Chuyến công du với nhiều sự “đầu tiên” đã thành công
Chuyến công du với nhiều sự “đầu tiên” đã thành công
Sputnik Việt Nam
14-16/11, Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng đã có chuyến công du Hoa Kỳ dày đặc hoạt động và tham dự APEC 2023. Chuyến công du có rất nhiều sự “đầu tiên”... 20.11.2023, Sputnik Việt Nam
Chuyến công du tới Mỹ đầu tiên của tân chủ tịch nướcĐối với một nguyên thủ quốc gia mới nhậm chức thì quả là có rất nhiều sự “đầu tiên”. Đây là chuyến công du tới Mỹ đầu tiên của tân chủ tịch nước; và cũng là lần đầu tiên ông tham dự một trong các diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới ở một khu vực kinh tế năng động nhất thế giới hiện nay.Những dấu ấn mới Việt Nam để lại tại Diễn đàn APEC 2023Theo chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng, bài phát biểu của chủ tịch Việt Nam không dài nhưng có cấu trúc rất chặt chẽ như bản tóm tắt một đề tài nghiên cứu khoa học gồm: Thực trạng, Giải pháp và Một số kinh nghiệm của Việt Nam. Bài phát biểu này một mặt là sự kế thừa những ý tưởng và tư duy của các nguyên thủ quốc gia tiền nhiệm; mặt khác, là sự đổi mới về phương pháp luận, giúp các cử tọa và dư luận có được một bức tranh chung thực hơn về thế giới hiện tại bằng cách chỉ rõ những mâu thuẫn cơ bản của nền kinh tế xã hội toàn cầu trong thời đại hiện nay.Chủ tịch Việt Nam đã nêu 4 mâu thuẫn đầu tiên cần nhận thức rõ: Đó là “Kinh tế tăng trưởng, của cải ngày càng nhiều nhưng khoảng cách giàu nghèo gia tăng và tàn phá môi trường ngày càng nghiêm trọng”; “Sau hơn ba thập kỷ thế giới hưởng lợi từ toàn cầu hoá và hình thành nên mạng lưới quan hệ kinh tế quốc tế đan xen lợi ích, phụ thuộc lẫn nhau thì xu thế bảo hộ, phân tách lại gia tăng mạnh mẽ”; “Khoa học - công nghệ phát triển nhanh chóng vượt bậc, với sức ảnh hưởng lan rộng toàn cầu nhưng khung khổ thể chế vẫn cơ bản giới hạn ở tầm quốc gia; khoa học - công nghệ đem đến cơ hội phát triển to lớn nhưng cũng tiềm ẩn hiểm họa khôn lường”; “Chúng ta theo đuổi mô hình tăng trưởng khuyến khích tiêu dùng, thậm chí tiêu dùng quá mức nhưng lại không thể huy động đủ nguồn lực cho các mục tiêu phát triển bền vững”.Chủ tịch Việt Nam cũng đã nêu bốn giải pháp cơ bản khả dĩ có thể giải quyết bốn mâu thuẫn kể trên. Đó là đổi mới tư duy để có được”một tư duy mới bao trùm, hài hoà và nhân văn”. Trước hết, “phải bảo đảm mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Thứ hai là “duy trì nền kinh tế thế giới mở, kết nối song hành với bảo đảm an ninh kinh tế của các quốc gia”. Thứ ba là “quản trị toàn cầu về công nghệ (nhất là trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học) không chỉ hướng đến quản lý sự phát triển của các loại công nghệ, mà còn phải giải quyết các hệ quả kinh tế - xã hội, văn hoá, chính trị từ quá trình này”. Và thứ tư là “ưu tiên nguồn lực cho các mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm”.Chủ tịch Võ Văn Thưởng cũng đưa ra ba đề xuất quan trọng để giải quyết các thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu.Trước hết là “cam kết duy trì mở cửa thị trường, đẩy mạnh liên kết kinh tế quốc tế, ủng hộ một nền kinh tế thế giới mở, bao trùm và bền vững” nhằm khắc phục hơn 3.000 rào cản thương mại đã được lập ra trong 5 năm qua để “bảo đảm lợi ích từ thương mại được phân phối rộng khắp và bình đẳng trong xã hội”. Qua đó, giúp cho Châu Á –Thái Bình Dương đạt được sự tự do thương mại và đầu tư, tăng sức cạnh tranh thể thu hút đầu tư.Thứ hai là thúc đẩy sự hợp tác về an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh năng lượng và kết nối thương mại nhằm đa dạng hóa nguồn cung nhằm góp phần củng cố an ninh kinh tế của các thành viên. Chủ trương lấy hợp tác thay cho đối đầu, lấy cạnh tranh lành mạnh thay cho chiến tranh thương mại là chìa khóa để bảo đảm vững chắc các lĩnh vực an ninh phi truyền thống.Cuối cùng là hỗ trợ các nền kinh tế chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận các xu thế phát triển mới thông qua việc tiếp nhận, và ứng dụng các công nghệ mới có tính chất đột phá, thông qua xây dựng ba mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn và chuyển đổi năng lượng sạch; thông qua việc phát triển xây dựng chính sách xã hội để mọi người dân, đặc biệt là phụ nữ, người nghèo, người yếu thế, doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có thể tham gia tích cực và hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế.Thành công lớn đầu tiên của tân Chủ tịch Việt NamCác chuyên gia Sputnik phỏng vấn đều có chung đánh giá rằng, không chỉ bài phát biểu của Chủ tịch Việt Nam tại phiên họp Hội nghị thượng đỉnh APEC 2023 mà các bài phát biểu của ông tại Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo Cấp cao Khuôn khổ hợp tác kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF), tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ, tại cuộc Tọa đàm Bàn tròn Kết nối Doanh nghiệp và Địa phương Việt Nam-Hoa Kỳ cũng như tại các buổi tiếp kiến đều được các cử tọa và các đối tác đánh giá cao.
14-16/11, Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng đã có chuyến công du Hoa Kỳ dày đặc hoạt động và tham dự APEC 2023. Chuyến công du có rất nhiều sự “đầu tiên” này được các chuyên gia đánh giá là rất thành công, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam.
Chuyến công du tới Mỹ đầu tiên của tân chủ tịch nước
Đối với một nguyên thủ quốc gia mới nhậm chức thì quả là có rất nhiều sự “đầu tiên”. Đây là chuyến công du tới Mỹ đầu tiên của tân chủ tịch nước; và cũng là lần đầu tiên ông tham dự một trong các diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới ở một khu vực kinh tế năng động nhất thế giới hiện nay.
“Nhìn lại lịch trình làm việc dày đặc, từ việc tham dự các phiên họp toàn thể của 20 nền kinh tế thành viên đến các phiên họp chuyên đề; từ việc tham dự cuộc gặp các nhà lãnh đạo cấp cao “Khuôn khổ hợp tác kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì thịnh vượng” (IPEF) đến Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, đến các cuộc tiếp xúc song phương với một số nguyên thủ quốc gia, các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ cũng như các hoạt động kết hợp khác…; có thể nói chuyến công tác của Chủ tịch nước đã thu được nhiều thành công”, - nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long bình luận với Sputnik.
Những dấu ấn mới Việt Nam để lại tại Diễn đàn APEC 2023
“Điều đáng kể nhất là những dấu ấn mới mà phía Việt Nam đã để lại tại Diễn đoàn APEC 2023 thông qua những đánh giá sâu sắc đối với tình hình thế giới, thông qua một số sáng kiến, đề xuất mới dựa trên những đánh giá chính xác và sâu sắc đó. Điều này thể hiện rõ trong bài phát biểu của Chủ tịch Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh APEC với chủ đề “Tăng trưởng bền vững và bao trùm”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng đưa ra đánh giá chung về chuyến công du của ông Võ Văn Thưởng trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Theo chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng, bài phát biểu của chủ tịch Việt Nam không dài nhưng có cấu trúc rất chặt chẽ như bản tóm tắt một đề tài nghiên cứu khoa học gồm: Thực trạng, Giải pháp và Một số kinh nghiệm của Việt Nam. Bài phát biểu này một mặt là sự kế thừa những ý tưởng và tư duy của các nguyên thủ quốc gia tiền nhiệm; mặt khác, là sự đổi mới về phương pháp luận, giúp các cử tọa và dư luận có được một bức tranh chung thực hơn về thế giới hiện tại bằng cách chỉ rõ những mâu thuẫn cơ bản của nền kinh tế xã hội toàn cầu trong thời đại hiện nay.
Chủ tịch Việt Nam đã nêu 4 mâu thuẫn đầu tiên cần nhận thức rõ: Đó là “Kinh tế tăng trưởng, của cải ngày càng nhiều nhưng khoảng cách giàu nghèo gia tăng và tàn phá môi trường ngày càng nghiêm trọng”; “Sau hơn ba thập kỷ thế giới hưởng lợi từ toàn cầu hoá và hình thành nên mạng lưới quan hệ kinh tế quốc tế đan xen lợi ích, phụ thuộc lẫn nhau thì xu thế bảo hộ, phân tách lại gia tăng mạnh mẽ”; “Khoa học - công nghệ phát triển nhanh chóng vượt bậc, với sức ảnh hưởng lan rộng toàn cầu nhưng khung khổ thể chế vẫn cơ bản giới hạn ở tầm quốc gia; khoa học - công nghệ đem đến cơ hội phát triển to lớn nhưng cũng tiềm ẩn hiểm họa khôn lường”; “Chúng ta theo đuổi mô hình tăng trưởng khuyến khích tiêu dùng, thậm chí tiêu dùng quá mức nhưng lại không thể huy động đủ nguồn lực cho các mục tiêu phát triển bền vững”.
Chủ tịch Việt Nam cũng đã nêu bốn giải pháp cơ bản khả dĩ có thể giải quyết bốn mâu thuẫn kể trên. Đó là đổi mới tư duy để có được”một tư duy mới bao trùm, hài hoà và nhân văn”. Trước hết, “phải bảo đảm mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Thứ hai là “duy trì nền kinh tế thế giới mở, kết nối song hành với bảo đảm an ninh kinh tế của các quốc gia”. Thứ ba là “quản trị toàn cầu về công nghệ (nhất là trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học) không chỉ hướng đến quản lý sự phát triển của các loại công nghệ, mà còn phải giải quyết các hệ quả kinh tế - xã hội, văn hoá, chính trị từ quá trình này”. Và thứ tư là “ưu tiên nguồn lực cho các mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm”.
Chủ tịch Võ Văn Thưởng cũng đưa ra ba đề xuất quan trọng để giải quyết các thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu.
Trước hết là “cam kết duy trì mở cửa thị trường, đẩy mạnh liên kết kinh tế quốc tế, ủng hộ một nền kinh tế thế giới mở, bao trùm và bền vững” nhằm khắc phục hơn 3.000 rào cản thương mại đã được lập ra trong 5 năm qua để “bảo đảm lợi ích từ thương mại được phân phối rộng khắp và bình đẳng trong xã hội”. Qua đó, giúp cho Châu Á –Thái Bình Dương đạt được sự tự do thương mại và đầu tư, tăng sức cạnh tranh thể thu hút đầu tư.
Thứ hai là thúc đẩy sự hợp tác về an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh năng lượng và kết nối thương mại nhằm đa dạng hóa nguồn cung nhằm góp phần củng cố an ninh kinh tế của các thành viên. Chủ trương lấy hợp tác thay cho đối đầu, lấy cạnh tranh lành mạnh thay cho chiến tranh thương mại là chìa khóa để bảo đảm vững chắc các lĩnh vực an ninh phi truyền thống.
Cuối cùng là hỗ trợ các nền kinh tế chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận các xu thế phát triển mới thông qua việc tiếp nhận, và ứng dụng các công nghệ mới có tính chất đột phá, thông qua xây dựng ba mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn và chuyển đổi năng lượng sạch; thông qua việc phát triển xây dựng chính sách xã hội để mọi người dân, đặc biệt là phụ nữ, người nghèo, người yếu thế, doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có thể tham gia tích cực và hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Phiên họp hẹp các Nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC.
Thành công lớn đầu tiên của tân Chủ tịch Việt Nam
“Điểm rất đặc sắc là tác giả của bài phát biểu đã chuyển hóa thành công những vấn đề không mới thành những vấn đề mới thông qua góc nhìn biện chứng với các lập luận có tính lô gích cao. Tôi không dám nói rằng bài phát biểu của Chủ tịch Võ Văn Thưởng tại Diễn đàn APEC 2023 có giá trị cao hơn phát biểu của các nguyên thủ quốc gia khác hay của các chủ tịch Việt Nam tiền nhiệm; nhưng phải thừa nhận rằng sức thuyết phục của bài phát biểu này là rất lớn, biểu đạt được nhiều vấn đề trọng yếu nhưng đúng lượng lại rất ngắn gọn và bố cục rất chặt chẽ. Đây chính là thành công lớn đầu tiên của tân Chủ tịch Việt Nam khi lần đầu tham gia một sự kiện quốc tế quan trọng như APEC 2023”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long phát biểu với Sputnik.
Các chuyên gia Sputnik phỏng vấn đều có chung đánh giá rằng, không chỉ bài phát biểu của Chủ tịch Việt Nam tại phiên họp Hội nghị thượng đỉnh APEC 2023 mà các bài phát biểu của ông tại Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo Cấp cao Khuôn khổ hợp tác kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF), tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ, tại cuộc Tọa đàm Bàn tròn Kết nối Doanh nghiệp và Địa phương Việt Nam-Hoa Kỳ cũng như tại các buổi tiếp kiến đều được các cử tọa và các đối tác đánh giá cao.
“Nhìn chung, chuyến công du đầu tiên của tân Chủ tịch Việt Nam tới Mỹ và lần đầu tiên tham dự Diễn đàn APEC là rất thành công. Trong đó, đáng chú ý nhất là những quan điểm của Việt Nam không chỉ giới hạn trong các vấn đề kinh tế đơn thuần như thương mại, tiền tệ… mà còn mở rộng sang các vấn đề có liên quan mật thiết như công bằng xã hội, an sinh xã hội, an ninh phi truyền thống, khoa học-công nghệ và hợp tác quốc tế. Các quan điểm đó được trình bày bằng những lập luận và lý lẽ rất thuyết phục, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam”, - chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng bình luận với Sputnik.
Truy cập vào chat đã bị chặn do vi phạm quy tắc.
Bạn có thể tham gia lại sau:∞.
Nếu bạn không đồng ý với việc chặn, hãy sử dụng định dạng liên lạc phản hồi
Kết thúc thảo luận. Có thể tham gia nêu ý kiến trong vòng 24 giờ sau khi bài được xuất bản.