Ông lớn năng lượng thế giới Orsted bất ngờ dừng cuộc chơi ở Việt Nam?

CC0 / / Năng lượng xanh.
Năng lượng xanh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.11.2023
Đăng ký
Sau hơn một năm triển khai, Orsted – tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới đã quyết định dừng toàn bộ kế hoạch đầu tư phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
Theo VietnamFinance, liên danh Orsted - Tập đoàn T&T đã lên kế hoạch rót khoảng 30 tỷ USD phát triểc các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam với tổng công suất lên tới 21GW. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 1 năm triển khai, Orsted đã quyết định dừng toàn bộ hoạt động phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Orsted dừng kế hoạch phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam

Thông tin trên tạp chí Kinh tế và Môi trường (cơ quan của Hội Kinh tế môi trường Việt Nam, Orsted đã từng nhắm đến Việt Nam như “một đại bản doanh” mới và thể hiện rõ tham vọng chiếm lĩnh sân chơi bằng việc ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác chiến lược trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi với tập đoàn T&T của Việt Nam hồi tháng 9/2021.
Hai tập đoàn Orsted và T&T dự kiến sẽ hợp tác phát triển ba dự án tại Bình Thuận và Ninh Thuận với tổng công suất lắp đặt ước đạt gần 10GW và tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 30 tỷ USD trong thời gian 20 năm.
Đến ngày 1/11/2022, liên danh Orsted – T&T đã ký biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác với Trung tâm Đổi mới Sáng tạo quốc gia (NIC) của Việt Nam, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm phát triển điện gió ngoài khơi.
Tấm năng lượng mặt trời và tuabin gió sản xuất ra điện - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2023
Một mình Việt Nam chiếm gần 70% sản lượng điện mặt trời, điện gió của ASEAN
Tuy nhiên, Kinh tế và Môi trường lưu ý, chỉ hơn 1 năm triển khai, Orsted đã quyết định “dừng toàn bộ” hoạt động phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
Đối với việc hợp tác cùng tập đoàn T&T trong phát triển dự án điện gió tại một số địa phương, Orsted Việt Nam thông tin, doanh nghiệp “không có kế hoạch nộp lại hồ sơ xin chấp thuận các hoạt động kháo sát đánh giá tài nguyên biển đến Bộ Tài nguyên và Môi trường” cũng như sẽ không tiến hành bất cứ hoạt động phát triển nào cho các dự án điện gió ngoài khơi chung của hai bên tại Việt Nam.
“Orsted sẽ không gia hạn biên bản ghi nhớ với T&T và tôn trọng việc tập đoàn này tiếp tục phát triển các dự án điện gió ngoài khơi một mình hoặc với bất kỳ đối tác phù hợp nào. Đặc biệt, Orsted sẽ rà soát đánh giá lại biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác ba bên ký với NIC để xem xét các phạm vi công việc khả thi mà Orsted có thể tiếp tục triển khai”, cơ quan ngôn luận của Hội Kinh tế và Môi trường lưu ý.
Hồi tháng 10, Orsted và T&T đã có thông báo gửi tới ủy ban nhân dân hai tỉnh Hải Phòng và Thái Bình về quyết định chiến lược của Orsted đối với hai siêu dự án điện gió ngoài khơi có công suất lần lượt 3.900MW và 3.000MW.
Bằng cách này, Orsted xác nhận dừng các hoạt động phát triển dự án tại Việt Nam và “không tiếp tục” phát triển, đầu tư cho hai dự án điện gió ngoài khơi mà liên danh này đang tham gia thời gian qua.
Lãnh đạo PVN, Vietsovpetro kiểm tra công tác đón dòng dầu đầu tiên tại mỏ Cá Tầm - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2023
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có thể nắm thêm cổ phần Lô 15-1 bể Cửu Long

Nguyên do dừng cuộc chơi

Việc tập đoàn Đan Mạch quyết định dừng “cuộc chơi” phát triển điện gió tại Việt Nam trước khi Quy hoạch điện 8 được phê duyệt gây nhiều nuối tiếc, nhất là kỳ vọng vào năng lượng xanh, năng lượng bền vững và cam kết phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050.
Tạp chí điện tử Nhà Quản Trị lưu ý, vào đầu năm 2023, đại diện Orsted đã ra thông điệp rõ ràng về yếu tố quyết định then chốt cho kế hoạch đầu tư của Orsted là chính sách, hướng dẫn từ Nhà nước để khuyến khích và thúc đẩy các nhà đầu tư. Do chưa có chính sách rõ ràng, thống nhất nên nhà đầu tư Đan Mạch chưa dám mạnh dạn rót hàng tỷ USD vào các dự án.
Bên cạnh đó, cơ chế lựa chọn nhà đầu tư và cơ chế bán điện vẫn chưa rõ ràng. Đại diện tập đoàn Orsted cho biết, ngay cả khi Quy hoạch điện 8 được phê duyệt, thị trường vẫn phải chờ kế hoạch triển khai nhằm xác định phân bổ mục tiêu công suất cho từng thời kỳ, quy định hướng dẫn về cơ chế lựa chọn nhà đầu tư.
Nghị định sửa đổi Nghị định 11 về khảo sát đánh giá tài nguyên khu vực biển đang trong quá trình phê duyệt và việc độc quyền vị trí khảo sát cũng như yêu cầu về nộp dữ liệu thu thập hiện đang là nội dung gây quan ngại lớn cho các nhà phát triển dự án.
Nguyên nhân tiếp theo, theo Kinh tế và Môi trường, cơ chế mua điện của Chính phủ từ các dự án điện gió ngoài khơi hiện vẫn chưa rõ ràng. Nhiều người băn khoăn sẽ là cơ chế thông qua đàm phán thương mại trực tiếp dựa trên giá trần hay cơ chế đấu thầu cạnh tranh về giá hay một mức giá mua điện cố định trong một thời gian có lợi cho nhà đầu tư.
Cùng với đó, thiếu hợp đồng mua bán điện có tính vay vốn ngân hàng hay các định chế tài chính. Các dự án điện gió ngoài khơi cần hàng tỷ USD vốn đầu tư, do đó, việc có sự tham gia của các bên cho vay lớn có uy tín và hợp đồng mua bán điện đảm bảo đầy đủ các yêu cầu các bên cho vay là rất quan trọng.
Các giàn khoan khai thác dầu khí của Liên doanh Vietsovpetro tại mỏ Bạch Hổ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.11.2023
Doanh thu Petrovietnam lập đỉnh cao nhất từ đầu năm đến nay
Có ý kiến cho rằng, việc Orsted rút chân khỏi hoạt động phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam có ảnh hưởng nhất định từ độ trễ của khung chính sách hướng dẫn, phát triển dành cho lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Cùng với đó, còn thách thức từ thị trường quốc tế như đứt gãy chuỗi cung ứng, tỷ lệ lạm phát tăng cao, chi phí đầu tư tăng, trong khi lợi nhuận đã cố định như một phần nguyên nhân giải thích cho quyết định rút khỏi dự án tại Việt Nam của Orsted.

Chưa rõ ràng

Việt Nam được đánh giá có tiềm năng về điện gió lớn hàng đầu Đông Nam Á, vượt xa nhiều quốc gia láng giềng khác trong khu vực.
Điển hình, Hội đồng năng lượng gió toàn cầu ước tính, Việt Nam có khoảng 600 GWh điện gió chưa khai thác, gồm 300 GWh điện gió ngoài khơi và 300 GWh điện gió trên bờ.
Tuy nhiên, Theo VietnamFinance dẫn ý kiến của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) Lê Mạnh Cường cho biết, năng lượng gió thì vô hạn nhưng nguồn lực đầu tư, nguồn lực vốn thì hữu hạn. Do đó, nếu không có những chính sách, cơ chế hướng dẫn cụ thể thì nguồn lực đầu tư này sẽ chuyển từ Việt Nam sang những khu vực khác trên thế giới.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam lưu ý, dự án điện gió ngoài khơi có tính chất phức tạp, suất đầu tư lớn lại phải qua nhiều khâu khảo sát xây dựng, nghiên cứu tiền khả thi, xây dựng báo cáo khả thi mới có thể ra quyết định đầu tư cuối cùng và thu xếp vốn cho dự án.
Theo Kinh tế và Môi trường dẫn lời vị chuyên gia, hiệu quả đầu tư dự án điện gió ngoài khơi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhất là giá đầu ra có tính cạnh tranh nên cần có các cơ chế chính sách đủ hấp dẫn, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư quyết tâm rót vốn vào lĩnh vực phúc tạp này.
Lĩnh vực năng lượng mặt trời, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.11.2023
Trung Quốc khởi công xây dựng nhà máy điện mặt trời ngoài khơi lớn nhất thế giới
“Thực tế là các cơ chế, chính sách phát triển điện gió ngoài khơi vẫn chưa rõ ràng, các quy định chưa đầy đủ nên nhiều dự án điện gió ngoài khơi gặp không ít vướng mắc ngay từ khâu đầu tiên là khảo sát, thử nghiệm. Do vậy, cần sớm hoàn thiện khung pháp lý, tạo tiền đề trước mắt cho các nhà đầu tư thử nghiệm khảo sát mới có thể triển khai”, ông Nguyễn Quốc Thập nhấn mạnh.
Orsted là tập đoàn năng lượng do Chính phủ Đan Mạch nắm cổ phần chi phối. Orsted là tập đoàn lớn nhất thế giới trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi và cũng là nhà đầu tư giàu năng lực, kinh nghiệm và thành công trong xây dựng ngành công nghiệp năng lượng tái tạo ở nhiều quốc gia.
Tính đến năm 2020, Orsted là nhà phát triển điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới, chiếm 29% công suất lắp đặt toàn cầu và sản xuất 88% năng lượng từ các nguồn tái tạo.
Năm 2021, Orsted chọn Việt Nam và kỳ vọng đầu tư dự án điện gió ngoài khơi tại vùng biển Hải Phòng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала