Làm thế nào để chuyển hàng hoá từ Việt Nam sang Nga nhanh chóng hơn?

© Sputnik / Ilya Naymushin / Chuyển đến kho ảnhVận chuyển với sự hỗ trợ của Công ty "Hậu cần Đường sắt Nga"
Vận chuyển với sự hỗ trợ của Công ty Hậu cần Đường sắt Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2023
Đăng ký
Nga và Việt Nam có nhiều mặt hàng tốt để trao đổi với nhau. Nguyên liệu khoáng sản, nông sản và thực phẩm, phân bón và sản phẩm kim loại từ Nga, đồ điện tử, sản phẩm công nghiệp nhẹ, cà phê, đồ nội thất, hải sản và trái cây từ Việt Nam - tất cả những thứ này đều luôn được cư dân hai nước ưa chuộng.
Nhưng Nga và Việt Nam cách xa nhau hàng nghìn km, hàng hóa từ nước này đến nước kia bằng cách nào? Có ba cách vận chuyển: đường biển, đường hàng không và đường sắt.
Đường hàng không tất nhiên là nhanh nhất nhưng lại cũng đắt nhất. Thêm vào đó, Việt Nam chưa có hãng hàng không chuyên vận tải nên khối lượng hàng hóa lưu thông bằng con đường này rất hạn chế. Vận chuyển hàng không còn gặp khó khăn gấp bội do tình hình địa chính trị phức tạp, khiến chưa khôi phục tuyến bay thẳng trực tiếp giữa hai nước.
Đường biển là phổ biến nhất, rẻ nhất nhưng cũng xa ngái và tốn thời gian nhất. Có hai phương án chuyên chở: đưa hàng từ TP Hồ Chí Minh đến Vladivostok bằng đường biển rồi sau đó bằng đường sắt đến Nga và EAEU. Hoặc thông qua Kênh đào Suez đến Saint-Peterburg rồi chở bằng tàu hỏa và ô tô xuyên khắp nước Nga.
Nhưng cảng Vladivostok mà vai trò tăng lên đáng kể trong những năm gần đây thì đang ở tình trạng quá tải.
© Sputnik / Vitaliy Ankov / Chuyển đến kho ảnhCảng Vladivostok
Cảng Vladivostok - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2023
Cảng Vladivostok
Trong những điều kiện này, cơ hội lớn sẽ mở ra cho tuyến vận chuyển hàng hóa thứ ba - bằng đường sắt xuyên Trung Quốc. Tuyến đường này rẻ hơn đường hàng không và nhanh hơn đường biển. Vận tải hàng hóa đường sắt từ Việt Nam đến Nga được thực hiện theo tuyến đường sắt container quốc tế Á – Âu. Lộ trình bắt đầu từ ga Gia Lâm đến các ga nội địa của Trung Quốc, sau đó chia thành 3 hướng: qua Trung Quốc đến Nga, qua Kazakhstan đến Nga, qua Mông Cổ đến Nga và các nước EAEU. Tuy nhiên hiện tại vận tải đường sắt chỉ chiếm vị trí nhỏ trong giao thương Nga-Việt, mặc dù cách thức này có triển vọng rất tốt.

Ưu điểm và nhược điểm của vận tải đường sắt

Những việc cần làm để khai thác phát triển loại hình vận tải này chính là nội dung bàn bạc tại hội thảo vừa được Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức trực tuyến với sự tham gia của đông đảo đại diện các cơ quan Chính phủ, các công ty thương mại và logistics đến từ Nga, Việt Nam và Trung Quốc. Cuộc thảo luận hóa ra rất thú vị và hữu ích. Điều chính yếu mà hội thảo thể hiện là nguyện vọng chân thành và quyết tâm của tất cả những người tham gia, sẵn sàng làm tất cả những gì có thể để gia tăng lưu lượng hàng hóa trao đổi giữa Nga và Việt Nam bằng đường sắt.
Như ông Dương Hoàng Minh Đại diện Thương mại Việt Nam tại Nga lưu ý, vận tải đường sắt nhanh chóng, an toàn và có mức giá cạnh tranh so với những phương thức vận tải khác. Tuy nhiên, cũng theo nhận xét của cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Nga, trong năm 2022 chỉ có 2.000 container 40 feet được vận chuyển bằng đường sắt giữa LB Nga và Việt Nam, rõ ràng là con số cực kỳ nhỏ bé trong tổng khối lượng vận chuyển thương mại.
Còn ông Vyacheslav Kharinov Đại diện Thương mại Nga tại Việt Nam thì cho rằng trong những năm tới khối lượng vận tải đường sắt giữa hai nước sẽ tăng gấp 3-4 lần. Loại hình phương tiện vận tải này cũng có thể được sử dụng để chuyển hàng hóa của Nga tới Lào và Thái Lan.
Đường sắt đón chuyến tàu chuyên tuyến từ Trung Quốc tới Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2023
"Mở lối" cho liên vận đường sắt Việt-Trung-Nga
Một trong những nguyên nhân chính gây khó khăn và làm chậm tốc độ vận tải đường sắt giữa Nga và Việt Nam là sự chênh lệch về chiều rộng khổ đường sắt. Ở Nga chỉ số này là 1.520 mm, ở Trung Quốc – 1.435 mm, còn ở Việt Nam hầu hết các tuyến đường sắt đều có đường ray khổ 1.000 mm.
Vì thế, tại các điểm trung chuyển biên giới giữa Nga và Trung Quốc, giữa Trung Quốc và Việt Nam, các container hàng phải được sắp xếp lại chuyển lên đoàn tàu có chiều rộng trục hợp với đường ray khác.
Tuy nhiên, như ông Nguyễn Huy Hiển Phó Cục trưởng Cục Giao thông Đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam thông báo, phía Việt Nam đang thiết kế và xây dựng tuyến đường điện khí hóa khổ ray 1.435 mm để kết nối với Trung Quốc và xa hơn nữa là với Châu Âu và Nga. Trong kế hoạch phát triển mạng lưới đường sắt đến năm 2030 với tầm nhìn đến năm 2050 dự trù xây dựng 25 tuyến đường sắt hiện đại cao tốc.

Nhanh hơn, đáng tin cậy hơn, giá thành rẻ hơn!

Hàng hóa từ Nga sang Việt Nam được vận chuyển với sự hỗ trợ của Công ty "Hậu cần Đường sắt Nga", là công ty con của Tập đoàn khổng lồ "Đường sắt Nga". Như ông Roman Andropov cố vấn của CEO công ty cho biết:

"Công ty cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, quản lý chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa quá khổ, hàng nông sản và vận chuyển dành cho các khách hàng vừa và nhỏ. Những tuyến đường cơ bản là vận chuyển từ châu Á đến Nga, Belarus, Kazakhstan, châu Âu và theo hướng khứ hồi. Từ năm nay, trong vận chuyển hàng hóa mà chủ yếu là thực phẩm, công ty đã đưa vào vận hành những toa xe chuyên dụng đòi hỏi đảm bảo điều kiện nhiệt độ đặc biệt. Chúng tôi đang chờ những yêu cầu vận chuyển từ Việt Nam sang Nga và Kazakhstan".

Khi vận chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác, có hai chỉ số quan trọng nhất đối với doanh nhân là thời gian và chi phí. Như ông Lê Trường Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nga cho biết, các doanh nhân Việt Nam rất hy vọng rằng trong thời gian tới, cơ sở hạ tầng đường sắt sẽ được cải thiện và chi phí vận chuyển sẽ trở nên hợp lý, từ đó giúp thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Xe lửa chạy điện Cánh én trên cung đường Vành đai trung tâm Matxcơva. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.07.2023
Tập đoàn đường sắt Nga tìm hiểu khả năng tham gia xây dựng đường sắt tại Việt Nam
"Tổng chi phí vận tải đường sắt bao gồm 3 thành tố: chi phí vận chuyển ở Nga, Trung Quốc và Việt Nam. Chúng tôi biết rằng đường sắt của Nga và Trung Quốc làm việc chặt chẽ với nhau và có ưu đãi giảm giá cho một số nhóm hàng hóa nhất định, chúng tôi cũng cần hợp tác mật thiết với hai nước này để nhận được mức giá tốt cho khâu vận chuyển".
Đường biển vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Nga mất tới 35 ngày đêm. Nhưng một đoàn xe lửa từ cụm hậu cần "Vorsino" ở vùng Kaluga gần Matxcơva đến được Hà Nội sau 20 ngày đêm. Tuyến đường ở Nga do Công ty "Hậu cần Đường sắt Nga" đảm trách, ở lãnh thổ Trung Quốc do đối tác Trung Quốc cung cấp còn ở Việt Nam là phần việc của công ty "Ratrako".
Theo đánh giá do ông Philipp Nissen CEO của "Freight Village" nêu ra tại hội thảo, "Vorsino" là cụm hậu cần đa phương thức đầu tiên của Nga, cung cấp khả năng tiếp cận trực tiếp đến đường bộ và đường sắt cũng như sân bay.

"Cụm này hiện xử lý 250.000 container mỗi năm và tổng công suất là 500.000 container mỗi năm. Năm 2016, cụm này đã được kết cấu vào dự án "Con đường Tơ lụa" còn năm 2022 - nằm trong hành lang vận tải quốc tế Bắc-Nam. Cụm cung cấp đầy đủ các dịch vụ từ nhận container, lưu kho, thông quan, có khách sạn riêng và thuận tiện để mời chào các nhà đầu tư thực hiện bất kỳ dự án. Năm 2023, chúng tôi nhận khoảng 300 container từ Việt Nam, thông quan và bàn giao cho bên đặt hàng. Tôi tin rằng việc phát triển liên hệ thông qua cụm của chúng ta là rất quan trọng đối với tương lai tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa các nước", - ông Philip Nissen nói.

Tổng hợp ý kiến ​​do các chuyên gia nêu lên từ diễn đàn hội thảo, ông Đặng Minh Khôi Đại sứ CHXHCN Việt Nam tại Nga đã chỉ ra những vấn đề chính đang cản trở sự phát triển vận tải hàng hóa đường sắt giữa Nga và Việt Nam. Đó là cơ sở hạ tầng đường bộ, sự khác biệt về chiều rộng đường ray, trang thiết bị chưa hoàn thiện của các điểm trung chuyển ở biên giới và sự phức tạp trong khâu thông quan hàng hóa.
© Sputnik / Pavel Lisitsyn / Chuyển đến kho ảnhVận chuyển với sự hỗ trợ của Công ty "Hậu cần Đường sắt Nga"
Vận chuyển với sự hỗ trợ của Công ty Hậu cần Đường sắt Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2023
Vận chuyển với sự hỗ trợ của Công ty "Hậu cần Đường sắt Nga"
Đó còn là vấn đề thanh toán: không thể thanh toán bằng USD còn tỷ giá hối đoái của đồng rúp Nga không ổn định. Và vấn đề cuối cùng là thực trạng thiếu thông tin đầy đủ về hoạt động kinh doanh của nhau giữa các công ty thương mại và logistics các nước.
Để giải quyết những vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp nên phối hợp và các cơ quan Chính phủ, bởi là yêu cầu liên quan trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa Nga và Việt Nam.

"Phát triển quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Nga là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay, là nội dung được thảo luận trong cuộc gặp của Tổng thống Nga Vladimir Putin với Chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng tại Bắc Kinh, tại Ủy ban liên Chính phủ và trong thời gian chuyến thăm của Chủ tịch Duma Quốc gia Volodin tới Việt Nam. Vấn đề này sẽ còn mang tính thời sự cả vào năm tới, khi chúng ta kỷ niệm 30 năm ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa CHXHCN Việt Nam và LB Nga", - Đại sứ Đặng Minh Khôi kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала