https://kevesko.vn/20231016/nha-tam-ly-hoc-giu-gin-ve-sinh-ky-thuat-so-cua-chinh-minh-de-dam-bao-ve-sinh-an-toan-cho-tre-em-25872537.html
Nhà tâm lý học: Giữ gìn vệ sinh kỹ thuật số của chính mình để đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ em
Nhà tâm lý học: Giữ gìn vệ sinh kỹ thuật số của chính mình để đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ em
Sputnik Việt Nam
Ngành công nghệ đang phát triển nhanh chóng: trong số những lợi ích của nền văn minh không chỉ có các mạng xã hội quen thuộc với chúng ta từ lâu mà còn một... 16.10.2023, Sputnik Việt Nam
2023-10-16T21:16+0700
2023-10-16T21:16+0700
2023-10-16T21:16+0700
công nghệ
tác giả
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
xã hội
mạng xã hội
an ninh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0a/10/25872823_0:0:2982:1677_1920x0_80_0_0_4e99d1f904a53a6f67a4ed4726424d08.jpg
Tuy nhiên, các công nghệ mới cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Làm thế nào để không trở thành nạn nhân và không đánh mất mình trên mạng xã hội? Sputnik Việt Nam trò chuyện với nhà tâm lý học thần kinh Evgenia Babkova.Tất nhiên, các mạng xã hội và thực tế ảo giúp đơn giản hóa cuộc sống của chúng ta. Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng công nghệ thực tế ảo có thể giúp điều trị và chăm sóc trẻ bại não:Trong cuộc sống hàng ngày, các mạng xã hội giúp giao tiếp dễ dàng hơn, Internet giúp cho chúng ta dễ dàng tìm kiếm những thông tin, nhưng, đáng tiếc, chúng ta thường sử dụng những thông tin nhiều hơn và thường xuyên hơn mức cần thiết. Và chính lứa tuổi thanh thiếu niên là một giai đoạn nguy hiểm nhất khi xuất hiện những xu hướng không lành mạnh.Mạng xã hội và các công nghệ metaverse tiềm năng cho phép bạn "trở thành bất kỳ ai"; bạn có thể đăng một bức ảnh đã qua chỉnh sửa lên mạng xã hội, nhưng nó sẽ không tương ứng với thực tế:Kỹ năng xử lý thông tinNghiện mạng xã hội, hay đơn giản là dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội dẫn đến việc bạn mất kỹ năng tập trung. Điều này ảnh hưởng đến việc xử lý thông tin: bạn có thể xử lý thông tin rất nhanh nhưng với chất lượng kém. Ngoài ra, vào thời điểm này, cơ thể kích hoạt giải phóng dopamine là hormone mang tới niềm vui và cảm giác hài lòng tức thời. Cảm giác dễ chịu này khiến con người muốn thử lại nhiều lần và anh ta mắc chứng bệnh nghiện mạng xã hội.Câu hỏi đặt ra: làm thế nào để hiểu rằng một người mắc chứng nghiện và làm thế nào để bảo vệ bản thân và trẻ em khỏi điều này?Tình hình phức tạp hơn với những đứa trẻ: ở đây cha mẹ phải hoàn thành chức năng của mình và áp đặt những giới hạn cho đứa trẻ, vì không phải lúc nào đứa trẻ cũng hiểu điều gì là tốt cho mình. Nhưng, điều phức tạp nhất là ở khả năng tự kiểm soát của cha mẹ:
https://kevesko.vn/20230831/tri-tue-nhan-tao-trong-giao-duc---loi-hay-hai-25000418.html
https://kevesko.vn/20230827/mang-than-kinh-la-gi-no-duoc-ung-dung-nhu-the-nao-trong-thuc-tien-24889514.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Danil Parfenov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/01/16737693_83:0:450:367_100x100_80_0_0_396eff94f703f1696428f677199e6a43.jpg
Danil Parfenov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/01/16737693_83:0:450:367_100x100_80_0_0_396eff94f703f1696428f677199e6a43.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0a/10/25872823_253:0:2982:2047_1920x0_80_0_0_fc835d3c6152feed3e3f688af42be2fe.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Danil Parfenov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/01/16737693_83:0:450:367_100x100_80_0_0_396eff94f703f1696428f677199e6a43.jpg
công nghệ, tác giả, chuyên gia, quan điểm-ý kiến, xã hội, mạng xã hội, an ninh
công nghệ, tác giả, chuyên gia, quan điểm-ý kiến, xã hội, mạng xã hội, an ninh
Nhà tâm lý học: Giữ gìn vệ sinh kỹ thuật số của chính mình để đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ em
Ngành công nghệ đang phát triển nhanh chóng: trong số những lợi ích của nền văn minh không chỉ có các mạng xã hội quen thuộc với chúng ta từ lâu mà còn một xu hướng mới - vũ trụ ảo (Metaverse) kết hợp các khía cạnh của truyền thông xã hội, trò chơi trực tuyến, thực tế tăng cường.
Tuy nhiên, các công nghệ mới cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Làm thế nào để không trở thành nạn nhân và không đánh mất mình trên mạng xã hội? Sputnik Việt Nam trò chuyện với nhà tâm lý học thần kinh Evgenia Babkova.
Tất nhiên, các mạng xã hội và
thực tế ảo giúp đơn giản hóa cuộc sống của chúng ta. Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng công nghệ thực tế ảo có thể giúp điều trị và chăm sóc trẻ bại não:
"Trong một nghiên cứu, những trẻ em bị bại não được cho xem hình ảnh chúng đang di chuyển và điều này gây ra phản ứng ở những phần não mà trước đây chưa hoạt động".
Trong cuộc sống hàng ngày, các mạng xã hội giúp giao tiếp dễ dàng hơn, Internet giúp cho chúng ta dễ dàng tìm kiếm những thông tin, nhưng, đáng tiếc, chúng ta thường sử dụng những thông tin nhiều hơn và thường xuyên hơn mức cần thiết. Và chính lứa tuổi thanh thiếu niên là một giai đoạn nguy hiểm nhất khi xuất hiện những xu hướng không lành mạnh.
"Tuổi thần tiên là một giai đoạn chuyển tiếp thể chất và tinh thần. Mức độ nội tiết tố thay đổi, người trẻ đạt đến một cấp độ nhận thức mới. Ở độ tuổi này, đứa trẻ lao vào không gian mạng xã hội, tiêu thụ những nội dung có thể trở thành ma túy đối với nó. Giống như một người không ăn gì trong mấy ngày liền đến dự bữa tiệc buffet, anh ta ăn mọi thứ vì cảm thấy đói bụng", - chuyên gia Evgenia Babkova giải thích nguyên nhân dẫn đến nghiện mạng xã hội của giới trẻ.
Mạng xã hội và
các công nghệ metaverse tiềm năng cho phép bạn "trở thành bất kỳ ai"; bạn có thể đăng một bức ảnh đã qua chỉnh sửa lên mạng xã hội, nhưng nó sẽ không tương ứng với thực tế:
"Đáng tiếc, những nỗ lực trốn tránh thực tế và chìm đắm trong thực tế ảo thường dẫn đến rối loạn tâm thần, khi cách bạn thể hiện bản thân trên mạng xã hội và con người thật ngày càng khác nhau, điều này thật đáng buồn", - chuyên gia cảnh báo.
Nghiện mạng xã hội, hay đơn giản là dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội dẫn đến việc bạn mất kỹ năng tập trung. Điều này ảnh hưởng đến việc xử lý thông tin: bạn có thể xử lý thông tin rất nhanh nhưng với chất lượng kém. Ngoài ra, vào thời điểm này, cơ thể kích hoạt giải phóng dopamine là hormone mang tới niềm vui và cảm giác hài lòng tức thời. Cảm giác dễ chịu này khiến con người muốn thử lại nhiều lần và anh ta mắc chứng bệnh nghiện mạng xã hội.
Câu hỏi đặt ra: làm thế nào để hiểu rằng một người mắc chứng nghiện và làm thế nào để bảo vệ bản thân và trẻ em khỏi điều này?
"Điều phức tạp nhất trong tình huống này là không lừa dối chính mình. Ngay sau khi bạn bắt đầu sử dụng mạng xã hội để giải trí hơn là để liên lạc hoặc nhận thông tin, đây đã là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn. Nếu bạn bắt đầu và kết thúc một ngày bằng cách sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là nếu mạng xã hội thay thế các hoạt động hiệu quả, thì có điều gì đó không ổn", - nhà tâm lý học trả lời.
Tình hình phức tạp hơn với những đứa trẻ: ở đây cha mẹ phải hoàn thành chức năng của mình và áp đặt những giới hạn cho đứa trẻ, vì không phải lúc nào đứa trẻ cũng hiểu điều gì là tốt cho mình. Nhưng, điều phức tạp nhất là ở khả năng tự kiểm soát của cha mẹ:
"Giữ gìn vệ sinh kỹ thuật số, bao gồm cả mạng xã hội, là con đường trực tiếp dẫn đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ em. Nhưng nếu chỉ cấm con dùng mạng xã hội thì không đúng, cha mẹ còn phải cung cấp những cách khác để có được dopamine. Đây có thể là chuyến đi chơi cùng gia đình, chơi thể thao, thậm chí là cùng nhau tìm kiếm thông tin bên ngoài mạng xã hội, vì trên mạng xã hội có quá nhiều thông tin đến nỗi đứa trẻ không biết phải làm gì với nó. Việc tiêu thụ thông tin một cách thụ động và "những cách đơn giản" để tăng hormone hạnh phúc dopamine không nên thay thế sự tò mò tự nhiên, khả năng đặt câu hỏi và khả năng tận hưởng cuộc sống thực tế", - bà Evgenia Babkova kết luận.