Moody’s tiến vào Việt Nam

© Ảnh : Báo Đầu tư – Cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tưTổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Singapore chính thức tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Singapore chính thức tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.11.2023
Đăng ký
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Singapore chính thức tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam thông qua việc nắm giữ 49% cổ phần tại Công ty cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating).

Ra mắt tổ chức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp theo chuẩn Moody's

Ngày 24/11, Công ty cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating) đã được khai trương tại Hà Nội.
TTXVN/Vietnam+ cho biết, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Singapore là cổ đông lớn nhất, nắm giữ 49% cổ phần.
Tại sự kiện, ông Trần Lê Minh, Tổng giám đốc VIS Rating, cho biết công ty được thành lập bởi các cổ đông sáng lập là Moody’s và các tổ chức tài chính hàng đầu tại Việt Nam, dựa trên sáng kiến từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA).
Ngoài Moody’s, công ty Chứng khoán ACB, Quỹ Dragon Capital, công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản-Ngân hàng Nam Á, công ty Chứng khoán VNDIRECT, công ty cổ phần Chứng khoán VPS, mỗi bên nắm giữ 10,2% cổ phần.
Như đã biết, Moody’s (tức Moody’s Investor Services - MIS) là một công ty xếp hạng rủi ro tín dụng uy tín hàng đầu trên thế giới. Các dữ liệu, phân tích và thông tin chi tiết về tình hình tín dụng của các doanh nghiệp và chính phủ trên toàn cầu giúp cho nhà đầu tư đưa ra quyết định tốt hơn.
Về phần mình, VIS Rating được thành lập vào tháng 11/2021 và đến ngày 18/9/2023, công ty này đã được Bộ Tài chính cấp phép cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm và trở thành tổ chức thứ ba trên thị trường Việt Nam.
Mục tiêu của VIS Rating là đảm bảo rằng trái phiếu doanh nghiệp thực sự trở thành một công cụ quan trọng trong việc thu hút vốn cho các doanh nghiệp, đồng thời góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu này, công ty hướng đến trở thành công ty xếp hạng được lựa chọn nhiều nhất trên thị trường, dựa trên: đảm bảo chất lượng xếp hạng, tính độc lập và khách quan, trách nhiệm cao.
TTXVN dẫn lời ông Phạm Phú Khôi, Chủ tịch Hội đồng quản trị của VIS Rating cho biết, thị trường trái phiếu đang trải qua giai đoạn khó khăn, do đó rất cần sự chung tay, góp sức của nhà đầu tư, tổ chức phát hành, tổ chức tư vấn… để tạo dựng niềm tin và phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Trên cơ sở đó, VIS Rating ra đời không chỉ là tổ chức thực hiện nghiệp vụ xếp hạng tín nhiệm cho tổ chức phát hành và các công cụ nợ trên thị trường, mà đây còn là là kết quả của sự hợp tác giữa Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) và định chế tài chính trên thị trường.
Mục tiêu chung của VIS Rating là đảm bảo rằng trái phiếu doanh nghiệp sẽ thực sự trở thành một công cụ quan trọng trong việc thu hút vốn cho các doanh nghiệp đồng thời góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

"Thị trường trái phiếu Việt Nam đang trải qua những thách thức và khó khăn rất lớn. Cấu trúc thị trường chưa ổn định khiến cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp thiếu tin tưởng. Việc VIS Rating ra đời là sự kiện quan trọng góp phần nhanh chóng tạo dựng lại niềm tin, sự minh bạch và chuẩn mực cho thị trường", - ông Khôi nhấn mạnh.

Moody’s ước tính, giá trị trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành của Việt Nam đạt khoảng 13% GDP vào cuối tháng 8/2023. Điều này cho thấy tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường nợ. Trên đà đó, xếp hạng tín nhiệm và nghiên cứu sẽ đóng vai trò quan trọng bằng cách giúp các công ty tiếp cận nguồn vốn mới, xây dựng chiến lược tài trợ, thể hiện sự minh bạch và duy trì niềm tin của các nhà đầu tư trong thời kỳ thị trường căng thẳng.
Bất động sản - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.11.2023
"Quả bom" trái phiếu: Doanh nghiệp bất động sản nên bán bớt tài sản để trả nợ

Bước đi quan trọng

Phát biểu tại sự kiện, bà Wendy Chong, Giám đốc Moody’s khu vực châu Á-Thái Bình Dương chia sẻ khoảnh khắc đánh dấu sự gia nhập của VIS Rating vào mạng lưới đối tác trong nước.
Sự kiện này cũng khẳng định sứ mệnh lâu dài của Moody's trong việc cung cấp kiến thức chuyên môn và tiêu chuẩn đáng tin cậy giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định một cách tự tin.
Bà Wendy Chong cho hay, với việc nắm giữ 49% cổ phần tại VIS Rating, sự hợp tác giữa VIS Rating và Moody's là một bước đi quan trọng, góp phần định hình tương lai của ngành tài chính.
"Bằng cách kết hợp chuyên môn quốc tế của Moody's và kiến thức chuyên gia nội địa, VIS Rating sẽ cung cấp các dịch vụ xếp hạng tín nhiệm độc lập tốt nhất cho các tổ chức phát hành và doanh nghiệp trong nước, trở thành hãng xếp hạng được lựa chọn hàng đầu tại Việt Nam", - Giám đốc Moody’s khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Chuyên gia nhấn mạnh, muốn có sự minh bạch, thị trường cần phải có hạ tầng. Về điều này, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho rằng, việc hình thành VIS Rating giống như đặt "một viên gạch" để hoàn thiện thêm cơ sở của thị trường tài chính nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng.
Việc hình thành các công ty đánh giá tín nhiệm với sự tham gia của các tổ chức quốc tế hàng đầu có uy tín và kinh nghiệm, sẽ tạo cơ sở hạ tầng hoàn hảo, từ đó góp phần tạo thị trường tài chính Việt Nam thực sự phát triển minh bạch, hiệu quả, chuyên nghiệp.
Đề cập việc "kết quả tín nhiệm là thông tin tham khảo", ông Nguyễn Hoàng Dương, Vụ phó Vụ Tài chính Ngân hàng, Bộ Tài chính cho rằng, kết quả này không phải lời khuyên nhà đầu tư mua hay bán một sản phẩm tài chính cụ thể.
Tuy nhiên, ông Dường chỉ ra kết quả xêp hạng tín nhiệm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, đặc biệt là tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới như Moody’s sẽ là một kênh thông tin rất quan trọng, được các nhà đầu tư, các chủ thể tham gia thị trường tài chính sử dụng để cân nhắc khi ra quyết định.
Ông Nguyễn Hoàng Dương cùng với hoạt động kiểm toán độc lập, hoạt động xếp hạng tín nhiệm sẽ là công cụ hữu hiệu, giúp các hoạt động trên thị trường tài chính diễn ra minh bạch, công khai và thúc đẩy thị trường vốn phát triển bền vững hơn, góp phần khơi thông các dòng vốn quan trọng trong nền kinh tế.
Về phía Chính phủ, Bộ Tài chính, Vụ phó Vụ Tài chính Ngân hàng cho hay, để phát triển thị trường, hoạt động xếp hạng tín nhiệm, Chính phủ đã ban hành Nghị định 88 vào năm 2014, quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, tạo ra khuôn khổ pháp lý quan trọng, làm cơ sở cho việc thành lập, hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trong nước.
Đánh giá cao việc tập đoàn Moody đã tham gia vào thị trường xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam với tư cách là cổ đông góp vốn thành lập VIS, ông Dương đề nghị VIS Rating thực hiện đầy đủ quy trình, chính sách, thủ tục, hệ thống kiểm soát nội bộ để phòng ngừa rủi ro, không để xảy ra các trường hợp xung đột lợi ích trong quá trình cung cấp dịch vụ trên thị trường.
"Đặc biệt là chấp hành, tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật trong quá trình cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam", - đại diện Bộ Tài chính khẳng định.
Vincom Mega Mall Smart City có quy mô lên tới 68.000m2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2023
Nhà đầu tư hoảng loạn tháo chạy, VNDirect bác tin đồn liên quan trái phiếu Vingroup

Niềm tin trở lại

Vneconomy dẫn đánh giá của VIS Rating cho hay, thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay có điểm tích cực là đã bước sang chu kỳ mới phát triển theo hướng bền vững hơn.
Số lượng trái phiếu chậm trả gốc và lãi tháng 10/2023 lần đầu giảm, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu ổn định từ tháng 7/2023. Cũng theo VIS Rating, giá trị trái phiếu có rủi ro cao sẽ giảm dần trong vòng 12-18 tháng tới, từ mức 19.000 tỷ đồng trong quý 4/2023 xuống 8.000 tỷ đồng trong quý 1/2024, 13.000 tỷ đồng quý 2/2024; 13.000 tỷ đồng quý 3/2024 và 9.000 tỷ đồng trong quý 4/2024.
Ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc VIS Rating tin tưởng, toàn bộ quy định trong Nghị định 65 (về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ…) có hiệu lực thi hành kể từ đầu năm 2024 sẽ thiết lập kỷ luật chặt chẽ hơn đối với các bên liên quan, khôi phục niềm tin của thị trường và mở đường cho thị trường chuyển sang chu kỳ mới bền vững hơn.
Ông Simon Chen, Giám đốc khối xếp hạng và nghiên cứu của VIS Rating, cho biết năm 2024, có 3 điểm dẫn dắt thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ nhất là tỷ lệ trái phiếu chậm trả phát sinh mới giảm dần, doanh nghiệp huy động vốn dễ hơn khi lãi suất giảm sau 4 lần hạ lãi suất liên tiếp của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ hai là các chính chính sách hỗ trợ kinh doanh của Chính phủ và kích cầu kinh tế sẽ phát huy hiệu quả hơn trong năm 2024, giúp doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn, cải thiện dòng tiền, từ đó giúp huy động vốn và khả năng phát hành cải thiện dần.
Theo chuyên gia, năm 2024, việc thực thi các quy định chặt chẽ hơn sẽ giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp kỷ luật hơn. Nhà phát hành sẽ phải công bố thông tin minh bạch hơn, giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn. Cùng với đó là quy định chặt chẽ hơn chủ thể tham gia thị trường, bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn và thị trường có phát triển hơn.
Thứ ba là với những thay đổi thị trường gần đây đã giúp tâm lý nhà đầu tư cải thiện dần. Khối ngân hàng sẽ là động lực cho phát hành mới cho thị trường khi lượng phát hành luôn lớn, chiếm khoảng 30-40% thị trường.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала