Nhà khoa học nói về đóng góp của Nga trong giải Nobel Vật lý năm nay
© Sputnik / Alexander PolyakovNhà nghiên cứu Nga Leonid Keldysh
© Sputnik / Alexander Polyakov
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - ông Aleksandr Apolonsky, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Tự động hóa và Đo điện của RAN (Viện Hàn lâm Khoa học Nga), nói với các phóng viên cho biết các nhà khoa học Nga đã có đóng góp đáng kể cho nghiên cứu về xung ánh sáng cực ngắn, nhờ đó đã được trao giải Nobel Vật lý năm 2023.
Ông Apolonsky đã làm việc khoảng 20 năm ở Hungary cùng với nhà khoa học Ferenc Krausz - một trong những người đoạt giải Nobel về vật lý và sau đó tại Viện Quang học Lượng tử Max Planck ở Garching (Đức). Ông Krausz và một nhóm các nhà khoa học đã tạo ra và đo xung ánh sáng attosecond đầu tiên và sử dụng để quan sát hành vi của các electron trong nguyên tử, từ đó khai sinh ra một lĩnh vực vật lý mới: vật lý thiên văn.
"Tôi muốn nói có dấu vết Nga rõ ràng trong giải Nobel này", - nhà khoa học nói, đồng thời lưu ý hầu hết mọi bài báo về vật lý attosecond đều đề cập đến công trình năm 1965 của nhà nghiên cứu người Nga Leonid Keldysh.
© AP Photo / Matthias SchraderNhà khoa học Ferenc Krausz - một trong những người đoạt giải Nobel về vật lý
Nhà khoa học Ferenc Krausz - một trong những người đoạt giải Nobel về vật lý
© AP Photo / Matthias Schrader
Vai trò của lĩnh vực attosecond
Nhà khoa học Apolonsky ghi nhận vai trò quyết định của người đoạt giải Nobel Ferenc Krausz trong việc hình thành chủ đề attosecond. Ông tin đóng góp của Krausz cho giải Nobel là khoảng 60% so với những người đoạt giải khác.
Theo nhà khoa học, về lâu dài, việc sử dụng xung ánh sáng attosecond sẽ cho phép con người kiểm soát các phản ứng hóa học ở cấp độ nguyên tử và tạo ra các thiết bị điện tử ánh sáng mới hiệu suất cao.