tác.
Ngoài ra, thường xuyên theo dõi, giám sát và xử lý dứt điểm các loại sâu bệnh, đặc biệt là các loài gây hại mà nước nhập khẩu quan tâm. Cơ sở đóng gói tuân thủ nghiêm ngặt quy trình đóng gói theo nguyên tắc một chiều, truy xuất nguồn gốc.
Bên cạnh đó, đầu tư trang thiết bị để thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm đáp ứng những quy định mà nước nhập khẩu đề ra.

Đề nghị thu hồi mã số với nếu vi phạm nhiều lần

Đắk Lắk hiện là tỉnh có số lượng mã số vùng trồng bị Trung Quốc cảnh báo nhiều nhất. Cục Bảo vệ thực vật đã gửi văn bản đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk, các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng về việc kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng xuất sang Trung Quốc.
Theo đó, việc không kiểm soát hiệu quả các đối tượng kiểm dịch thực vật ngay từ vùng trồng và cơ sở đóng gói đã khiên cho các lô hàng không đáp ứng được quy định của Trung Quốc, làm mất uy tín hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam, gây ra nguy cơ làm mất thị trường xuất khẩu quan trọng này.
Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo cơ quan chuyên môn địa phương thực hiện ngay việc thông báo và hướng dẫn các chủ mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói vi phạm điều tra nguyên nhân vi phạm, triển khai biện pháp khắc phục.
Cùng với đó, lập báo cáo gửi về Cục Bảo vệ thực vật trước ngày 20/9 để Cục Bảo vệ thực vật thông tin cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc theo các quy định của Nghị định thư nói riêng và Trung Quốc nói chung.
Với trường hợp nhận thông báo vi phạm lần đầu, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị địa phương tạm dừng sử dụng mã số, thông báo cho các chủ mã số thực hiện các biện pháp khắc phục, không xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian tạm dừng. Chỉ khôi phục mã số khi các vùng trồng, cơ sở đóng gói áp dụng biện pháp khắc phục bảo đảm yêu cầu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
sầu riêng - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2023
Sầu riêng Việt Nam ‘không sợ’ sầu riêng Thái Lan, Trung Quốc
Với trường hợp mã số đã nhận thông báo vi phạm nhiều lần, đề nghị địa phương thông báo tạm dừng và thực hiện thủ tục thu hồi mã số vi phạm. Đồng thời, thông báo kịp thời để bảo đảm các chủ mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói này không thực hiện các hoạt động xuất khẩu.
Cục cũng yêu cầu Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng không làm thủ tục kiểm dịch thực vật với những mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đã bị tạm dừng hoặc thu hồi.
Bên cạnh đó, có biện pháp đẩy mạnh kiểm soát chặt chẽ các đối tượng kiểm dịch thực vật của Trung Quốc tại vùng trồng và cơ sở đóng gói đã được cấp mã số trên địa bàn tỉnh.
Tiến hành giám sát các cơ sở đóng gói thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo đảm làm sạch sinh vật gây hại trên hàng hóa trước khi xuất khẩu. Triển khai tuyên truyền, phổ biến các quy định của nước nhập khẩu và hướng dẫn kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật để các đơn vị sản xuất, xuất khẩu sang Trung Quốc hiểu và tuân thủ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала