Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Nga mãi mãi ghi ơn những người lính Hồng quân Việt Nam từng tham gia bảo vệ Matxcơva

© Sputnik / Oleg Knorring / Chuyển đến kho ảnhTrận Matxcơva. Tháng 11 năm 1941. Pháo phòng không gần Nhà hát của Quân đội Liên Xô
Trận Matxcơva. Tháng 11 năm 1941. Pháo phòng không gần Nhà hát của Quân đội Liên Xô - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.10.2023
Đăng ký
Trong bài mạn đàm tiếp theo của loạt bài "Những trang sử vàng", Sputnik tiếp tục chủ đề về những người lính Hồng quân Việt Nam chiến đấu trong Lữ đoàn súng trường cơ giới đặc biệt (OMSBON) trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức.
Sáu người Việt Nam tham gia Hồng quân đã chiến đấu chống nước Đức Quốc xã gần Matxcơva và tham gia cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ngày 7/11/1941 là ai? Nhờ những nỗ lực tập thể trong cuộc tìm kiếm, trong đó ban tiếng Việt của Đài phát thanh Matxcơva (tiền thân của Sputnik hiện tại) đã tham gia tích cực, đã xác định được tên, tuổi của một số người trong số họ. Những người đó thuộc nhóm các thiếu niên Việt Nam đầu tiên được Bác Hồ huấn luyện tại Quảng Châu đi học ở Matxcơva vào đầu những năm ba mươi của thế kỷ trước.

Trả lại tên cho các chiến sĩ Hồng quân người Việt

Tất cả các nguồn tin của chúng tôi đều đồng ý rằng, nhóm này không chỉ bao gồm những chàng trai trẻ. Hành trình từ miền nam Trung Quốc đến Nga rất khó khăn và nguy hiểm. Vì vậy, đồng hành cùng các bạn trẻ trên chặng đường xa này đã có một người trưởng thành nhiều kinh nghiệm hơn.
Đó là ông Vương Thúc Tình, sinh ở tổng Kim Liên. Ông gia nhập tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Ông còn có tên khác là Vương Thúc Liên và Vương Sĩ. Về cái chết của Vương Thúc Tình có giả định rằng, sau khi phát xít Đức bị đánh tan ở cửa ngõ Matxcơva, ông cũng như những nhà cách mạng đến Matxcơva từ một số nước châu Á khác khi đó bị quân Nhật chiếm, đã được ban lãnh đạo Liên Xô phái về quê hương. Nhiệm vụ của họ như sau: thông qua hoạt động đẩy mạnh phong trào cách mạng trong nước để làm lực lượng quân phiệt Nhật Bản suy yếu. Nhưng trên đường về quê hương, khi đang ở lãnh thổ Trung Quốc, vào cuối năm 1942, ông Vương Thúc Tình đã bị lính Tưởng Giới Thạch bắt giữ và bắn chết.
Lữ đoàn cơ giới đặc biệt (OMSBON) - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2023
Những trang sử vàng
Người Việt Nam tham gia Hồng quân chống phát xít
Danh tính của ba chiến sĩ Việt Nam tham gia OMSBON đã được xác minh. Đó là Lý Nam Thanh là tên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho ông Nguyễn Sinh Thân, sinh năm 1908, tại làng Sen, tổng Kim Liên. Cha ông là Nguyễn Sinh Ly, hy sinh trong cuộc đấu tranh cách mạng chống thực dân Pháp. Anh trai của Lý Nam Thanh là Nguyễn Sinh Diên, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, tích cực tham gia phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Ông bị thực dân tống vào tù và chết năm 1936. Năm 1921, con trai ông chào đời - Nguyễn Sinh Thọ (Tú Cường), người mà chúng tôi nhận được thông tin này vào đầu những năm 1980. Lúc đó, Tú Cường sống ở TP.HCM và là cán bộ đã nghỉ hưu.
Lý Anh Tạo, cũng là tên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho ông Hoàng Anh Tô, sinh năm 1912, tại thôn Hoàng Trù, tổng Kim Liên. Cha ông là Hoàng Hinh, đã mất sớm. Hoàng Anh Tô được chú Hoàng Xuân Tống nuôi dạy. Ông làm quen với công tác cách mạng từ năm 12 tuổi.
Lý Thúc Chất là tên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho ông Vương Thúc Thoại, sinh năm 1911 cũng ở tổng Kim Liên. Cha ông là Vương Thúc Đàm, huyện ủy viên Nam Đàn, năm 1930 bị thực dân Pháp bắt giam và tuyên án tù chung thân. Lý Thúc Chất còn em trai út là Vương Thúc Sâm. Theo hồi tưởng của ông Sâm, vào khoảng năm 1938 hoặc 1939 gia đình nhận được một lá thư của Lý Thúc Chất và đoán rằng ông đang ở Nga vì lá thư được gửi đi từ đó.

Các chiến sĩ Hồng quân người Việt được nhà nước Xô Viết tặng thưởng Huân chương

Ba chiến sĩ Hồng Quân Lý Nam Thanh, Lý Anh Tạo và Lý Thúc Chất đều hy sinh trong trận đánh chống phát xít tại cửa ngõ thủ đô Matxcơva. Danh tính của ba người này cũng như danh tính của Vương Thúc Tình đã được xác định.
Vào tháng 12 năm 1985, bốn người này đã được nhà nước Xô Viết tặng thưởng Huân chương Chiến tranh vệ quốc hạng nhất theo quyết định của Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên xô. Ngoài ra, họ còn được truy tặng Huy chương vinh danh 40 năm Chiến thắng. Phái đoàn Liên Xô tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã trao các phần thưởng cao quý này cho thân nhân các liệt sĩ.
Người thổi kèn trong trại hè Artek, năm 1964 - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2023
Những trang sử vàng
Những thiếu niên cộng sản đầu tiên của Việt Nam đã lớn lên ở Matxcơva

Thêm hai trong số sáu người Việt ở Lữ đoàn OMSBON

Và hai chiến sĩ còn lại từng đứng trong hàng ngũ Hồng quân bảo vệ Matxcơva là ai? Rốt cuộc, trong lữ đoàn OMSBON đã có sáu người Việt Nam.
Sau khi việc trao tặng Huân chương Chiến tranh Vệ quốc chính thức bị dừng ở Liên Xô đã bặt đầu giai đoạn thứ hai của cuộc tìm kiếm, giai đoạn này thậm chí còn dài hơn và phức tạp hơn, chủ yếu là do ngày càng có ít người tham gia các sự kiện đó. Một trong số họ là ông Starikov, chiến sĩ vô tuyến điện trong lữ đoàn OMSBON, ông cho biết: “Vào mùa hè năm 1942, tại khu vực nhà ga Zelenogradskaya gần Matxcơva đã có một trường học dành cho các chỉ huy cấp cơ sở của OMSBON. Và ở đó có hai người Việt Nam thực hiện công tác giáo dục chính trị. Họ nói tiếng Nga và truyền thụ kiến thức lý luận chính trị rất tốt. Còn vào cuối năm 1942, một trong những chiến sĩ vô tuyến điện trong lữ đoàn OMSBON là người Việt Nam”.
Như vậy, rõ ràng là hai trong số sáu người Việt Nam tham gia duyệt binh ở Matxcơva đã tiếp tục phục vụ trong OMSBON vào cuối năm 1942. Hiện chưa có nhiều tài liệu về hai người này.
Tác giả của bài này đã có dịp đến Hà Nội phát biểu trên đài truyền hình, đài phát thanh Việt Nam, trên các ấn phẩm điện tử và in ấn, giới thiệu với công chúng Việt Nam mục đích, tiến độ tìm kiếm các chiến sĩ Hồng quân Việt Nam. Người dân hưởng ứng những phát biểu này và đưa ra những giả định về việc hai chiến binh OMSBON người Việt Nam sống sót sau trận chiến gần Matxcơva có thể là ai. Nhờ vào thông tin phản hồi từ nhiều phía, đã công bố thêm tên tuổi hai chiến sĩ Hồng quân người Việt còn lại. Đó là Lý Văn Minh, tên thật là Đinh Chương Long. Ông là con trai ông Đinh Chương Dương quê ở Thanh Hóa, sinh năm 1911. Và người thứ hai là Lý Chí Thông. Cả hai đều thuộc nhóm thanh niên Việt Nam được Hồ Chí Minh cử từ Quảng Châu đến Matxcơva. Nhưng hiện tại đây chỉ là những giả định. Nếu các bạn đọc có thông tin về nội dung này, chúng tôi sẽ rất vui mừng và biết ơn nếu bạn chia sẻ.
Bảo tàng Lịch sử và Điện Kremlin Moscow, nhìn từ trên xuống. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.08.2023
Những trang sử vàng
Năm 1935: Lễ đám cưới đầu tiên của người Việt tại Matxcơva

Nga mãi mãi không quên, đời đời nhớ ơn những người Việt Nam tham gia Hồng quân chống phát xít

Các tờ báo và tạp chí của Liên Xô và sau đó của Nga đã đăng tải nhiều bài viết về các chiến sĩ Việt Nam tham gia Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Đài Truyền hình Trung ương mấy lần phát sóng bộ phim tài liệu dài tập dành riêng cho họ - “Những người đồng hương Nghệ Tĩnh”, tác giả của bộ phim này là nhà báo Nikolai Solntsev, khi đó là trưởng ban tiếng Việt của Đài phát thanh Matxcơva. Một trong những trường học ở Matxcơva là thành viên tập thể của Hội Hữu nghị Nga-Việt đã tổ chức cuộc triển lãm kể về sự tham gia của người Việt Nam trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Chiến công của các chiến sĩ Hồng quân người Việt đã được thảo luận trong cuộc hội thảo trực tuyến giữa thủ đô của hai nước chúng ta, nhân kỷ niệm ngày đánh bại Đức Quốc xã gần Matxcơva. Một chương trình đặc biệt trên kênh truyền hình Rossiya cũng được dành riêng cho những người Việt Nam tham gia cuộc Chiến tranh chống phát xít. Phát biểu tại lễ kỷ niệm 65 năm Chiến thắng phát xít gần Matxcơva, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã nói:

“Hiện nay trên thế giới có những nỗ lực xét lại lịch sử, nhưng vai trò quyết định của Liên Xô trong Thế chiến thứ hai là không thể phủ nhận. Với chủ nghĩa anh hùng và ý chí chiến thắng, Liên Xô không chỉ cứu nhân loại khỏi chủ nghĩa phát xít mà còn huy động những người yêu nước Việt Nam chiến đấu. Và sự tham gia của một nhóm người Việt Nam trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít trên đất Liên Xô là một ví dụ sinh động cho điều này”.

Năm 2019, Bảo tàng Trung ương Các lực lượng vũ trang Liên bang Nga ở thủ đô Matxcơva đã bổ sung một giá trưng bày mới, trên đó có ghi họ tên và tiểu sử tóm tắt của các chiến sĩ người Việt được tặng thưởng Huân chương Chiến tranh yêu nước.
Quang cảnh sông Moscow nhìn từ điện Kremlin. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2023
Những trang sử vàng
Hai người trong số 54 học viên Việt Nam ở Matxcơva
Chiến công của họ đã truyền cảm hứng không những cho các nhà thơ Nga mà còn cho các nhà thơ Việt Nam đang làm việc tại Matxcơva. Các nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng và Bùi Quang Thanh có những bài thơ tâm huyết ca ngợi chiến công của họ.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây với Sputnik, ông Nikolai Kolesnik, Chủ tịch Hội cựu chiến binh Nga đã tham gia chiến đấu tại Việt Nam, nhấn mạnh rằng, tên tuổi các chiến sĩ Hồng quân người Việt Nam đặc biệt thân thương trong lòng các cựu chiến binh Nga từng tham gia Chiến tranh Việt Nam. Bản thân ông phục vụ tại Việt Nam vào những năm 1965-1966, là trung đội trưởng của khẩu đội thuộc trung đoàn tên lửa phòng không 236 và 261 của quân đội Việt Nam. Ông nói, cả họ và chúng tôi đều chân thành giúp đỡ nhân dân nước anh em bảo vệ tự do, độc lập của mình. Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ và trân trọng sự hỗ trợ và giúp đỡ chí nghĩa, chí tình của người Nga. Những người Việt Nam từng tham gia cuộc chiến chống phát xít Đức mãi mãi được thế hệ những người Nga và người Việt Nam tưởng nhớ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала