https://kevesko.vn/20231203/got-chan-a-sin-doanh-nghiep-viet-khong-the-lam-an-kieu-ban-duoc-hang-roi-thoi-26804789.html
Gót chân A-sin: Doanh nghiệp Việt không thể làm ăn kiểu “bán được hàng rồi thôi”
Gót chân A-sin: Doanh nghiệp Việt không thể làm ăn kiểu “bán được hàng rồi thôi”
Sputnik Việt Nam
Cơ quan kiểm dịch Nhật Bản vừa buộc tiêu huỷ 2 lô hàng sầu riêng, ớt nhập khẩu từ Việt Nam vì tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép. 03.12.2023, Sputnik Việt Nam
2023-12-03T17:27+0700
2023-12-03T17:27+0700
2023-12-03T17:27+0700
việt nam
nhật bản
sầu riêng
ớt
xuất khẩu
https://cdn.img.kevesko.vn/img/613/35/6133577_0:71:1921:1151_1920x0_80_0_0_fa46ea9633cf676654b5f1011b7950a0.jpg
Theo chuyên gia, ngành rau quả Việt Nam cần khắc phục nhược điểm “gót chân A-sin” là mối liên kết lỏng lẻo giữa nhà vườn và doanh nghiệp, tránh tình trạng “bán được hàng rồi thôi”, chỉ thấy cái lợi trước mắt không tính cái lợi lâu dài.Nhật Bản buộc tiêu huỷ 2 lô hàng Việt NamTheo tờ Thanh niên, Công ty Japan Apple LLC (văn phòng đặt tại Tokyo, Nhật Bản) cho biết doanh nghiệp này vừa thiệt hại hàng trăm triệu đồng, vì lý do 2 lô hàng sầu riêng, ớt nhập khẩu từ Việt Nam bị cơ quan kiểm dịch Nhật Bản lấy mẫu xét nghiệm và phát hiện tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật.Cụ thể, bà Lê Thị Kiều Oanh, Giám đốc Japan Apple LLC cho hay, lô hàng sầu riêng có trọng lượng khoảng 1,4 tấn được nhập khẩu qua một doanh nghiệp lớn tại Việt Nam từ hôm 5/10, có giá 132.000 đồng/kg.Khi lô hàng được vận chuyển đến Nhật Bản, cơ quan kiểm dịch nước này đã lấy mẫu xét nghiệm và phát hiện trong sản phẩm có tồn dư hoạt chất procymidone hàm lượng 0,03 ppm, cao hơn tiêu chuẩn cho phép của Nhật là 0,01 ppm. Được biết, procymidone là hoạt chất có trong thuốc trừ sâu, với tác dụng diệt nấm mốc.Trong khi đó, với lô hàng hơn 4 tấn ớt, nhà chức trách Nhật Bản lấy mẫu xét nghiệm 4 hoạt chất thì có tới 2 hoạt chất tồn dư vượt ngưỡng cho phép, gồm tricyclazole 0,2 ppm và hexaconazole 0,03 ppm, trong khi tiêu chuẩn cho phép chỉ là 0,01 ppm.Theo bà Kiều Oanh, cả 2 lô hàng trên đã bị cơ quan kiểm dịch Nhật Bản yêu cầu tiêu hủy. Riêng lô sầu riêng, doanh nghiệp thiệt hại hơn 200 triệu đồng. Trong khi đó, lô hàng ớt nếu không nhập khẩu bù thì khả năng cao công ty sẽ bị phạt theo hợp đồng.Trước đó, hồi tháng 9, Japan Apple LLC cũng nhập phải 1 lô hàng sầu riêng cắt non. Sau nhiều ngày giao hàng đến đối tác, sầu riêng không chín bình thường mà chín ép, có mùi chua. Công ty sau đó đã phải cho thu hồi sản phẩm, chịu lỗ nặng.Xuất được hàng đi là “phủi” trách nhiệmBà Kiều Oanh cho biết, Nhật Bản đang áp dụng kiểm dịch tất cả sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam, khiến các doanh nghiệp tốn kém nhiều chi phí, thời gian hàng lưu kho kéo dài, ảnh hưởng đến khâu phân phối, tiêu thụ.Thế nhưng, trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần xuất hàng đi xong là gần như chối bỏ trách nhiệm. Có một số vụ việc, doanh nghiệp yêu cầu phía đối tác chia sẻ trách nhiệm thì họ trừ bớt tiền hàng nhưng sau đó tìm cách nâng giá bán.Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông, xuất khẩu rau quả ghi nhận kim ngạch hơn 5,3 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2023. Đây là con số cao kỷ lục từ trước đến nay, nhưng đằng sau nó vẫn còn nhiều lo ngại về lỗ hổng trong chuỗi liên kết ở ngành hàng rau quả, cần sớm được khắc phục.Ví dụ điển hình là sầu riêng, mặt hàng đóng góp 2 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả 11 tháng qua, nhưng đang tồn tại nghịch lý là dù được giá cao nhưng nhiều doanh nghiệp thu mua để xuất khẩu lại lỗ nặng.Theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phú Nguyên, mặt hàng sầu riêng có một “gót chân A-sin” là mối liên kết giữa nhà vườn với doanh nghiệp rất lỏng lẻo. Chỉ vì lợi nhuận, người ta có thể sẵn sàng phá bỏ hợp đồng, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp.Đặc biệt, không phải nông hộ nào cũng quen với việc sản xuất theo hợp đồng, đảm bảo tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất hàng hóa. Khi các chủ thể chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà chưa thấy được lợi ích lâu dài trong sản xuất thì việc phá vỡ chuỗi liên kết là khó tránh khỏi.Chưa hết, cũng vì thói quen làm ăn mang tính tự phát của nông dân vẫn còn tồn tại, dẫn đến việc sản xuất làm ăn manh mún, sản phẩm rau quả thiếu đồng nhất, chất lượng không cao.Tính liên kết lỏng lẻo nói trên đòi hỏi ngành rau quả Việt Nam cần phải sớm tìm ra hướng khắc phục, tránh đứt gãy những chuỗi liên kết hiện có. Chỉ khi tháo gỡ được vấn đề này thì ngành rau quả Việt Nam mới có thể tiến xa trên thị trường thế giới.Về phần mình, ông Tạ Đức Minh - Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, Nhật Bản là thị trường có tiêu chuẩn rất cao với các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là trái cây.Một khi đã thâm nhập được vào thị trường này, việc xuất khẩu sẽ ổn định và lâu dài, nhưng yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm, giá bán và sản lượng cung ứng.Ông Minh khuyến cáo, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi làm ăn kinh doanh với Nhật Bản không nên chỉ dừng ở việc “mua đứt, bán đoạn” mà cần duy trì theo dõi, kiểm soát xem sản phẩm của mình được thị trường đón nhận như thế nào, phản hồi của khách hàng nhằm tránh những rủi ro không đáng có.
https://kevesko.vn/20230920/trung-quoc-phat-canh-bao-voi-nhieu-ma-sau-rieng-viet-nam-25375517.html
https://kevesko.vn/20230616/viet-nam-xuat-khau-chinh-ngach-luong-sau-rieng-khung-qua-trung-quoc-23628616.html
https://kevesko.vn/20220725/ngoai-giao-sau-rieng-trung-quoc-dung--trai-cay-vua-de-tang-cuong-quan-he-voi-dong-nam-a-16588579.html
nhật bản
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/613/35/6133577_103:0:1810:1280_1920x0_80_0_0_ce8b6818f78ef7fc48c15ae08e972bcf.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, nhật bản, sầu riêng, ớt, xuất khẩu
việt nam, nhật bản, sầu riêng, ớt, xuất khẩu
Gót chân A-sin: Doanh nghiệp Việt không thể làm ăn kiểu “bán được hàng rồi thôi”
Cơ quan kiểm dịch Nhật Bản vừa buộc tiêu huỷ 2 lô hàng sầu riêng, ớt nhập khẩu từ Việt Nam vì tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.
Theo chuyên gia, ngành rau quả Việt Nam cần khắc phục nhược điểm “gót chân A-sin” là mối liên kết lỏng lẻo giữa nhà vườn và doanh nghiệp, tránh tình trạng “bán được hàng rồi thôi”, chỉ thấy cái lợi trước mắt không tính cái lợi lâu dài.
Nhật Bản buộc tiêu huỷ 2 lô hàng Việt Nam
Theo tờ Thanh niên, Công ty Japan Apple LLC (văn phòng đặt tại Tokyo, Nhật Bản) cho biết doanh nghiệp này vừa thiệt hại hàng trăm triệu đồng, vì lý do 2 lô hàng sầu riêng, ớt nhập khẩu từ Việt Nam bị cơ quan kiểm dịch Nhật Bản lấy mẫu xét nghiệm và phát hiện tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật.
Cụ thể, bà Lê Thị Kiều Oanh, Giám đốc Japan Apple LLC cho hay,
lô hàng sầu riêng có trọng lượng khoảng 1,4 tấn được nhập khẩu qua một doanh nghiệp lớn tại Việt Nam từ hôm 5/10, có giá 132.000 đồng/kg.
Khi lô hàng được vận chuyển đến Nhật Bản, cơ quan kiểm dịch nước này đã lấy mẫu xét nghiệm và phát hiện trong sản phẩm có tồn dư hoạt chất procymidone hàm lượng 0,03 ppm, cao hơn tiêu chuẩn cho phép của Nhật là 0,01 ppm. Được biết, procymidone là hoạt chất có trong thuốc trừ sâu, với tác dụng diệt nấm mốc.
20 Tháng Chín 2023, 15:37
Trong khi đó, với lô hàng hơn 4 tấn ớt, nhà chức trách Nhật Bản lấy mẫu xét nghiệm 4 hoạt chất thì có tới 2 hoạt chất tồn dư vượt ngưỡng cho phép, gồm tricyclazole 0,2 ppm và hexaconazole 0,03 ppm, trong khi tiêu chuẩn cho phép chỉ là 0,01 ppm.
Theo bà Kiều Oanh, cả 2 lô hàng trên đã bị cơ quan kiểm dịch Nhật Bản yêu cầu tiêu hủy. Riêng lô sầu riêng, doanh nghiệp thiệt hại hơn 200 triệu đồng. Trong khi đó, lô hàng ớt nếu không nhập khẩu bù thì khả năng cao công ty sẽ bị phạt theo hợp đồng.
Trước đó, hồi tháng 9, Japan Apple LLC cũng nhập phải 1 lô hàng sầu riêng cắt non. Sau nhiều ngày giao hàng đến đối tác, sầu riêng không chín bình thường mà chín ép, có mùi chua. Công ty sau đó đã phải cho thu hồi sản phẩm, chịu lỗ nặng.
Xuất được hàng đi là “phủi” trách nhiệm
Bà Kiều Oanh cho biết, Nhật Bản đang áp dụng kiểm dịch tất cả sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam, khiến các doanh nghiệp tốn kém nhiều chi phí, thời gian hàng lưu kho kéo dài, ảnh hưởng đến khâu phân phối, tiêu thụ.
Thế nhưng, trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần xuất hàng đi xong là gần như chối bỏ trách nhiệm. Có một số vụ việc, doanh nghiệp yêu cầu phía đối tác chia sẻ trách nhiệm thì họ trừ bớt tiền hàng nhưng sau đó tìm cách nâng giá bán.
Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông, xuất khẩu rau quả ghi nhận kim ngạch hơn 5,3 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2023. Đây là con số cao kỷ lục từ trước đến nay, nhưng đằng sau nó vẫn còn nhiều lo ngại về lỗ hổng trong chuỗi liên kết ở ngành hàng rau quả, cần sớm được khắc phục.
Ví dụ điển hình là sầu riêng, mặt hàng đóng góp 2 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả 11 tháng qua, nhưng đang tồn tại nghịch lý là dù được giá cao nhưng nhiều doanh nghiệp thu mua để xuất khẩu lại lỗ nặng.
Theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phú Nguyên, mặt hàng sầu riêng có một “gót chân A-sin” là mối liên kết giữa nhà vườn với doanh nghiệp rất lỏng lẻo. Chỉ vì lợi nhuận, người ta có thể sẵn sàng phá bỏ hợp đồng, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp.
Đặc biệt, không phải nông hộ nào cũng quen với việc sản xuất theo hợp đồng, đảm bảo tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất hàng hóa. Khi các chủ thể chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà chưa thấy được lợi ích lâu dài trong sản xuất thì việc phá vỡ chuỗi liên kết là khó tránh khỏi.
Chưa hết, cũng vì thói quen làm ăn mang tính tự phát của nông dân vẫn còn tồn tại, dẫn đến việc sản xuất làm ăn manh mún, sản phẩm rau quả thiếu đồng nhất, chất lượng không cao.
Tính liên kết lỏng lẻo nói trên đòi hỏi
ngành rau quả Việt Nam cần phải sớm tìm ra hướng khắc phục, tránh đứt gãy những chuỗi liên kết hiện có. Chỉ khi tháo gỡ được vấn đề này thì ngành rau quả Việt Nam mới có thể tiến xa trên thị trường thế giới.
Về phần mình, ông Tạ Đức Minh - Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, Nhật Bản là thị trường có tiêu chuẩn rất cao với các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là trái cây.
Một khi đã thâm nhập được vào thị trường này, việc xuất khẩu sẽ ổn định và lâu dài, nhưng yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm, giá bán và sản lượng cung ứng.
Ông Minh khuyến cáo, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi làm ăn kinh doanh với Nhật Bản không nên chỉ dừng ở việc “mua đứt, bán đoạn” mà cần duy trì theo dõi, kiểm soát xem sản phẩm của mình được thị trường đón nhận như thế nào, phản hồi của khách hàng nhằm tránh những rủi ro không đáng có.