Việt Nam có ‘vũ khí kinh tế’, không thể cho vô điều kiện

© Ảnh : CỔNG THÔNG TIN HUYỆN TAM ĐƯỜNGĐại diện Công ty Cổ phấn đất hiếm Lai Châu - VIMICO và cán bộ Đội cảnh sát điều tra tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy và môi trường Công an huyện kiểm tra hiện trạng mỏ đất hiếm bị người dân vào đào bới khai thác trái phép.
Đại diện Công ty Cổ phấn đất hiếm Lai Châu - VIMICO và cán bộ Đội cảnh sát điều tra tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy và môi trường Công an huyện kiểm tra hiện trạng mỏ đất hiếm bị người dân vào đào bới khai thác trái phép. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.10.2023
Đăng ký
Việt Nam có đất hiếm, một thứ “vũ khí kinh tế” đáng quý. Tuyệt đối không thể cho đi vô điều kiện, mà phải tìm đối tác sở hữu công nghệ, làm ăn bài bản để xuất khẩu tinh quặng hoặc tinh chế, không được xuất khẩu thô.
Ngoài ra, chuyên gia nêu rõ, Việt Nam chỉ nên xem đất hiếm là nguồn lực, là bước đệm để thực hiện các mục tiêu của mình, đặc biệt, không được bán rẻ tài nguyên bằng mọi giá.

Chuẩn bị khai thác mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam

Như Sputnik đã đưa tin, dự kiến, mỏ Đông Pao ở Lai Châu, mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam, sẽ khởi động kế hoạch khai thác sau 10 năm kể từ ngày cấp phép (từ tháng 12/2014).
Mỏ này rộng hơn 132 ha, cách thị trấn Tam Đường (Lai Châu) khoảng 10km. Giám đốc Công ty CP Đất hiếm Việt Nam (VTRE) Lưu Anh Tuấn cho biết, doanh nghiệp và đối tác Blackstone Minerals (đơn vị đàm phán đấu thầu các mỏ đất hiếm với Việt Nam) đang lập kế hoạch đấu giá khai thác mỏ Đông Pao.
Các công tác cần làm bao gồm thử nghiệm nguyên liệu đất hiếm trên dây chuyền quy mô nhỏ trong năm 2023; lập quy trình, thiết kế nhà máy khai thác mỏ; thiết kế, đào tạo chuyên gia cho nhà máy phân tách quặng thành sản phẩm đất hiếm đạt độ tinh khiết từ 95% trở lên để đưa vào nhà máy phân ly năm 2024.
Năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ cho biết, Trung Quốc có trữ lượng đất hiếm lớn nhất, 44 triệu tấn. Xếp kế tiếp là Việt Nam 22 triệu tấn và Brazil 21 triệu tấn.
Như đã thông tin, đất hiếm gồm 17 nguyên tố, phần lớn đóng vai trò không thể thay thế trong sản xuất thiết bị công nghệ cao, pin, nam châm vĩnh cửu phục vụ cho xe điện, tuabin điện gió, máy bay, điện thoại và công nghiệp quốc phòng.
Xe tải trút tự động BelAZ tại mỏ than ở vùng Kemerovo của LB Nga. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.07.2023
Quảng Ngãi: Kiểm toán Nhà nước vạch ra loạt sai phạm cấp quyền khai thác khoáng sản
Việt Nam hiện là nước sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm vô cùng lớn. Từ năm 1958 đến nay, trong nước đã phát hiện nhiều điểm tụ khoáng sản đất hiếm lớn ở Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái).
Như vậy, Việt Nam đủ sức hấp dẫn các “ông lớn” công nghiệp vi mạch, bán dẫn toàn thế giới. Nhiều quốc gia đã tìm đến Việt Nam với hy vọng hợp tác trong lĩnh vực này.
Cũng như Sputnik đề cập, hơn 10 năm trước, Nhật Bản đã sang Việt Nam để mong giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm sau những căng thẳng với Trung Quốc.
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (nay là Cục Địa chất Việt Nam và Cục Khoáng sản Việt Nam) đã phối hợp với Nhật Bản phát hiện các mỏ đất hiếm tại Lào Cai, cùng các mỏ tại Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An, Kon Tum và Lâm Đồng.
Tháng 12/2014, Bộ TN&MT cấp phép cho công ty CP Đất hiếm Lai Châu (Tập đoàn Than, Khoáng sản Việt Nam) phối hợp đối tác Nhật Bản khai thác mỏ Đông Pao. Tuy nhiên, quá trình khai thác những năm qua gặp nhiều khó khăn về công nghệ và cơ chế.
Nhiều quốc gia có nên công nghệ cao phát triển đã tìm đến Việt Nam với hy vọng có được nguồn đất hiếm thay thế Trung Quốc. Năm 2022, Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác về thăm dò, khai thác, phát triển các chuỗi khoáng sản cốt lõi, trong đó bao gồm đất hiếm tại Việt Nam với đối tác Hàn Quốc.
Năm 2022, Công ty CP Đất hiếm Việt Nam ký kết thỏa thuận xuất khẩu đất hiếm với công ty TNHH Kim loại ASM & KSM và chính quyền tỉnh Chungcheongbuk-do, Hàn Quốc. Hai bên sẽ hợp tác phát triển hoạt động khai thác tại Yên Bái. Khu vực này chứa trữ lượng ước tính là 30.000 tấn đất hiếm.
Khai thác than - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2023
Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam gánh nợ hơn 3 tỷ USD
Tháng 6/2023, Hàn Quốc và Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ thành lập trung tâm dây chuyền cung cấp đất hiếm và các tài nguyên khoáng sản quan trọng. Mục tiêu là duy trì nguồn cung ổn định cho các đối tác Hàn Quốc và khuyến khích nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam.
Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 9 vừa qua, Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đã ký kết thỏa thuận về chất bán dẫn và khoáng sản đất hiếm.

Việt Nam hiện chưa làm chủ được công nghệ chế biến đất hiếm

TS. Nguyễn Văn Nguyên, Cục phó Cục Địa chất Việt Nam đánh gia, Việt Nam có tiềm năng lớn về đất hiếm các loại. Cục đang được giao điều tra tổng thể đất hiếm ở khu vực Tây Bắc và trên toàn quốc. Hiện đơn vị đang làm và dự kiến sẽ có báo cáo công bố vào năm sau.
Có nhiều mỏ đất hiếm tại Việt Nam nhưng hiện mới chỉ xác định, phê duyệt, công bố trữ lượng hai khu mỏ Đông Pao (Lai Châu) và Yên Phú (Yên Bái).
Còn lại 2 mỏ khác đã thăm dò nhưng chưa chính thức công bố trữ lượng là Bắc Nậm Xe (đã phê duyệt trữ lượng) và Nam Nậm Xe (chưa trình phê duyệt trữ lượng). Lý do là vì đây là mỏ của các tập đoàn, tổng công ty.
Ngoài ra, Việt Nam còn khai thác đất hiếm đi kèm với khai thác titan, cũng như tìm thấy một số khoáng vật giá trị khác.
Nhìn chung, Việt Nam có tiềm năng đất hiếm rất phong phú, nhiều nơi, tiềm năng lớn. Tuy nhiên, khó khăn trước mắt là về công nghệ khai thác đất hiếm. Do đó, rất cần một chiến lược quốc gia thúc đẩy nghiên cứu công nghệ chế biến, khai thác tài nguyên đất hiếm nhằm phát triển kinh tế đất nước.
Máy xúc khai thác đá - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2022
Khai thác khoáng sản trái phép: Thêm 4 đối tượng bị bắt
Trên thực tế, khai thác đất hiếm không khó, nhưng vấn đề đặt ra là công nghệ chế biến để ra được sản phẩm theo yêu cầu của các bộ, ban, ngành.
Về phần mình, TS. Đỗ Văn Lĩnh, Phó liên đoàn trưởng Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng, đã gọi là hiếm thì khó, từ khâu nghiên cứu đi đến quyết định thăm dò là cả một quá trình. Sau khi thăm dò xác định có giá trị kinh tế, còn cần phải có nguồn lực để khai thác…
"Quy trình thường nghiên cứu, điều tra, phát hiện, khoanh vùng triển vọng, đánh giá rồi chuyển sang thăm dò. Tìm được mỏ đất hiếm là câu chuyện dài, nhất là tìm được mỏ đất hiếm xác định nó có giá trị rất lớn. Khó khăn rất nhiều, việc khai thác, xuất khẩu đất hiếm của Việt Nam trong nhiều năm qua vẫn chưa xứng với tiềm năng", - ông Lĩnh phân tích.
Theo vị chuyên gia, Việt Nam hiện chưa làm chủ được công nghệ chế biến đất hiếm. Trên thế giới, công nghệ chế biến đất hiếm được coi là yếu tố chủ chốt, mang lại ưu thế cho quốc gia.
"Việt Nam chưa có công nghệ khai thác thân thiện môi trường và công nghệ chế biến sâu, vì việc khai thác và chế biến các mỏ quặng, đất hiếm có thể dẫn đến sự hủy hoại môi trường nếu khai thác không đúng quy trình kỹ thuật, đặc biệt là đất hiếm chứa nhiều nguyên tố độc hại, có tính phóng xạ cao. Đây là trở ngại rất lớn để doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm ra thị trường trong nước và xuất khẩu", - ông Lĩnh lo ngại.
Khai thác than - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2022
Thực hư việc ‘phi mã’ của cổ phiếu giá bằng ‘cốc trà đá’ của một công ty khoáng sản

