Việt Nam khởi động lại mỏ đất hiếm lớn nhất, nhiều nước muốn “nhảy vào”

© Sputnik / Maxim BogodvidKhai thác dầu mỏ
Khai thác dầu mỏ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2023
Đăng ký
Việt Nam khởi động kế hoạch khai thác mỏ đất hiếm lớn nhất đất nước – mỏ Đông Pao, ở Lai Châu. Thông tin được ông Lưu Anh Tuấn, Giám đốc Công ty CP Đất hiếm Việt Nam xác nhận.
Nhà khai thác đất hiếm của Việt Nam dự kiến sẽ bắt tay với BlackStone Minerals của Úc. Nhìn thấy tiềm năng từ “kho báu” lớn thứ hai thế giới của Việt Nam, nhiều nước muốn “nhảy vào”, hợp tác khai thác, chế biến và phát triển đất hiếm cùng Việt Nam.

Khởi động mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam

Như Sputnik tuần trước đưa tin, Việt Nam có kế hoạch khởi động lại mỏ đất hiếm lớn nhất nước, một trong những nỗ lực góp phần xây dựng chuỗi cung ứng đất hiếm, phá thế độc quyền của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu hiện nay.
Tuần trước, Tessa Kutscher, giám đốc điều hành Blackstone Minerals Ltd của Australia, cho Reuters biết, bước đầu tiên là chính phủ Việt Nam dự định tổ chức đấu thầu cho nhiều lô tại mỏ Đông Pao trước cuối năm nay. Vị này dẫn thông tin chưa được công bố từ Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam.
Theo đó, thời gian đấu giá có thể thay đổi nhưng đúng là Chính phủ có kế hoạch khởi động lại mỏ vào năm tới. Trong một động thái liên quan, ngày 4/10, báo VnExpress của Việt Nam dẫn lời ông Lưu Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam (VTRE), doanh nghiệp khai thác chính và là đối tác của Blackstone Úc trong dự án, xác nhận việc khởi động lại mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam – mỏ Đông Pao.
Ông Tuấn xác nhận VTRE đang lên kế hoạch cho cuộc đấu giá khai thác mỏ Đông Pao.
Đồng hồ đo áp suất tại một kết nối đường ống trong trạm phân phối khí - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2023
Hà Lan ngừng khai thác mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu
“Ngay sau khi đấu giá thành công, chúng tôi sẽ sử dụng quặng từ mỏ này và các mỏ sẽ được cấp mới để sản xuất”, ông Lưu Anh Tuấn xác nhận.
Theo chia sẻ của vị lãnh đạo, CTCP Đất hiếm Việt Nam có kế hoạch phối hợp với công ty Blackstone để khai thác, quản lý, vận hành mỏ đất hiếm theo tiêu chuẩn quốc tế với chứng chỉ môi trường của châu Âu.
Theo ông, việc này sẽ được kỳ vọng giúp đáp ứng các yêu cầu khắt khe về môi trường, con người của EU, mà còn đảm bảo cung cấp các sản phẩm ra thị trường theo đúng tiêu chuẩn cho các công ty toàn cầu.
Thông tin với báo chí, ông Tuấn cho biết, một số công việc “đã và chuẩn bị” được triển khai gồm thử nghiệm nguyên liệu đất hiếm trên dây chuyền quy mô nhỏ trong năm 2023, đưa ra quy trình thiết kế nhà máy khai thác mỏ, thiết kế, đào tạo chuyên gia cho nhà máy phân tách quặng thành sản phẩm đất hiếm đạt độ tinh khiết từ 95% trở lên nhằm đưa vào nhà máy phân ly năm 2024.

“Chưa ký kết gì cụ thể”

Trong khi đó, đại diện công ty CP Đất hiếm Lai Châu (Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam - TKV), đơn vị quản lý mỏ đất hiếm Đông Pao cũng cho biết, cho biết thời gian qua các bên đã có những cuộc khảo sát thực địa, sắp tới sẽ tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm.

“Hiện các bên chưa có ký kết gì cụ thể với nhau. Công việc này sẽ được triển khai trong thời gian tới, tùy vào đối tác”, phía CTCP Đất hiếm Lai Châu thông tin.

Động thái khởi động lại mỏ Đông Pao của Việt Nam được hoan nghênh, đặt trong bối cảnh căng thẳng thương chiến Mỹ-Trung gia tăng, các nước ngày càng gặp trở ngại trong tiếp cận đất hiếm vì sự kiểm soát chặt chẽ và đơn phương của chính quyền Trung Quốc.
Thực tế, như Sputnik đề cập, Bắc Kinh đã áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đối với một số kim loại trọng yếu của ngành công nghiệp bán dẫn và giới quan sát cho rằng “cuộc chiến về nguồn cung đất hiếm, chip bán dẫn” giữa Mỹ và Trung Quốc mới chỉ là khởi đầu.
Khai thác dầu mỏ - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2023
Sudan tỏ ý sẵn sàng hợp tác khai thác dầu mỏ với Nga

Nhiều nước muốn “nhảy vào”

Dữ liệu từ Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ nêu rõ, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới (trên 22 triệu tấn), chỉ xếp sau Trung Quốc (44 triệu tấn).
Như vậy, có thể khẳng định, Việt Nam là một trong những nước sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm vô cùng lớn, đủ sức hấp dẫn các ông lớn công nghiệp vi mạch, bán dẫn toàn thế giới.
Đến nay, ngoài Úc, thực tế, rất nhiều quốc gia “muốn nhảy vào” khai thác và chế biến quặng kim loại quan trọng này của Việt Nam, có thể kể đến như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Từ 13 năm trước, Nhật Bản đã tìm đến Việt Nam để mong giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm sau những căng thẳng liên tục với Trung Quốc.
Năm 2022, Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác về thăm dò, khai thác, phát triển các chuỗi khoáng sản cốt lõi, trong đó bao gồm đất hiếm tại Việt Nam với đối tác Hàn Quốc.
Tháng 6/2023, Hàn Quốc và Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ thành lập trung tâm dây chuyền cung cấp đất hiếm và các tài nguyên khoáng sản quan trọng nhằm duy trì nguồn cung ổn định cho các đối tác Hàn và khuyến khích nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam.
Vừa qua, trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden, Việt Nam và Mỹ đã ký kết thỏa thuận về chất bán dẫn và khoáng sản đất hiếm.

Phải nắm được công nghệ

Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050".
Trong đó, riêng mảng khoáng sản đất hiếm, quy hoạch đưa dự kiến khai thác khoảng 2 triệu tấn quặng đất hiếm nguyên khai mỗi năm.
Theo quy hoạch, từ nay đến 2030, Việt Nam sẽ hoàn thành các đề án thăm dò đã cấp phép tại các mỏ đất hiếm Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe (tỉnh Lai Châu), thăm dò nâng cấp, mở rộng các mỏ đã cấp phép khai thác và đầu tư mới thăm dò tại Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.
Nhà chức trách cũng đẩy mạnh tìm kiếm công nghệ, thị trường khai thác gắn với chế biến sâu khoáng sản đất hiếm đã cấp phép khai thác tại các mỏ như Đông Pao (Lai Châu), Yên Phú (Yên Bái). Đồng thời, hoàn thành nhà máy chế biến đất hiếm tại xã Yên Phú (huyện Văn Yên, Yên Bái).
Công an Lai Châu bắt giữ đối tượng về hành vi giữ người trái pháp luật - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2023
Nguyên cán bộ xã ở Lai Châu bắt nhốt công an ngay tại nhà riêng
Bước sang giai đoạn 2031-2050, tiếp tục đầu tư mở rộng khai thác mỏ Đông Pao và đầu tư mới 3 - 4 dự án khai thác tại Lai Châu, Lào Cai nếu có nhà đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác, chế biến gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tổng sản lượng khai thác giai đoạn này đạt khoảng 2 triệu tấn quặng nguyên khai mỗi năm.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá, dù tiềm năng rất lớn nhưng mức độ khai thác đất hiếm của Việt Nam rất nhỏ và trình độ còn hạn chế. Theo nhà chức trách, với công nghệ hiện có, Việt Nam mới chỉ có thể xuất thô đất hiếm chứ chưa thể phân tách nguyên tố đát hiếm hay tiến hành gia công để có được nguồn đất hiếm tinh chế.
Sự bắt tay hợp tác của Mỹ với Việt Nam, cũng như của Việt Nam với các đối tác châu Á như Nhật, Hàn, một lần nữa khẳng định vị thế mắt xích quan trọng của Việt Nam cũng như tạo thuận lợi cho Hà Nội trong việc tăng cường tiếp cận công nghệ, thu hút đầu tư, phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.
Thêm nữa, những thỏa thuận đã ký cũng sẽ giúp doanh nghiệp nội địa và cơ quan chức năng liên quan thông qua tăng cường hợp tác quốc tế để phối hợp khai thác, tận dụng nguồn tài nguyên trong nước, làm chủ công nghệ lõi chế biến quặng đất hiếm, hướng đến tinh chế, đầu tư chế biến sâu, củng cố vững chắc ngành công nghiệp quan trọng này.
Các chuyên gia nhấn mạnh, tiềm năng, giá trị tài nguyên đất hiếm của Việt Nam hiện rất lớn. Thậm chí, nhiều nhà quan sát phương Tây còn cho rằng, “Việt Nam đang nắm át chủ bài” nhằm phá thế độc quyền về đất hiếm của Trung Quốc, nhưng chưa có chiến lược cụ thể, hiệu quả để khai thác và chế biến.
Do đó, Chính phủ cần có chính sách quản lý cụ thể, khuyến khích chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư và thực hiện khai thác bài bản, khoa học, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn môi trường, an toàn sức khỏe.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала