Được và mất khi Trung Quốc tiếp tục muốn giúp Việt Nam xây đường sắt

© Ảnh : Đường Sắt Việt Nam - Hành trình vạn dặmMột đoàn tàu đi qua một cây cầu ở Việt Nam
Một đoàn tàu đi qua một cây cầu ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc, đơn vị từng là tổng thầu thi công tuyến Cát Linh – Hà Đông, muốn tham gia xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Nói với Sputnik, chuyên gia cho rằng, "cần lưu ý đối tác có năng lực, kỹ năng và đạo đức hợp tác".

Năng lực đường sắt Việt Nam đến đâu?

Mới đây, trong chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Quảng Tây, Trung Quốc, có nội dung đáng chú ý được dư luận hết sức quan tâm. Đó là, lãnh đạo tập đoàn Đường sắt và Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc nói muốn tham gia xây dựng đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Đáng chú ý, tại Việt Nam, Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc từng là tổng thầu thi công dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 2 Cát Linh - Hà Đông với tổng giá trị hợp đồng EPC 640 triệu USD. Nay tập đoàn này mong muốn tham gia đầu tư xây dựng các dự án đường sắt nằm trong Quy hoạch đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt. Trong đó, có tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Dự kiến điểm đầu của tuyến sẽ kết nối đường sắt Hà Khẩu (Trung Quốc) tại Lào Cai, đi theo hướng đông qua 9 tỉnh, thành: Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và kết thúc tại cảng Cái Lân (Quảng Ninh). Tuyến đường sắt mới này được đề xuất quy hoạch là khổ ray 1.435 mm, đi qua 41 ga.
Tuyến đường sắt dài hơn 441 km được quy hoạch đến 2030 và tầm nhìn đến 2050, đang được Cục Đường sắt Việt Nam lấy ý kiến để hoàn thiện báo cáo cuối kỳ trình các cấp có thẩm quyền xem xét.
Đường sắt - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2023
Trung Quốc muốn tham gia xây đường sắt tốc độ cao của Việt Nam
Dự án này được kỳ vọng góp phần thúc đẩy hợp tác trong hai hành lang kinh tế "Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng", "Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng" và "vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ", tăng cường hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Nam- Trung Quốc.
Trước thông tin này, TS. Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông đã bày tỏ góc nhìn với Sputnik. Thay vì đổ quá nhiều ngân sách vào đường bộ, Việt Nam cần tập trung vào phát triển đường sắt. Định hướng kết nối đường sắt với các cảng biển cũng là đúng đắn.
“Tuy nhiên, Việt Nam nên học Lào. Một lượng lớn hàng hóa Việt Nam vận chuyển sang Trung Quốc vẫn nhờ tuyến của Lào. Dù chúng ta có lịch sử trăm năm ngành đường sắt, nhưng do chiến lược kém của Chính phủ và Bộ GTVT nên đã lạc hậu so với Lào. Nếu tiếp tục bỏ bê thì đây là điều đáng tiếc”, TS. Thủy nhìn nhận.
Ở đây cũng cần tính đến lợi ích thu lại là gì? Với số tiền lớn bỏ ra đầu tư như vậy, Trung Quốc hay Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi hơn? Trong bối cảnh hiện nay, Bộ GTVT nên tập trung cải tổ ngành đường sắt, đánh giá quy hoạch tổng thể, chứ không nên làm từng đoạn. Cần ưu tiên phát triển mạng lưới “xương sống” đường sắt Bắc – Nam, rồi tính đến việc mở rộng, nhằm tránh lãng phí.
Đường sắt - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2023
Việt Nam làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam, Bộ GTVT đề xuất sửa luật
“Trước mắt, tập trung xây dựng, nâng cấp tuyến Bắc Nam, chứ không nên làm một tuyến mới riêng lẻ như vậy, bởi chi phí quá lớn. Hàng xuất khẩu qua Trung Quốc từ phía Nam cũng rất nhiều. Cốt lõi vẫn là tuyến Bắc – Nam. Sau đó, nối thêm với các tuyến nhánh, củng cố tuyến Hà Nội – Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai và Lạng Sơn.... Nếu làm vậy sẽ giảm chi phí rất nhiều, tránh lãng phí mà vẫn tạo ra được mạng lưới đường sắt hợp lý để vận chuyển”, TS. Thủy nêu rõ.

Bài học từ tuyến Cát Linh – Hà Đông

Được biết, dự án nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là thỏa thuận giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc. Năm 2018, với sự hỗ trợ vốn ODA của Trung Quốc, Công ty đường sắt phía Trung Quốc đã thực hiện lập quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng kết nối với Trung Quốc.
Theo tính toán từ phía Trung Quốc vào năm 2018, tổng mức đầu tư lên đến 100 nghìn tỷ đồng (khoảng 4,3 tỷ USD). Con số này chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng, lãi suất, trượt giá,...
Tuy nhiên theo quy hoạch năm 2023, tổng mức đầu tư khoảng 10 - 11 tỉ USD (tương đương 240 - 260 ngàn tỉ đồng). Do mức đầu tư khá lớn, dự án nằm trong danh mục huy động vốn đầu tư nước ngoài.
Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.06.2023
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông gây bất ngờ
Ở đây cần nhìn từ thực tế, khi nhiều dự án giao thông tại Việt Nam còn đang treo vốn, chậm tiến độ thì liệu đầu tư vào tuyến đường sắt này có khả thi?
“Làm một tuyến mới với chi phí nghiên cứu ban đầu tốn kém đến hơn 100.000 tỷ có thực sự cần thiết? Có cần đổ tiền của nhân dân quá nhiều như vậy?”, TS. Nguyễn Xuân Thủy đặt câu hỏi xung quanh dự án đường sắt kết nối Trung Quốc với 9 tỉnh thành của Việt Nam”.
Ông cũng nhấn mạnh thêm, bài học về tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông còn đó. Đây là lời cảnh tỉnh “đắt giá” khi muốn triển khai các dự án đường sắt với nhà thầu Trung Quốc. Cần cẩn trọng với các tư vấn được tài trợ, vì họ thường đưa ra phương án có lợi cho bên bỏ tiền.
“Tôi cho rằng, đối với đường sắt đề xuất này cần phải tính toán kỹ, quy hoạch kỹ, có thăm hỏi ý kiến chuyên gia, người dân. Vẫn có thể hợp tác với đối tác Trung Quốc, nhưng cần lưu ý đối tác có năng lực, kỹ năng và đạo đức hợp tác”, chuyên gia Nguyễn Xuân Thủy nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала