https://kevesko.vn/20231030/nhiem-vu-bi-mat-cua-cac-dai-ta-lien-xo-dau-tien-khi-den-ha-noi-va-sai-gon-26050500.html
Nhiệm vụ bí mật của các đại tá Liên Xô đầu tiên khi đến Hà Nội và Sài Gòn
Nhiệm vụ bí mật của các đại tá Liên Xô đầu tiên khi đến Hà Nội và Sài Gòn
Sputnik Việt Nam
Sputnik tiếp tục chuỗi trò chuyện về quá trình làm quen giữa người Nga và người Việt, những giai đoạn đáng nhớ, những sự kiện quan trọng và những con người để... 30.10.2023, Sputnik Việt Nam
2023-10-30T05:46+0700
2023-10-30T05:46+0700
2023-10-30T05:46+0700
nga
hợp tác nga-việt
việt nam
quan điểm-ý kiến
tác giả
hà nội
liên xô
thế chiến ii
những trang sử vàng
chuyên gia
https://cdn.img.kevesko.vn/img/321/33/3213303_0:366:4999:3178_1920x0_80_0_0_fd6ba63eb1445682a7c85103cbe0a01d.jpg
Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc ở châu Âu và châu Á, các sĩ quan Liên Xô đã xuất hiện hợp pháp tại Việt Nam - lần đầu tiên kể từ cuộc Cách mạng Nga tháng 10 năm 1917. Chúng ta hãy nhớ lại rằng sĩ quan Nga đầu tiên từng đặt chân lên đất Việt Nam vào năm 1863 là thủy thủ Konstantin Stanyukovich, người đã để lại quyển sách ghi chép chi tiết về Việt Nam vào thời điểm đó, cho đến nay vẫn được độc giả quan tâm. Ngay trước Cách mạng Tháng Mười, các sĩ quan Quân đội và Hải quân Đế quốc Nga cũng nhiều lần đến thăm Việt Nam. Sau Cách mạng, tình hình đã thay đổi hoàn toàn.Tại sao thông điệp đầu tiên của Hồ Chí Minh gửi Stalin vẫn chưa được trả lời?Trong các thập niên 20 và 30 của thế kỷ trước, công dân Liên Xô đã đến thăm Việt Nam nhiều lần - nhưng đó là các nhân viên Quốc tế Cộng sản, họ đến bất hợp pháp, bằng hộ chiếu Pháp. Trong những năm đó, chủ yếu là các nhà cách mạng Việt Nam đến Moskva để học tập trong các cơ sở giáo dục của hệ thống Quốc tế Cộng sản. Sau khi hệ thống này đóng cửa vào năm 1938, liên lạc giữa Moskva và các tổ chức cộng sản Việt Nam bị gián đoạn. Đến tháng 8 năm 1945, các nhà lãnh đạo Liên Xô thậm chí còn không biết rằng người đứng đầu nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh, chính là Nguyễn Ái Quốc, đã từng sống ở Moskva hơn 6 năm, vào những năm 20, 30 và làm việc trong Quốc tế Cộng sản.Chính vì sự thiếu hiểu biết này mà bức thư đầu tiên của ông Hồ Chí Minh gửi cho Stalin vào tháng 9 năm 1945 vẫn không được phúc đáp. Tuy nhiên, Moskva quyết định tìm hiểu tình hình ở Việt Nam. Lý do chính thức là đưa về nước các công dân Liên Xô từng phục vụ tại Việt Nam trong Quân đoàn Lê dương của Pháp và bị Nhật Bản giam giữ.Năm 1945: Phái bộ quân sự Liên Xô tại Hà NộiTài liệu từ hồ sơ lưu trữ của Pháp cho biết, ngày 23 tháng 12 năm 1945, một phái đoàn quân sự của Liên Xô đã đến Hà Nội, theo nhiều nguồn khác nhau, thành phần đoàn có từ 7-12 người, do Đại tá Klimchuk dẫn đầu. Ra đón máy bay từ Trung Quốc có người Việt, người Anh và người Trung Quốc. Những người Liên Xô mới đến ngay lập tức được đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tách ra khỏi những người khác, hai bên thiết lập mối quan hệ rất thân thiện. Các thành viên phái đoàn được ở trong tòa nhà của chính phủ. Họ ngay lập tức bắt tay vào nghiên cứu những thông tin nhận được từ chính phủ Hồ Chí Minh về chính sách của Pháp ở Đông Dương, về hành động của người Trung Quốc đối với Mặt trận Việt Minh.Phái đoàn Nga ở lại Hà Nội vài ngày và gặp Hồ Chí Minh. Theo nhà sử học Pháp Philippe Deville, mục đích chính của phái đoàn là truyền đạt cho Hồ Chí Minh quan điểm của Liên Xô về chính sách của tân chính quyền Việt Nam đối với cả Trung Quốc lẫn Pháp. Tuy nhiên, không có tài liệu nào còn tồn tại có thể xác nhận hoặc bác bỏ ý kiến này.Năm 1946: Phái bộ quân sự Liên Xô tại Sài GònTháng 10 năm sau, năm 1946, phái đoàn thứ hai từ Liên Xô gồm ba người do Đại tá Dubrovin chỉ huy đã đến Sài Gòn và trú tại khách sạn Continental. Cao ủy Pháp tại Đông Dương, Đô đốc d'Argenlieu, đã nhanh chóng báo cáo tin này cho Paris.Thái độ của chính quyền Pháp đối với phái bộ Nga rất thân thiện. Xét cho cùng, trong Thế chiến thứ hai vừa kết thúc, Liên Xô và Pháp là đồng minh. Đô đốc d'Argenlieu đã gặp các sĩ quan Liên Xô khi họ đến và trước khi họ rời Sài Gòn. Lúc đầu, phái bộ được cấp một chiếc xe ô tô lấy từ ga ra của Cao ủy Pháp. Tuy nhiên, sau ngày 19/12, Pháp đã ngừng cấp ô tô vì tin tưởng rằng trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cảm tình của sĩ quan Liên Xô sẽ đứng về phía chính quyền Hồ Chí Minh. Ngoài Sài Gòn, đoàn Nga còn đến thăm Đà Lạt và Nha Trang. Người đứng đầu phái bộ đã đáp máy bay tới Siem Reap và Phnom Penh, nơi ông gặp Hoàng thân Norodom Sihanouk.Ngay khi đến nơi, phái đoàn đã quảng cáo trên các tờ báo địa phương rằng đại tá Liên Xô đang tiếp nhận các công dân Liên Xô và hỗ trợ họ trở về quê hương. Khoảng hơn chục binh sĩ của Quân đoàn lê dương đã hưởng ứng hoạt động này. Phái đoàn Nga đã thống nhất với đại diện Pháp để những người lính này dù đã ký hợp đồng với Quân đoàn Lê dương nhưng vẫn có thể rời quân ngũ mà không gặp bất kỳ trở ngại nào và trở về Nga qua Pháp.Khó có khả năng khi lên kế hoạch cho sứ mệnh của Đại tá Dubrovin, Moskva đã tính đến phản ứng lớn, vì có rất ít công dân Liên Xô cũ ở Việt Nam. Sứ mệnh rõ ràng là có nhiệm vụ thứ hai. Tình báo Pháp nhanh chóng phát hiện ra điều này và báo cáo cho Paris rằng một trong những thành viên của phái bộ đã bí mật có mặt tại cuộc họp của các đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương ở Chợ Lớn. Tại cuộc họp đó, ông cho biết rằng mục đích thực sự của phái đoàn Nga là nghiên cứu tâm trạng các bộ phận dân cư Đông Dương khác nhau và khả năng thành lập phái bộ ngoại giao Liên Xô tại đây trong tương lai.Thái độ của người Việt Nam đối với phái bộ là rất thân thiện. Theo báo cáo của tình báo Pháp, người dân địa phương khi gặp các sĩ quan Liên Xô đã bắt tay họ một cách thân thiện. Và Đại tá Dubrovin nhiều lần nhắc lại rằng ngay cả với tất cả các sư đoàn của mình, Pháp cũng sẽ không thể đương đầu với nhân dân Việt Nam đang phấn đấu giành độc lập.Phái đoàn hoàn thành công việc ở Sài Gòn vào tháng 1 năm 1947. Trong vòng vài tháng, liên hệ chặt chẽ giữa hai nước Liên Xô và Việt Nam đã bắt đầu, dẫn đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào tháng 1 năm 1950.
https://kevesko.vn/20230828/hoc-vien-viet-nam-hoc-tap-trong-he-thong-quoc-te-cong-san-24834384.html
https://kevesko.vn/20230717/nguyen-ai-quoc-ho-chi-minh-va-ban-bao-cao-mat-cua-toan-quyen-phap-23970276.html
hà nội
liên xô
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/321/33/3213303_138:0:4863:3544_1920x0_80_0_0_b9b888d99175c304e207d737735deeec.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
nga, hợp tác nga-việt, việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, hà nội, liên xô, thế chiến ii, chuyên gia
nga, hợp tác nga-việt, việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, hà nội, liên xô, thế chiến ii, chuyên gia
Nhiệm vụ bí mật của các đại tá Liên Xô đầu tiên khi đến Hà Nội và Sài Gòn
Sputnik tiếp tục chuỗi trò chuyện về quá trình làm quen giữa người Nga và người Việt, những giai đoạn đáng nhớ, những sự kiện quan trọng và những con người để lại dấu ấn trong lịch sử quan hệ Nga-Việt.
Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc ở châu Âu và châu Á, các sĩ quan Liên Xô đã xuất hiện hợp pháp tại Việt Nam - lần đầu tiên kể từ cuộc Cách mạng Nga tháng 10 năm 1917. Chúng ta hãy nhớ lại rằng sĩ quan Nga đầu tiên từng đặt chân lên đất Việt Nam vào năm 1863 là thủy thủ Konstantin Stanyukovich, người đã để lại quyển sách ghi chép chi tiết về Việt Nam vào thời điểm đó, cho đến nay vẫn được độc giả quan tâm. Ngay trước
Cách mạng Tháng Mười, các sĩ quan Quân đội và Hải quân Đế quốc Nga cũng nhiều lần đến thăm Việt Nam. Sau Cách mạng, tình hình đã thay đổi hoàn toàn.
Tại sao thông điệp đầu tiên của Hồ Chí Minh gửi Stalin vẫn chưa được trả lời?
Trong các thập niên 20 và 30 của thế kỷ trước, công dân Liên Xô đã đến thăm Việt Nam nhiều lần - nhưng đó là các nhân viên Quốc tế Cộng sản, họ đến bất hợp pháp, bằng hộ chiếu Pháp. Trong những năm đó, chủ yếu là các nhà cách mạng Việt Nam đến Moskva để học tập trong các cơ sở giáo dục của hệ thống Quốc tế Cộng sản. Sau khi hệ thống này đóng cửa vào năm 1938, liên lạc giữa Moskva và các tổ chức cộng sản Việt Nam bị gián đoạn. Đến tháng 8 năm 1945, các nhà lãnh đạo Liên Xô thậm chí còn không biết rằng người đứng đầu nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh, chính là
Nguyễn Ái Quốc, đã từng sống ở Moskva hơn 6 năm, vào những năm 20, 30 và làm việc trong Quốc tế Cộng sản.
Chính vì sự thiếu hiểu biết này mà bức thư đầu tiên của ông Hồ Chí Minh gửi cho Stalin vào tháng 9 năm 1945 vẫn không được phúc đáp. Tuy nhiên, Moskva quyết định tìm hiểu tình hình ở Việt Nam. Lý do chính thức là đưa về nước các công dân Liên Xô từng phục vụ tại Việt Nam trong Quân đoàn Lê dương của Pháp và bị Nhật Bản giam giữ.
Năm 1945: Phái bộ quân sự Liên Xô tại Hà Nội
Tài liệu từ hồ sơ lưu trữ của Pháp cho biết, ngày 23 tháng 12 năm 1945, một phái đoàn quân sự của Liên Xô đã đến Hà Nội, theo nhiều nguồn khác nhau, thành phần đoàn có từ 7-12 người, do Đại tá Klimchuk dẫn đầu. Ra đón máy bay từ
Trung Quốc có người Việt, người Anh và người Trung Quốc. Những người Liên Xô mới đến ngay lập tức được đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tách ra khỏi những người khác, hai bên thiết lập mối quan hệ rất thân thiện. Các thành viên phái đoàn được ở trong tòa nhà của chính phủ. Họ ngay lập tức bắt tay vào nghiên cứu những thông tin nhận được từ chính phủ Hồ Chí Minh về chính sách của Pháp ở Đông Dương, về hành động của người Trung Quốc đối với Mặt trận Việt Minh.
