Triều Tiên cảnh báo nguy cơ xảy ra xung đột quân sự do việc phát tán truyền đơn

© Sputnik / Ilya Pitalev / Chuyển đến kho ảnhBắc Triều Tiên
Bắc Triều Tiên - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2023
Đăng ký
Việc phát tán truyền đơn chống Bình Nhưỡng từ Hàn Quốc sang Triều Tiên là biểu hiện của “chiến tranh tâm lý” thường diễn ra trước các hành động quân sự và có thể dẫn đến xung đột thực sự trên bán đảo Triều Tiên, tương tự như những gì đang diễn ra ở Trung Đông hay châu Âu. Đây là nhận định của bình luận viên Kim Yun Mi của KCNA.
Bài báo nhấn mạnh rằng việc Hàn Quốc dỡ bỏ lệnh cấm phát tán tài liệu tuyên truyền sang CHDCND Triều Tiên chỉ là một “mánh khóe” theo kế hoạch, và nếu trước đó chính phủ Hàn Quốc “núp bóng tay sai dưới vỏ bọc công dân”, cho phép họ hành động bất chấp pháp luật, thì giờ đây có vẻ như họ đã sẵn sàng công khai ủng hộ việc phát tán truyền đơn, như thể tiến hành “chiến dịch quân sự”.
Theo nhà quan sát, “chiến tranh tâm lý”, bao gồm việc phát tán tài liệu tuyên truyền sang lãnh thổ CHDCND Triều Tiên bằng bóng bay trên thực tế là một hành động tấn công phòng ngừa trước thềm chiến tranh và sẽ đóng vai trò như một “chất kích thích quá trình tăng trưởng cuối cùng” của Hàn Quốc.

“Nếu trong tình hình hiện tại, khi chỉ một tia lửa nhỏ cũng có thể dẫn đến cả vụ nổ lớn, một cuộc tấn công tâm lý thù địch diễn ra ở khu vực giáp ranh với chúng ta, bôi nhọ một cách hèn hạ sự tồn tại và phát triển độc lập của nhà nước chúng ta, thì không có gì đảm bảo rằng trên Bán đảo Triều Tiên sẽ không phát sinh một cuộc xung đột quân sự giống như ở Châu Âu hay Trung Đông. Tiếp đó mọi trách nhiệm về hậu quả sẽ hoàn toàn do Hoa Kỳ và bè lũ bù nhìn phản bội (Hàn Quốc – chú thích biên tập) gánh chịu", - bài báo nói.

Сuộc thử nghiệm tên lửa xuyên lục địa mới Hwaseong-18 - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.08.2023
CHDCND Triều Tiên mô phỏng tấn công hạt nhân vào Hàn Quốc
Bào báo lưu ý rằng khi còn có lệnh cấm phát tán thì CHDCND Triều Tiên vẫn nhẫn nhịn trước những hành động của các nhà hoạt động Hàn Quốc, nhưng giờ đây, LLVT của CHDCND Triều Tiên, lực lượng đang “giận dữ” trước những gì đang xảy ra, cho rằng việc đáp trả động thái phát tán truyền đơn đó không chỉ có nghĩa là tấn công vào những điểm xuất phát tài liệu tuyên truyền đó, mà còn vào “thành trì của chế độ bù nhìn Hàn Quốc”.
Vào ngày 27/4/2018 tại hội nghị thượng đỉnh Bàn Môn Điếm diễn ra ở khu vực biên giới giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc hai bên đã đạt được thỏa thuận nhằm khôi phục hòa bình và ngăn chặn mọi hành động thù địch, bao gồm cả việc phát tán tài liệu tuyên truyền chống đối nhau. Việc các nhà hoạt động Hàn Quốc thả truyền đơn sang Triều Tiên đã nhiều lần gây ra căng thẳng trong quan hệ liên Triều, và vào mùa hè năm 2020 gần như đã khiến gần mọi đường dây liên lạc giữa hai nước bị cắt đứt, sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố họ đã “mất hết kiên nhẫn”.
Quốc hội Hàn Quốc sau đó thông qua sửa đổi Luật Phát triển quan hệ liên Triều, trong đó đưa ra lệnh cấm phát tán truyền đơn và các vật phẩm tuyên truyền khác sang Triều Tiên. Kể từ khi những điều khoản sửa đổi luật nói trên có hiệu lực vào tháng 3/2021, người nào phát tán tài liệu chống Triều Tiên phải đối mặt với án tù 3 năm hoặc án phạt tiền lên tới 30 triệu won (khoảng 23,7 nghìn USD). Tuy nhiên quy định này vẫn không ngăn cản được các nhà hoạt động tiếp tục nỗ lực phát tán truyền đơn.
Vào tháng 9 năm nay, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã hủy bỏ lệnh cấm, cho rằng việc sửa đổi luật nói trên đã “hạn chế quá mức quyền tự do thể hiện ý kiến”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала