https://kevesko.vn/20231127/hau-dai-dan-em-tien-tu-scb-chay-ao-ao-vao-tui-truong-my-lan-26691324.html
Hậu đãi đàn em, tiền từ SCB chảy ào ào vào túi Trương Mỹ Lan
Hậu đãi đàn em, tiền từ SCB chảy ào ào vào túi Trương Mỹ Lan
Sputnik Việt Nam
Bà Trương Mỹ Lan đã biến SCB thành "công cụ tài chính" phục vụ cho lợi ích bản thân bằng cách cài cắm hàng loạt tay chân thân tín vào vị trí lãnh đạo ngân... 27.11.2023, Sputnik Việt Nam
2023-11-27T19:31+0700
2023-11-27T19:31+0700
2023-11-27T19:31+0700
ngân hàng scb
kinh tế
việt nam
tham ô tài sản
vi phạm
trương mỹ lan
ngân hàng
tài chính
bộ công an việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0b/07/19129877_0:384:2048:1536_1920x0_80_0_0_1bd7f0fd3542697be8ac30c3a58ae407.jpg
Báo Lao động dẫn nguồn tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an cho biết, cơ quan này đã đề nghị truy tố, xét xử vắng mặt 5 bị can là cựu lãnh đạo SCB do các bị can này đã bỏ trốn ra nước ngoài trước khi khởi tố vụ án.Trương Mỹ Lan cài cắm hàng loạt "đàn em" làm lãnh đạo SCBVOV dẫn nguồn tin Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an (C03) cho biết, cơ quan này đã có kết luận điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát, đề nghị truy tố 86 bị can về nhiều tội danh khác nhau.C03 xác định, bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) với tư cách là cổ đông chính của ngân hàng SCB đã cài cắm nhiều thân tín vào các vị trí chủ chốt, lãnh đạo của SCB. Qua đó, bị can chi phối hoạt động của ngân hàng này.Cụ thể, bằng cách thâu tóm, nắm giữ cổ phần chi phối, điều hành hoạt động ngân hàng thông qua các đối tượng chủ chốt tại SCB, bị can Trương Mỹ Lan đã sử dụng ngân hàng này, với chức năng của một ngân hàng thương mại cổ phần, như một công cụ tài chính để huy động tiền gửi của người dân và các tổ chức, huy động vốn từ các nguồn khác quy định của Luật các tổ chức tín dụng.Trương Mỹ Lan đã thông qua nhiều đàn em thân tín tại các vị trí chủ chốt, lãnh đạo SCB để thực hiện các thủ đoạn vi phạm pháp luật nhằm mang lại lợi ích cho bản thân. Ở chiều ngược lại, Lan cũng có những đãi ngộ đặc biệt, thưởng hậu hĩnh cho những người này.Theo tài liệu điều tra, những người này được hưởng mức lương cao từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, Trương Mỹ Lan còn tặng thưởng từ 300.000 cổ phiếu SCB (tương đương 3 tỷ đồng mệnh giá) đến 1 triệu cổ phiếu SCB (tương đương 10 tỷ đồng mệnh giá) cho đàn em thân tín tại SCB.Chăng hạn, bị can Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) khai nhận, trước khi được bà Lan "cất nhắc" lên vị trí Phó Tổng giám đốc đã làm việc tại ngân hàng SCB từ năm 2010, trải qua các vị trí Trưởng bộ phận tín dụng, Phó Giám đốc Tái thẩm định, quyền Giám đốc Khối phê duyệt tín dụng và xử lý nợ ngân hàng… Theo thời gian, Dung dẫn trở thành một trong những người thân tín của Trương Mỹ Lan.Trương Mỹ Lan "hậu đãi" đàn emCơ quan chức năng xác định, Trần Thị Mỹ Dung đã ký 395 Tờ trình tái thẩm định, 395 Biên bản họp Hội đồng kinh doanh và đầu tư Hội sở, 144 Tờ trình của Tổng Giám đốc (thừa ủy quyền Tổng Giám đốc) trình HĐQT đồng ý cho 394 khách hàng là cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, với 617 khoản vay tại ngân hàng SCB.Đến ngày 17/10/2022, các khoản vay này có dư nợ lên đến hơn 356.873 tỉ đồng gồm các khoản dư nợ gốc, dư nợ lãi, nợ lãi, phí đã được bán nợ, cấn trừ nợ.Bị can Dung khai biết rõ các khoản vay của cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát là phục vụ theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan.Đặc biệt, điểm chung của các khoản vay này là được theo dõi trên hệ thống Core Banking tại SCB là "HSTT – Hội sở tiếp thị", giải ngân, rút tiền của SCB ra trước, sau đó mới hoàn thiện hợp thức hồ sơ cho vay.Năm 2021, Trương Mỹ Lan đã thưởng cho Trần Thị Mỹ Dung 300.000 cổ phần SCB (tương đương 3 tỉ đồng mệnh giá). Trần Thị Mỹ Dung sau đó đã nộp lại số tài sản này để khắc phục hậu quả.Trong vụ án này, Trần Thị Mỹ Dung bị đề nghị truy tố về tội danh "Tham ô tài sản", giữ vai trò đồng phạm với Trương Mỹ Lan. Dung còn liên đới chiếm đoạt hơn 200.690 tỉ đồng, cùng gây thiệt hại số nợ lãi phát sinh hơn 69.000 tỉ đồng.Một trường hợp tương tự là bị can Bùi Nhân (cựu Phó Tổng giám đốc SCB). Theo tài liệu điều tra, Bùi Nhân đã ký, phê duyệt 225 tờ trình tái thẩm định đồng ý cho 224 khách hàng là cá nhân, pháp nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của Trương Mỹ Lan vay 286 khoản. Đến ngày 17/10/2022, dư nợ các khoản vay là hơn 182.287 tỉ đồng nợ gốc và hơn 27.000 tỉ đồng nợ lãi, phí.Nhờ "đóng góp" này, Bùi Nhân đã được bà chủ Vạn Thịnh Phát thưởng cho 1 triệu cổ phần SCB (tương đương 10 tỷ đồng mệnh giá). Bị can Nhân đã bán số cổ phần này lấy tiền sử dụng cá nhân.Trong vụ án này, bị can Bùi Nhân bị đề nghị truy tố tội danh "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khách liên quan đến hoạt động ngân hàng".Đề nghị xét xử vắng mặt 5 cựu lãnh đạo SCBTrong một diễn biến liên quan, Lao động dẫn thông tin từ C03 cho biết, trong quá trình điều tra vụ án xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB, cơ quan chức năng đã làm rõ vai trò của 5 bị can nguyên lãnh đạo SCB, giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan trong việc cho vay, giải ngân trái pháp luật.Cụ thể, từ ngày 25/7/2012 đến ngày 30/7/2013, cựu Chủ tịch HĐQT SCB Nguyễn Thị Thu Sương đã ký 4 biên bản họp/phiếu biểu quyết của HĐQT, 2 Nghị quyết đồng ý cho 79 khách hàng là cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, với 79 khoản vay tại SCB. Dư nợ đến ngày 17/10/2022 là hơn 55.814 tỷ đồng.Nguyễn Thị Thu Sương bị cáo buộc về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng".Tuy nhiên, trước khi khởi tố vụ án, Nguyễn Thị Thu Sương đã xuất cảnh ra nước ngoài, không xác định được đang ở đâu. Do vẫn chưa bắt được bị can, nên căn cứ Điều 290 Bộ Luật Tố tụng hình sự, C03 đề nghị VKSND Tối cao, Toà án cấp sơ thẩm truy tố, xét xử vắng mặt bị can Nguyễn Thị Thu Sương một cách nghiêm minh nhằm đảm bảo tính răn đe.Với cựu Phó Chủ tịch HĐQT SCB Chiêm Minh Dũng, C03 xác định, từ ngày 20/11/2012 đến ngày 4/4/2019, bị can đã ký 75 Tờ trình thẩm định cho vay, 143 biên bản họp Hội đồng kinh doanh và đầu tư hội sở, 9 biên bản họp Hội đồng kinh doanh và đầu tư Trung ương, 123 biên bản họp, phiếu biểu quyết của HĐQT, 58 Nghị quyết đồng ý cho 305 khách hàng là cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, với 362 khoản vay tại SCB, có dư nợ đến ngày 17/10/2022 là hơn 218.249 tỉ đồng (bao gồm nợ gốc, nợ lãi, phí).Bị can Dũng liên đới gây thiệt hại cho SCB số tiền hơn 140.713 tỷ đồng. Chiêm Minh Dũng cũng bị đề nghị truy tố, xét xử vắng mặt do trước khi khởi tố vụ án, bị can đã xuất cảnh ra nước ngoài, không xác định được đang ở đâu.C03 cũng đề nghị truy tố, xét xử vắng mặt bị can Trầm Thích Tồn, cựu Thành viên HĐQT SCB, với cùng tội danh trên. Lý do, trước khi khởi tố vụ án, ông Tồn đã xuất cảnh ra nước ngoài, hiện không xác định được đang ở đâu.Bị can Trầm Thích Tồn bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan, liên đới gây thiệt hại cho SCB hơn 7.176 tỉ đồng.C03 cũng đề nghị truy tố, xét xử vắng mặt bị can Nguyễn Lâm Anh Vũ, cựu Phó Giám đốc SCB Chi nhánh Bến Thành.Theo đó, từ ngày 13/8/2014 đến ngày 31.5.2015, Nguyễn Lâm Anh Vũ đã ký 112 tờ trình thẩm định, 36 hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản đồng ý cho 112 khách hàng cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát vay 112 khoản tại SCB. Đến ngày 17/10/2022, tổng dư nợ các khoản vay là hơn 4.486 tỉ đồng. Bị can Vũ liên đới gây thiệt hại cho SCB hơn 3.762 tỷ đồng.Trong số 5 người bị đề nghị truy tố, xét xử vắng mặt, có cựu Chủ tịch HĐQT SCB Đinh Văn Thành bị C03 cáo buộc 2 tội danh "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" và "Tham ô tài sản".Theo đó, từ ngày 28/6/2012 đến ngày 6/12/2020, Đinh Văn Thành trong các vai trò khác nhau đã ký 4 biên bản họp, tờ trình Hội đồng tín dụng Hội sở, 328 biên bản họp, phiếu biểu quyết, 273 nghị quyết đồng ý cho 268 khách hàng là cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay 479 khoản vay, có dư nợ tại SCB đến ngày 17/10/2022 là hơn 422.853 tỷ đồng.Bị can Thành bị cáo buộc liên đới gây thiệt hại cho SCB hơn 42.770 tỷ đồng; liên đới chiếm đoạt của SCB hơn 189.103 tỷ đồng, đồng thời gây thiệt hại số tiền nợ lãi phát sinh hơn 99.677 tỷ đồng.Riêng 2 bị can người nước ngoài là Henry Sun Ka Ziang và Lee George Lam, cùng là 2 cựu Thành viên HĐQT SCB ban đầu bị C03 khởi tố. Tuy nhiên, C03 sau đó đã tạm đình chỉ điều tra với 2 bị can này, do chưa có kết quả tương trợ tư pháp cũng như không rõ hai cá nhân nói trên hiện đang ở đâu.
https://kevesko.vn/20231123/ai-la-chu-so-huu-that-cua-ngan-hang-bai-hoc-tu-scb-van-thinh-phat-26628231.html
https://kevesko.vn/20231119/thong-tin-bat-ngo-ve-ty-phu-chu-lap-co-va-vu-vay-khong-o-scb-26538389.html
https://kevesko.vn/20231104/sau-lenh-truy-na-7-cuu-lanh-dao-scb-viet-nam-khoi-to-them-5-bi-can-vu-van-thinh-phat-26280200.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0b/07/19129877_0:0:2048:1536_1920x0_80_0_0_5eb3bd1d339fea5e51efd1844b153ed3.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
ngân hàng scb, kinh tế, việt nam, tham ô tài sản, vi phạm, trương mỹ lan, ngân hàng, tài chính, bộ công an việt nam
ngân hàng scb, kinh tế, việt nam, tham ô tài sản, vi phạm, trương mỹ lan, ngân hàng, tài chính, bộ công an việt nam
Báo Lao động dẫn nguồn tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an cho biết, cơ quan này đã đề nghị truy tố, xét xử vắng mặt 5 bị can là cựu lãnh đạo SCB do các bị can này đã bỏ trốn ra nước ngoài trước khi khởi tố vụ án.
Trương Mỹ Lan cài cắm hàng loạt "đàn em" làm lãnh đạo SCB
VOV dẫn nguồn tin Cơ quan Cảnh sát điều tra –
Bộ Công an (C03) cho biết, cơ quan này đã có kết luận điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát, đề nghị truy tố 86 bị can về nhiều tội danh khác nhau.
C03 xác định, bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) với tư cách là cổ đông chính của ngân hàng SCB đã cài cắm nhiều thân tín vào các vị trí chủ chốt, lãnh đạo của SCB. Qua đó, bị can chi phối hoạt động của ngân hàng này.
Cụ thể, bằng cách thâu tóm, nắm giữ cổ phần chi phối, điều hành hoạt động ngân hàng thông qua các đối tượng chủ chốt tại SCB,
bị can Trương Mỹ Lan đã sử dụng ngân hàng này, với chức năng của một ngân hàng thương mại cổ phần, như một công cụ tài chính để huy động tiền gửi của người dân và các tổ chức, huy động vốn từ các nguồn khác quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
"Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay, Ngân hàng SCB lại chủ yếu phục vụ cho mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan", - VOV dẫn kết luận điều tra.
Trương Mỹ Lan đã thông qua nhiều đàn em thân tín tại các vị trí chủ chốt, lãnh đạo SCB để thực hiện các thủ đoạn vi phạm pháp luật nhằm mang lại lợi ích cho bản thân. Ở chiều ngược lại, Lan cũng có những đãi ngộ đặc biệt, thưởng hậu hĩnh cho những người này.
Theo tài liệu điều tra, những người này được hưởng mức lương cao từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, Trương Mỹ Lan còn tặng thưởng từ 300.000 cổ phiếu SCB (tương đương 3 tỷ đồng mệnh giá) đến 1 triệu cổ phiếu SCB (tương đương 10 tỷ đồng mệnh giá) cho đàn em thân tín tại SCB.
Chăng hạn, bị can Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) khai nhận, trước khi được bà Lan "cất nhắc" lên vị trí Phó Tổng giám đốc đã làm việc tại ngân hàng SCB từ năm 2010, trải qua các vị trí Trưởng bộ phận tín dụng, Phó Giám đốc Tái thẩm định, quyền Giám đốc Khối phê duyệt tín dụng và xử lý nợ ngân hàng… Theo thời gian, Dung dẫn trở thành một trong những người thân tín của Trương Mỹ Lan.
23 Tháng Mười Một 2023, 19:08
Trương Mỹ Lan "hậu đãi" đàn em
Cơ quan chức năng xác định, Trần Thị Mỹ Dung đã ký 395 Tờ trình tái thẩm định, 395 Biên bản họp Hội đồng kinh doanh và đầu tư Hội sở, 144 Tờ trình của Tổng Giám đốc (thừa ủy quyền Tổng Giám đốc) trình HĐQT đồng ý cho 394 khách hàng là cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, với 617 khoản vay tại ngân hàng SCB.
Đến ngày 17/10/2022, các khoản vay này có dư nợ lên đến hơn 356.873 tỉ đồng gồm các khoản dư nợ gốc, dư nợ lãi, nợ lãi, phí đã được bán nợ, cấn trừ nợ.
Bị can Dung khai biết rõ các khoản vay của cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát là phục vụ theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan.
"Trương Mỹ Lan chi phối mọi hoạt động của ngân hàng SCB kể cả về nhân sự và hoạt động tín dụng thông qua các thân tín, giữ vai trò chủ chốt tại SCB", - Trần Thị Mỹ Dung khai nhận.
Đặc biệt, điểm chung của các khoản vay này là được theo dõi trên hệ thống Core Banking tại SCB là "HSTT – Hội sở tiếp thị", giải ngân, rút tiền của SCB ra trước, sau đó mới hoàn thiện hợp thức hồ sơ cho vay.
Năm 2021, Trương Mỹ Lan đã thưởng cho Trần Thị Mỹ Dung 300.000 cổ phần SCB (tương đương 3 tỉ đồng mệnh giá). Trần Thị Mỹ Dung sau đó đã nộp lại số tài sản này để khắc phục hậu quả.
Trong vụ án này, Trần Thị Mỹ Dung bị đề nghị truy tố về tội danh "
Tham ô tài sản", giữ vai trò đồng phạm với Trương Mỹ Lan. Dung còn liên đới chiếm đoạt hơn 200.690 tỉ đồng, cùng gây thiệt hại số nợ lãi phát sinh hơn 69.000 tỉ đồng.
Một trường hợp tương tự là bị can Bùi Nhân (cựu Phó Tổng giám đốc SCB). Theo tài liệu điều tra, Bùi Nhân đã ký, phê duyệt 225 tờ trình tái thẩm định đồng ý cho 224 khách hàng là cá nhân, pháp nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của Trương Mỹ Lan vay 286 khoản. Đến ngày 17/10/2022, dư nợ các khoản vay là hơn 182.287 tỉ đồng nợ gốc và hơn 27.000 tỉ đồng nợ lãi, phí.
19 Tháng Mười Một 2023, 20:54
Nhờ "đóng góp" này, Bùi Nhân đã được bà chủ Vạn Thịnh Phát thưởng cho 1 triệu cổ phần SCB (tương đương 10 tỷ đồng mệnh giá). Bị can Nhân đã bán số cổ phần này lấy tiền sử dụng cá nhân.
Trong vụ án này, bị can Bùi Nhân bị đề nghị truy tố tội danh "
Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khách liên quan đến hoạt động ngân hàng".
Đề nghị xét xử vắng mặt 5 cựu lãnh đạo SCB
Trong một diễn biến liên quan, Lao động dẫn thông tin từ C03 cho biết, trong quá trình điều tra vụ án xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB, cơ quan chức năng đã làm rõ vai trò của 5 bị can nguyên lãnh đạo SCB, giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan trong việc cho vay,
giải ngân trái pháp luật.
Cụ thể, từ ngày 25/7/2012 đến ngày 30/7/2013, cựu Chủ tịch HĐQT SCB Nguyễn Thị Thu Sương đã ký 4 biên bản họp/phiếu biểu quyết của HĐQT, 2 Nghị quyết đồng ý cho 79 khách hàng là cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, với 79 khoản vay tại SCB. Dư nợ đến ngày 17/10/2022 là hơn 55.814 tỷ đồng.
Nguyễn Thị Thu Sương bị cáo buộc về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng".
Tuy nhiên, trước khi khởi tố vụ án, Nguyễn Thị Thu Sương đã xuất cảnh ra nước ngoài, không xác định được đang ở đâu. Do vẫn chưa bắt được bị can, nên căn cứ Điều 290 Bộ Luật Tố tụng hình sự, C03 đề nghị VKSND Tối cao, Toà án cấp sơ thẩm truy tố, xét xử vắng mặt bị can Nguyễn Thị Thu Sương một cách nghiêm minh nhằm đảm bảo tính răn đe.
Với cựu Phó Chủ tịch HĐQT SCB Chiêm Minh Dũng, C03 xác định, từ ngày 20/11/2012 đến ngày 4/4/2019, bị can đã ký 75 Tờ trình thẩm định cho vay, 143 biên bản họp Hội đồng kinh doanh và đầu tư hội sở, 9 biên bản họp Hội đồng kinh doanh và đầu tư Trung ương, 123 biên bản họp, phiếu biểu quyết của HĐQT, 58 Nghị quyết đồng ý cho 305 khách hàng là cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Tập đoàn
Vạn Thịnh Phát, với 362 khoản vay tại SCB, có dư nợ đến ngày 17/10/2022 là hơn 218.249 tỉ đồng (bao gồm nợ gốc, nợ lãi, phí).
Bị can Dũng liên đới gây thiệt hại cho SCB số tiền hơn 140.713 tỷ đồng. Chiêm Minh Dũng cũng bị đề nghị truy tố, xét xử vắng mặt do trước khi khởi tố vụ án, bị can đã xuất cảnh ra nước ngoài, không xác định được đang ở đâu.
C03 cũng đề nghị truy tố, xét xử vắng mặt bị can Trầm Thích Tồn, cựu Thành viên HĐQT SCB, với cùng tội danh trên. Lý do, trước khi khởi tố vụ án, ông Tồn đã xuất cảnh ra nước ngoài, hiện không xác định được đang ở đâu.
Bị can Trầm Thích Tồn bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan, liên đới gây thiệt hại cho SCB hơn 7.176 tỉ đồng.
C03 cũng đề nghị truy tố, xét xử vắng mặt bị can Nguyễn Lâm Anh Vũ, cựu Phó Giám đốc SCB Chi nhánh Bến Thành.
Theo đó, từ ngày 13/8/2014 đến ngày 31.5.2015, Nguyễn Lâm Anh Vũ đã ký 112 tờ trình thẩm định, 36 hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản đồng ý cho 112 khách hàng cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát vay 112 khoản tại SCB. Đến ngày 17/10/2022, tổng dư nợ các khoản vay là hơn 4.486 tỉ đồng. Bị can Vũ liên đới gây thiệt hại cho SCB hơn 3.762 tỷ đồng.
4 Tháng Mười Một 2023, 13:45
Trong số 5 người bị đề nghị truy tố, xét xử vắng mặt, có cựu Chủ tịch HĐQT SCB Đinh Văn Thành bị C03 cáo buộc 2 tội danh "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" và "Tham ô tài sản".
Theo đó, từ ngày 28/6/2012 đến ngày 6/12/2020, Đinh Văn Thành trong các vai trò khác nhau đã ký 4 biên bản họp, tờ trình Hội đồng tín dụng Hội sở, 328 biên bản họp, phiếu biểu quyết, 273 nghị quyết đồng ý cho 268 khách hàng là cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay 479
khoản vay, có dư nợ tại SCB đến ngày 17/10/2022 là hơn 422.853 tỷ đồng.
Bị can Thành bị cáo buộc liên đới gây thiệt hại cho SCB hơn 42.770 tỷ đồng; liên đới chiếm đoạt của SCB hơn 189.103 tỷ đồng, đồng thời gây thiệt hại số tiền nợ lãi phát sinh hơn 99.677 tỷ đồng.
"Trước khi khởi tố vụ án, Đinh Văn Thành đã xuất cảnh ra nước ngoài, hiện không xác định đang ở đâu", - báo Lao động dẫn kết luận điều tra.
Riêng 2 bị can người nước ngoài là Henry Sun Ka Ziang và Lee George Lam, cùng là 2 cựu Thành viên HĐQT SCB ban đầu bị C03 khởi tố. Tuy nhiên, C03 sau đó đã tạm đình chỉ điều tra với 2 bị can này, do chưa có kết quả tương trợ tư pháp cũng như không rõ hai cá nhân nói trên hiện đang ở đâu.