Báo cáo lưu ý: "Theo yêu cầu của Nga, Trung Quốc đưa một phần quân đội về nước vì sự hiện diện của họ ở Việt Nam là gánh nặng rất lớn đối với dân chúng".
Phái đoàn Nga ở lại Hà Nội vài ngày và gặp
Hồ Chí Minh. Theo nhà sử học Pháp Philippe Deville, mục đích chính của phái đoàn là truyền đạt cho Hồ Chí Minh quan điểm của Liên Xô về chính sách của tân chính quyền Việt Nam đối với cả Trung Quốc lẫn Pháp. Tuy nhiên, không có tài liệu nào còn tồn tại có thể xác nhận hoặc bác bỏ ý kiến này.
Năm 1946: Phái bộ quân sự Liên Xô tại Sài Gòn
Tháng 10 năm sau, năm 1946, phái đoàn thứ hai từ Liên Xô gồm ba người do Đại tá Dubrovin chỉ huy đã đến Sài Gòn và trú tại khách sạn Continental. Cao ủy Pháp tại Đông Dương, Đô đốc d'Argenlieu, đã nhanh chóng báo cáo tin này cho Paris.
Thái độ của chính quyền Pháp đối với phái bộ Nga rất thân thiện. Xét cho cùng, trong Thế chiến thứ hai vừa kết thúc, Liên Xô và Pháp là đồng minh. Đô đốc d'Argenlieu đã gặp các sĩ quan Liên Xô khi họ đến và trước khi họ rời Sài Gòn. Lúc đầu, phái bộ được cấp một chiếc xe ô tô lấy từ ga ra của Cao ủy Pháp. Tuy nhiên, sau ngày 19/12, Pháp đã ngừng cấp ô tô vì tin tưởng rằng trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cảm tình của sĩ quan Liên Xô sẽ đứng về phía chính quyền Hồ Chí Minh. Ngoài Sài Gòn, đoàn Nga còn đến thăm
Đà Lạt và Nha Trang. Người đứng đầu phái bộ đã đáp máy bay tới Siem Reap và Phnom Penh, nơi ông gặp Hoàng thân Norodom Sihanouk.
Ngay khi đến nơi, phái đoàn đã quảng cáo trên các tờ báo địa phương rằng đại tá Liên Xô đang tiếp nhận các công dân Liên Xô và hỗ trợ họ trở về quê hương. Khoảng hơn chục binh sĩ của Quân đoàn lê dương đã hưởng ứng hoạt động này. Phái đoàn Nga đã thống nhất với đại diện Pháp để những người lính này dù đã ký hợp đồng với Quân đoàn Lê dương nhưng vẫn có thể rời quân ngũ mà không gặp bất kỳ trở ngại nào và trở về Nga qua Pháp.
Khó có khả năng khi lên kế hoạch cho sứ mệnh của Đại tá Dubrovin, Moskva đã tính đến phản ứng lớn, vì có rất ít công dân
Liên Xô cũ ở Việt Nam. Sứ mệnh rõ ràng là có nhiệm vụ thứ hai. Tình báo Pháp nhanh chóng phát hiện ra điều này và báo cáo cho Paris rằng một trong những thành viên của phái bộ đã bí mật có mặt tại cuộc họp của các đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương ở Chợ Lớn. Tại cuộc họp đó, ông cho biết rằng mục đích thực sự của phái đoàn Nga là nghiên cứu tâm trạng các bộ phận dân cư Đông Dương khác nhau và khả năng thành lập phái bộ ngoại giao Liên Xô tại đây trong tương lai.
Thái độ của
người Việt Nam đối với phái bộ là rất thân thiện. Theo báo cáo của tình báo Pháp, người dân địa phương khi gặp các sĩ quan Liên Xô đã bắt tay họ một cách thân thiện. Và Đại tá Dubrovin nhiều lần nhắc lại rằng ngay cả với tất cả các sư đoàn của mình, Pháp cũng sẽ không thể đương đầu với nhân dân Việt Nam đang phấn đấu giành độc lập.
Phái đoàn hoàn thành công việc ở Sài Gòn vào tháng 1 năm 1947. Trong vòng vài tháng, liên hệ chặt chẽ giữa hai nước Liên Xô và Việt Nam đã bắt đầu, dẫn đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào tháng 1 năm 1950.