https://kevesko.vn/20231118/hon-1700-toa-tau-dau-may-qua-nien-han-viet-nam-nen-theo-the-gioi-26527604.html
Hơn 1.700 toa tàu, đầu máy quá niên hạn: Việt Nam nên theo thế giới
Hơn 1.700 toa tàu, đầu máy quá niên hạn: Việt Nam nên theo thế giới
Sputnik Việt Nam
Việt Nam hiện có hơn 1.700 toa tàu, đầu máy phải loại bỏ do quá niên hạn sử dụng theo quy định hiện hành. Đáng chú ý, qua kiểm tra cho thấy, có không ít đầu... 18.11.2023, Sputnik Việt Nam
2023-11-18T19:16+0700
2023-11-18T19:16+0700
2023-11-18T19:16+0700
việt nam
bộ giao thông vận tải
đường sắt
chính phủ
công nghiệp
tàu hỏa
tàu hỏa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/01/10152299_0:170:3039:1879_1920x0_80_0_0_a51da53293bde554a7a930b58d956397.jpg
Báo Lao động dẫn thông tin cho biết, Việt Nam quản lý đầu máy xe lửa bằng cả tiêu chuẩn kỹ thuật và niên hạn. Luật Đường sắt 2017 nêu rõ, niên hạn với tàu khách không quá 40 năm, còn tàu hàng không quá 45 năm.Theo các chuyên gia, nhiều nước trên thế giới không quy định niên hạn đầu máy xe lửa, mà chỉ quy định về định mức tiêu chuẩn, kỹ thuật. Nếu kiểm tra chuyên môn cho thấy đầu máy đáp ứng tiêu chuẩn thì vẫn sẽ cho vận hành.Cả ngàn toa tàu, đầu máy quá niên hạnTheo đó, báo Lao động cho biết, các phóng viên của báo vừa có dịp tham quan toa tàu Hà Nội - Lào Cai vừa cập bến, bên trong sử dụng nội thất mới được tân trang hoàn toàn cách đây 1 năm. Tuy nhiên, phía Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội cho hay, nếu theo đúng quy định hiện hành, toa tàu sẽ phải bị “khai tử” vào năm 2025.Và nếu toa tàu Hà Nội - Lào Cai chỉ còn 2 năm để lăn bánh thì nhiều toa tàu, đầu máy khác của Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội cũng sẽ bị ngưng hoạt động, được gửi ở các ga Yên Viên, Từ Sơn… dù vẫn đang hoạt động khá tốt.Đơn vị này cho biết, năm 2023, công ty có 18 tàu hết hiên hạn. Và đến năm 2025, con số này sẽ là 32 tàu.Còn theo ông Nguyễn Ngọc Thắng, Giám đốc xí nghiệp đầu máy Hà Nội, đơn vị đã và đang tiếp nhận nhiều đầu máy hết niên hạn. Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy, có không ít đầu máy còn đáp ứng an toàn, kỹ thuật.Phía Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) thì cho biết, đơn vị đang có 58 đầu máy và 163 toa tàu khách trên 40 năm tuổi, cùng 1.491 toa tàu hàng trên 45 năm tuổi. Theo quy định, hơn 1.700 đầu máy và toa tàu này sẽ phải loại bỏ do quá niên hạn sử dụng.Đến năm 2025, số phương tiện hết niên hạn sẽ tăng thêm khoảng 114 đầu máy, 168 toa tàu khách, 1.472 toa tàu hàng và tiếp tục tăng những năm sau đó.Nếu chỉ tính riêng đầu máy, tới năm 2025, đường sắt chỉ còn 144 chiếc còn hạn dùng, tới năm 2035 còn 118 chiếc, tới năm 2045 còn 61 chiếc.Không nên quy định niên hạnVề vấn đề này, ông Trương Quang Toàn, Trưởng phòng quản lý phương tiện, Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, công ty hy vọng các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ cho phép kéo dài niên hạn đường sắt, trước mắt là đến năm 2030.Trong khi đó, Công ty Vận tải Hà Nội đã chuẩn bị đầy đủ các phương án cho việc kéo dài niên hạn. Chẳng hạn, đơn vị sẽ rút thời gian sửa chữa bảo dưỡng định kỳ toa tàu từ 15 tháng xuống 12 tháng.Theo Giám đốc xí nghiệp đầu máy Nguyễn Ngọc Thắng, nhiều nước trên thế giới hiện nay không quy định niên hạn đầu máy xe lửa, mà chỉ quy định các định mức tiêu chuẩn, kỹ thuật. Đầu máy nếu được đơn vị chuyên môn kiểm tra đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật thì có thể đưa vào vận hành.Trong khi đó, Việt Nam hiện đang quản lý đầu máy xe lửa bằng cả tiêu chuẩn kỹ thuật lẫn niên hạn. Luật đường sắt 2017 quy định, niên hạn với tàu khách không quá 40 năm, còn tàu hàng không quá 45 năm. Các đầu máy cứ 12 tháng sẽ phải trải qua kiểm tra đăng kiểm.Ông Thắng cho rằng, đầu máy xe lửa chỉ cần quản lý theo tiêu chuẩn kỹ thuật là đủ, không cần quy định niên hạn. Lý do, trong quá trình kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật, nếu đầu máy không đảm bảo đáp ứng thì vẫn sẽ bị loại bỏ.Kiến nghị cho phép gia hạn sử dụng với đầu máy, toa tàu hết niên hạnVề phần mình, VNR cho biết đã nhiều lần kiến nghị các cấp ngành xem xét, cho phép gia hạn sử dụng đầu máy, toa tàu theo luật đã hết niên hạn nhưng vẫn sử dụng tốt trên thực tế.Trên thế giới, hầu hết các nước đều không quy định niên hạn sử dụng của phương tiện đường sắt, vì lý do phụ tùng vẫn được kiểm tra và thay thế định kỳ hoặc đột xuất. Viêc ủng hộ phương án quy định niên hạn sử dụng phương tiện đường sắt trước đây có mục tiêu nhằm tạo thêm áp lực để đầu tư, đổi mới phương tiện.Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành đường sắt đang gặp khó khăn như hiện nay, việc đầu tư phương tiện mới để thay thế sẽ khó có khả năng thực hiện được, nhất là khi phải cần đến khoảng 10.000 tỉ đồng.VTV mới đây cũng cho biết, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi một số quy định thi hành Luật Đường sắt.Trọng tâm sửa đổi trong nghị định này là cho phép gia hạn sử dụng với đầu máy, toa tàu hết niên hạn sử dụng theo Luật Đường sắt năm 2017.Nếu được Chính phủ thông qua, ngành đường sắt có thể tiếp tục sử dụng thêm hơn 1.700 đầu máy và toa tàu đang tạm thời hết niên hạn sử dụng. Việc gia hạn này sẽ hỗ trợ ngành đường sắt trong thời điểm khó khăn, tránh lãng phí trong thời gian thực hiện các cam kết của Việt Nam về giảm phát thải.
https://kevesko.vn/20231104/ly-do-viet-nam-chua-khai-thac-13-toa-tau-hang-sang-cua-jinxin-trung-quoc-26282424.html
https://kevesko.vn/20231031/nhat-ban-san-sang-ho-tro-viet-nam-dau-tu-duong-sat-cao-toc-bac-nam-26202877.html
https://kevesko.vn/20231028/duong-sat-cao-toc-bac-nam-nen-thue-nuoc-ngoai-thiet-ke-nguoi-viet-thi-cong-26137583.html
https://kevesko.vn/20231018/viet-nam-lam-duong-sat-toc-do-350kmh-phu-hop-voi-xu-the-cua-the-gioi-25936347.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/01/10152299_155:0:2886:2048_1920x0_80_0_0_d9d13a1d4ddd3db9f92821952fadd860.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bộ giao thông vận tải, đường sắt, chính phủ, công nghiệp, tàu hỏa, tàu hỏa
việt nam, bộ giao thông vận tải, đường sắt, chính phủ, công nghiệp, tàu hỏa, tàu hỏa
Hơn 1.700 toa tàu, đầu máy quá niên hạn: Việt Nam nên theo thế giới
Việt Nam hiện có hơn 1.700 toa tàu, đầu máy phải loại bỏ do quá niên hạn sử dụng theo quy định hiện hành. Đáng chú ý, qua kiểm tra cho thấy, có không ít đầu máy trong số đó vẫn đáp ứng tốt tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật.
Báo Lao động dẫn thông tin cho biết, Việt Nam quản lý đầu máy xe lửa bằng cả tiêu chuẩn kỹ thuật và niên hạn. Luật
Đường sắt 2017 nêu rõ, niên hạn với tàu khách không quá 40 năm, còn tàu hàng không quá 45 năm.
Theo các chuyên gia, nhiều nước trên thế giới không quy định niên hạn đầu máy xe lửa, mà chỉ quy định về định mức tiêu chuẩn, kỹ thuật. Nếu kiểm tra chuyên môn cho thấy đầu máy đáp ứng tiêu chuẩn thì vẫn sẽ cho vận hành.
Cả ngàn toa tàu, đầu máy quá niên hạn
Theo đó, báo Lao động cho biết, các phóng viên của báo vừa có dịp tham quan toa tàu Hà Nội - Lào Cai vừa cập bến, bên trong sử dụng nội thất mới được tân trang hoàn toàn cách đây 1 năm. Tuy nhiên, phía Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội cho hay, nếu theo đúng quy định hiện hành, toa tàu sẽ phải bị “khai tử” vào năm 2025.
4 Tháng Mười Một 2023, 18:19
Và nếu toa tàu Hà Nội - Lào Cai chỉ còn 2 năm để lăn bánh thì nhiều toa tàu, đầu máy khác của Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội cũng sẽ bị ngưng hoạt động, được gửi ở các ga Yên Viên, Từ Sơn… dù vẫn đang hoạt động khá tốt.
Đơn vị này cho biết, năm 2023, công ty có 18 tàu hết hiên hạn. Và đến năm 2025, con số này sẽ là 32 tàu.
Còn theo ông Nguyễn Ngọc Thắng, Giám đốc xí nghiệp đầu máy
Hà Nội, đơn vị đã và đang tiếp nhận nhiều đầu máy hết niên hạn. Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy, có không ít đầu máy còn đáp ứng an toàn, kỹ thuật.
Phía Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) thì cho biết, đơn vị đang có 58 đầu máy và 163 toa tàu khách trên 40 năm tuổi, cùng 1.491 toa tàu hàng trên 45 năm tuổi. Theo quy định, hơn 1.700 đầu máy và toa tàu này sẽ phải loại bỏ do quá niên hạn sử dụng.
Đến năm 2025, số phương tiện hết niên hạn sẽ tăng thêm khoảng 114 đầu máy, 168 toa tàu khách, 1.472 toa tàu hàng và tiếp tục tăng những năm sau đó.
Nếu chỉ tính riêng đầu máy, tới năm 2025, đường sắt chỉ còn 144 chiếc còn hạn dùng, tới năm 2035 còn 118 chiếc, tới năm 2045 còn 61 chiếc.
31 Tháng Mười 2023, 17:32
Không nên quy định niên hạn
Về vấn đề này, ông Trương Quang Toàn, Trưởng phòng quản lý phương tiện, Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, công ty hy vọng các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ cho phép kéo dài niên hạn đường sắt, trước mắt là đến năm 2030.
Trong khi đó, Công ty Vận tải Hà Nội đã chuẩn bị đầy đủ các phương án cho việc kéo dài niên hạn. Chẳng hạn, đơn vị sẽ rút thời gian sửa chữa bảo dưỡng định kỳ toa tàu từ 15 tháng xuống 12 tháng.
Theo Giám đốc xí nghiệp đầu máy Nguyễn Ngọc Thắng, nhiều nước trên thế giới hiện nay không quy định niên hạn đầu máy xe lửa, mà chỉ quy định các định mức tiêu chuẩn, kỹ thuật. Đầu máy nếu được đơn vị chuyên môn kiểm tra đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật thì có thể đưa vào vận hành.
Trong khi đó, Việt Nam hiện đang quản lý đầu máy xe lửa bằng cả tiêu chuẩn kỹ thuật lẫn niên hạn. Luật đường sắt 2017 quy định, niên hạn với tàu khách không quá 40 năm, còn tàu hàng không quá 45 năm. Các đầu máy cứ 12 tháng sẽ phải trải qua kiểm tra đăng kiểm.
Ông Thắng cho rằng, đầu máy xe lửa chỉ cần quản lý theo tiêu chuẩn kỹ thuật là đủ, không cần quy định niên hạn. Lý do, trong quá trình kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật, nếu đầu máy không đảm bảo đáp ứng thì vẫn sẽ bị loại bỏ.
28 Tháng Mười 2023, 17:08
"Cách quản lý này sát thực tế với Việt Nam hơn", báo Lao động dẫn lời ông Nguyễn Ngọc Thắng.
Kiến nghị cho phép gia hạn sử dụng với đầu máy, toa tàu hết niên hạn
Về phần mình, VNR cho biết đã nhiều lần kiến nghị các cấp ngành xem xét, cho phép gia hạn sử dụng đầu máy, toa tàu theo luật đã hết niên hạn nhưng vẫn sử dụng tốt trên thực tế.
Trên thế giới, hầu hết các nước đều không quy định niên hạn sử dụng của phương tiện đường sắt, vì lý do phụ tùng vẫn được kiểm tra và thay thế định kỳ hoặc đột xuất. Viêc ủng hộ phương án quy định niên hạn sử dụng phương tiện đường sắt trước đây có mục tiêu nhằm tạo thêm áp lực để đầu tư, đổi mới phương tiện.
Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành đường sắt đang gặp khó khăn như hiện nay, việc đầu tư phương tiện mới để thay thế sẽ khó có khả năng thực hiện được, nhất là khi phải cần đến khoảng 10.000 tỉ đồng.
VTV mới đây cũng cho biết,
Bộ Giao thông Vận tải đã trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi một số quy định thi hành Luật Đường sắt.
18 Tháng Mười 2023, 20:50
Trọng tâm sửa đổi trong nghị định này là cho phép gia hạn sử dụng với đầu máy, toa tàu hết niên hạn sử dụng theo Luật Đường sắt năm 2017.
Nếu được
Chính phủ thông qua, ngành đường sắt có thể tiếp tục sử dụng thêm hơn 1.700 đầu máy và toa tàu đang tạm thời hết niên hạn sử dụng. Việc gia hạn này sẽ hỗ trợ ngành đường sắt trong thời điểm khó khăn, tránh lãng phí trong thời gian thực hiện các cam kết của Việt Nam về giảm phát thải.