https://kevesko.vn/20230929/viet-nam-nghien-cuu-kinh-nghiem-cac-nuoc-de-lam-duong-sat-toc-do-cao-bac---nam-25552424.html
Việt Nam nghiên cứu kinh nghiệm các nước để làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Việt Nam nghiên cứu kinh nghiệm các nước để làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Sputnik Việt Nam
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sắp trình cấp thẩm quyền xem xét, thông qua đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, trình Quốc hội phê duyệt chủ... 29.09.2023, Sputnik Việt Nam
2023-09-29T19:06+0700
2023-09-29T19:06+0700
2023-09-29T19:06+0700
việt nam
đường sắt
tốc độ
xây dựng
rút kinh nghiệm
đầu tư
bộ giao thông vận tải
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/638/25/6382538_0:137:3073:1866_1920x0_80_0_0_7f43672d845f6982725852a405464901.jpg
Bộ GTVT đã tổ chức đoàn công tác liên ngành đi nghiên cứu kinh nghiệm tại 4 nước có hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển trên thế giới gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Tây Ban Nha.Sắp trình đề án đường sắt tốc độ cao Bắc – NamBộ Giao thông vận tải (GTVT) đang gửi các bộ ngành lấy ý kiến dự thảo báo cáo Quốc hội về thực hiện chính sách và đầu tư đường sắt năm 2023.Trong đó, liên quan tới dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ GTVT cho hay, theo quy hoạch, từ nay tới năm 2030, sẽ triển khai đầu tư xây dựng 2 đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, gồm đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang – TPHCM, hoàn thành toàn tuyến vào năm 2050.Đề cập về tiến độ chuẩn bị đầu tư, Bộ GTVT cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ triển khai lập đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam trình cấp có thẩm quyền xem xét thông qua.Bộ Giao thông vận tải nhắc lại, đây là dự án lần đầu triển khai tại Việt Nam, có tính chất phức tạp, quy mô rất lớn cả về vốn đầu tư, tới kỹ thuật.Đồng thời, dự án có tác động sâu rộng và lâu dài đến phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, Bộ GTVT đã tổ chức đoàn công tác liên ngành đi nghiên cứu kinh nghiệm tại 4 nước có hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển, gồm: Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Đức.Trong các quốc gia trên, Trung Quốc có mạng đường sắt tốc độ cao lớn nhất thế giới, Tây Ban Nha có mạng đường sắt lớn nhất châu Âu và đứng thứ 2 thế giới.Đáng nói, đây là 2 nước nhận chuyển giao công nghệ trong khi Nhật Bản và Đức là 2 nước làm chủ công nghệ về đường sắt tốc độ cao.Đã mời chuyên giaNhư Sputnik đưa tin trước đó, Bộ GTVT cũng đã gửi thư mời tới 9 chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực giao thông, xây dựng, kinh tế, tài chính, khai thác vận tải đường sắt, đầu máy toa xe để tham gia Tổ Tư vấn.Trong số này có những cái tên đáng chú ý như Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lã Ngọc Khuê - nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT (chuyên gia giao thông); Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Đông - Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT (chuyên gia giao thông); Tiến sĩ Nguyễn Văn Phúc - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội (chuyên gia kinh tế); Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (chuyên gia kinh tế); Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia (chuyên gia tài chính);Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Xuân Phong - Nguyên Chủ tịch Hội kinh tế & vận tải đường sắt Việt Nam (chuyên gia vận tải và kinh tế đường sắt); PGS.TS Trần Chủng - Nguyên Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư, công trình giao thông, Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Đức Tuấn - Giảng viên cao cấp, Trường Đại học GTVT (chuyên gia phương tiện giao thông đường sắt); Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại - Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (chuyên gia kinh tế), Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Ký - Giảng viên cao cấp, Trường Đại học GTVT (chuyên gia công trình đường sắt); Tiến sĩ Vương Đình Khánh - nguyên Phó Tổng giám đốc Liên hiệp đường sắt Việt Nam (chuyên gia khai thác vận tải đường sắt); Thạc sĩ Nguyễn Đạt Tường - nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty đường sắt Việt Nam (chuyên gia đầu máy, toa xe).Đề xuất sửa đổi luậtĐể triển khai được dự án đặc biệt quan trọng này, Bộ GTVT cho rằng, cần ưu tiên hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư, vận hành, khai thác đường sắt tốc độ cao.Trong đó, Bộ lưu ý, cần bổ sung cơ chế khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, kinh doanh vận tải đường sắt, dịch vụ hỗ trợ vận tải.Đồng thời, xây dựng cơ chế khai thác quỹ đất (nhất là tại các ga đường sắt) để huy động nguồn vốn đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.Cùng với đó, nhà nước cũng cần hoàn thiện cơ chế giao, cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.Đặc biệt, tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.Liên quan dự án này, với đặc thù phát triển đường sắt đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn, dài hạn, Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư, ưu tiên dành nguồn lực đầu tư riêng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, huy động nguồn lực của các địa phương để tham gia đầu tư dự án.Các chuyên gia lưu ý, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam nếu được thông qua và xây dựng sẽ trở thành một trong những dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất lịch sử Việt Nam.Cùng với đó, một khi đã lựa chọn công nghệ, phương án khai thác, xây dựng và vận hành thì sẽ gần như không thể thay thế, điều chỉnh về mặt kỹ thuật. Vì đặc thù, do đó, việc khảo sát, phân tích, đánh giá, quyết định và triển khai thực hiện dự án đường sắt này cần rất kỹ lưỡng, cẩn trọng.Hai phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc-NamĐường sắt tốc độ cao Bắc-Nam là dự án có tầm chiến lược, tạo động lực đột phá để phát triển kinh tế-xã hội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam.Hồi cuối năm 2019, Bộ GTVT đã trình Chính phủ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, với 2 phương án chính được tập trung nghiên cứu.Theo đó, phương án thứ nhất: Xây dựng đường sắt Bắc - Nam với đường đôi, khổ ray 1.435 mm, chiều dài 1.545 km, tốc độ khai thác 320 km/h, chỉ chạy tàu khách; kết hợp cải tạo đường sắt hiện hữu để chuyên chở hàng. Tổng mức đầu tư dự kiến cho phương án này khoảng 58,71 tỷ USD.Phương án thứ hai: Xây dựng tuyến đường sắt Bắc - Nam mới, đường đôi, khổ ray 1.435 mm, kết hợp khai thác cả tàu chở khách và chở hàng; tốc độ khai thác tàu khách tối đa 180 km/h, chạy tàu hàng tối đa 120 km/h. Tổng mức đầu tư dự án theo phương án này khoảng 64,9 tỷ USD.
https://kevesko.vn/20230918/viet-nam-lam-duong-sat-cao-toc-bac-nam-bo-gtvt-de-xuat-sua-luat-25329259.html
https://kevesko.vn/20230925/duoc-va-mat-khi-trung-quoc-tiep-tuc-muon-giup-viet-nam-xay-duong-sat--25454854.html
https://kevesko.vn/20230914/nha-thau-bi-phat-canh-bao-do-vi-cao-toc-dien-chau--bai-vot-cham-tien-do-25279756.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/638/25/6382538_342:0:3073:2048_1920x0_80_0_0_4479dac75862db477abdd5ec9941111f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, đường sắt, tốc độ, xây dựng, rút kinh nghiệm, đầu tư, bộ giao thông vận tải, kinh tế
việt nam, đường sắt, tốc độ, xây dựng, rút kinh nghiệm, đầu tư, bộ giao thông vận tải, kinh tế
Bộ GTVT đã tổ chức đoàn công tác liên ngành đi nghiên cứu kinh nghiệm tại 4 nước có hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển trên thế giới gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Tây Ban Nha.
Sắp trình đề án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang gửi các bộ ngành lấy ý kiến dự thảo báo cáo Quốc hội về thực hiện chính sách và đầu tư đường sắt năm 2023.
Trong đó, liên quan tới dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ GTVT cho hay, theo quy hoạch, từ nay tới năm 2030, sẽ triển khai đầu tư xây dựng 2 đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, gồm đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang – TPHCM, hoàn thành toàn tuyến vào năm 2050.
Đề cập về tiến độ chuẩn bị đầu tư, Bộ GTVT cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ triển khai lập đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam trình cấp có thẩm quyền xem xét thông qua.
“Dự kiến trong năm 2023, phấn đấu trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2025”, Bộ GTVT cho biết.
18 Tháng Chín 2023, 14:41
Bộ Giao thông vận tải nhắc lại, đây là dự án lần đầu triển khai tại Việt Nam, có tính chất phức tạp, quy mô rất lớn cả về vốn đầu tư, tới kỹ thuật.
Đồng thời, dự án có tác động sâu rộng và lâu dài đến phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, Bộ GTVT đã tổ chức đoàn công tác liên ngành đi nghiên cứu kinh nghiệm tại 4 nước có hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển, gồm: Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Đức.
“Kinh nghiệm từ chuyến đi sẽ cập nhật, bổ sung hoàn thiện đề án báo cáo Chính phủ xem xét, trình Bộ Chính trị”, theo Bộ GTVT.
Trong các quốc gia trên,
Trung Quốc có mạng đường sắt tốc độ cao lớn nhất thế giới, Tây Ban Nha có mạng đường sắt lớn nhất châu Âu và đứng thứ 2 thế giới.
Đáng nói, đây là 2 nước nhận chuyển giao công nghệ trong khi Nhật Bản và Đức là 2 nước làm chủ công nghệ về đường sắt tốc độ cao.
Như Sputnik đưa tin trước đó, Bộ GTVT cũng đã gửi thư mời tới 9 chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực giao thông, xây dựng, kinh tế, tài chính, khai thác vận tải đường sắt, đầu máy toa xe để tham gia Tổ Tư vấn.
Trong số này có những cái tên đáng chú ý như Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lã Ngọc Khuê - nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT (chuyên gia giao thông); Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Đông - Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT (chuyên gia giao thông); Tiến sĩ Nguyễn Văn Phúc - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội (chuyên gia kinh tế); Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (chuyên gia kinh tế); Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia (chuyên gia tài chính);
Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Xuân Phong - Nguyên Chủ tịch Hội kinh tế & vận tải đường sắt Việt Nam (chuyên gia vận tải và kinh tế đường sắt); PGS.TS Trần Chủng - Nguyên Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư, công trình giao thông, Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Đức Tuấn - Giảng viên cao cấp, Trường Đại học GTVT (chuyên gia phương tiện giao thông đường sắt); Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại - Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (chuyên gia kinh tế), Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Ký - Giảng viên cao cấp, Trường Đại học GTVT (chuyên gia công trình đường sắt); Tiến sĩ Vương Đình Khánh - nguyên Phó Tổng giám đốc Liên hiệp
đường sắt Việt Nam (chuyên gia khai thác vận tải đường sắt); Thạc sĩ Nguyễn Đạt Tường - nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty đường sắt Việt Nam (chuyên gia đầu máy, toa xe).
25 Tháng Chín 2023, 12:02
Để triển khai được dự án đặc biệt quan trọng này, Bộ GTVT cho rằng, cần ưu tiên hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư, vận hành, khai thác đường sắt tốc độ cao.
Trong đó, Bộ lưu ý, cần bổ sung cơ chế khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, kinh doanh vận tải đường sắt, dịch vụ hỗ trợ vận tải.
Đồng thời, xây dựng cơ chế khai thác quỹ đất (nhất là tại các ga đường sắt) để huy động nguồn vốn đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Cùng với đó, nhà nước cũng cần hoàn thiện cơ chế giao, cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
Đặc biệt, tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.
Liên quan dự án này, với đặc thù phát triển đường sắt đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn, dài hạn, Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư, ưu tiên dành nguồn lực đầu tư riêng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, huy động nguồn lực của các địa phương để tham gia đầu tư dự án.
Các chuyên gia lưu ý, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam nếu được thông qua và xây dựng sẽ trở thành một trong những dự án có tổng mức
đầu tư lớn nhất lịch sử Việt Nam.
Cùng với đó, một khi đã lựa chọn công nghệ, phương án khai thác, xây dựng và vận hành thì sẽ gần như không thể thay thế, điều chỉnh về mặt kỹ thuật. Vì đặc thù, do đó, việc khảo sát, phân tích, đánh giá, quyết định và triển khai thực hiện dự án đường sắt này cần rất kỹ lưỡng, cẩn trọng.
14 Tháng Chín 2023, 23:12
Hai phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam là dự án có tầm chiến lược, tạo động lực đột phá để phát triển kinh tế-xã hội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
Hồi cuối năm 2019, Bộ GTVT đã trình Chính phủ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, với 2 phương án chính được tập trung nghiên cứu.
Theo đó, phương án thứ nhất: Xây dựng đường sắt
Bắc - Nam với đường đôi, khổ ray 1.435 mm, chiều dài 1.545 km, tốc độ khai thác 320 km/h, chỉ chạy tàu khách; kết hợp cải tạo đường sắt hiện hữu để chuyên chở hàng. Tổng mức đầu tư dự kiến cho phương án này khoảng 58,71 tỷ USD.
Phương án thứ hai: Xây dựng tuyến đường sắt Bắc - Nam mới, đường đôi, khổ ray 1.435 mm, kết hợp khai thác cả tàu chở khách và chở hàng; tốc độ khai thác tàu khách tối đa 180 km/h, chạy tàu hàng tối đa 120 km/h. Tổng mức đầu tư dự án theo phương án này khoảng 64,9 tỷ USD.