Không bán rẻ tài nguyên

GS. TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cho rằng các liên doanh giữa Việt Nam và các nước đã và sẽ xuất hiện trong lĩnh vực phát triển ngành công nghiệp đất hiếm để nắm giữ công nghệ tương lai.
“Chúng ta hãy tin rằng, Việt Nam sẽ tìm cách hưởng lợi ích nhiều nhất khi cầm trong tay khai thác đất hiếm. Việt Nam cần phải đẩy nhanh hành động để đón đầu cơ hội này”, - ông Mại bày tỏ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Nguyên từng chia sẻ cảm giác tiếc nuối của ông và nhiều thế hệ làm địa chất, khi Việt Nam vẫn chưa khai thác được đất hiếm sau hơn 10 năm phát hiện đất hiếm hấp phụ ion.
Đặc biệt, càng tiếc nuối hơn khi trữ lượng đất hiếm Việt Nam, dù thuộc nhóm lớn nhất thế giới, nhưng những lợi ích mà nó mang lại gần như là con số 0.
Theo dõi thị trường đất hiếm toàn cầu, ông Nguyên cho rằng một số quốc gia gần đây đã dùng chiêu bài đất hiếm để thách thức, mặc cả với các nước có nhu cầu cao về nguyên liệu này như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Có thể thấy, chậm triển khai các dự án đất hiếm thậm chí có thể khiến Việt Nam không chỉ đánh mất cơ hội về kinh tế mà còn cả về vị thế chính trị.
Ông Nguyên cũng đề cập thông tin mà ông nhận được từ từ đồng nghiệp địa chất ở Lào, Malaysia, Indonesia, Myanmar. Với những điều kiện thuận lợi trong thăm dò, cấp phép, khai thác, những nước này đang đẩy nhanh dự án khai thác, chế biến đất hiếm, đặc biệt là kiểu hấp thụ ion như mỏ Bến Đền của Việt Nam.
Điều này gây ra lo ngại tiềm năng xây dựng vị thế đất hiếm của Việt Nam sẽ không được tận dụng. VnBusiness dẫn lời GS. Hà Tôn Vinh, Giám đốc Chương trình Đào tạo lãnh đạo Đại học California Miramar University (Hoa Kỳ), cho rằng hợp tác quốc tế hiện nay là “quốc gia đó có cái gì và Việt Nam có cái gì, hợp tác hài hòa, cùng thắng”, tìm được sự quân bình trong quan hệ.
Than - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2022
Buông lỏng lãnh đạo: Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam bị kỷ luật
Chuyên gia nhắc nhở, Việt Nam có “vũ khí” kinh tế đất hiếm, nhưng không thể cho vô điều kiện, mà phải tìm quốc gia nào có công nghệ, làm ăn “bài bản” để xuất khẩu tinh quặng hoặc tinh chế, chứ không xuất khẩu thô”.
“Đã qua rồi cái thời chúng ta xuất khẩu than, dầu thô, tài nguyên khác dạng nguyên liệu thô để thu ngoại tệ rồi. Việt Nam có đủ năng lực và cần khai thác tốt đa dạng tài nguyên này với giá trị gia tăng cao nhất, coi đó là “công nghệ”, là nguyên liệu để phát triển”, - ông Vinh lưu ý.
Chuyên gia nhấn mạnh, Việt Nam không thể dựa chủ yếu vào tài nguyên đất hiếm, mà chỉ nên xem đó là nguồn lực, bước đệm để thực hiện các mục tiêu của mình, bằng chính trí tuệ của người Việt Nam.
“Chúng ta tuyệt đối không thể bán rẻ tài nguyên”, - GS. Hà Tôn Vinh khuyến nghị.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала